Nầy! Người Tôi Tớ làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va
Nầy! Người Tôi Tớ làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va
“Nầy, đầy-tớ ta đây... là kẻ mà linh-hồn ta lấy làm đẹp lòng”.—Ê-SAI 42:1.
1. Dân Đức Giê-hô-va được khuyến khích làm gì, đặc biệt khi gần đến Lễ Tưởng Niệm, và tại sao?
Gần đến ngày tưởng niệm sự chết của Đấng Christ, dân Đức Chúa Trời được khuyến khích làm theo lời khuyên của sứ đồ Phao-lô là “nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội-rễ và cuối-cùng của đức-tin”. Phao-lô nói thêm: “Hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối-nghịch của kẻ tội-lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi-mệt sờn lòng” (Hê 12:2, 3). Xem xét kỹ đời sống trung thành của Chúa Giê-su, mà đỉnh điểm là sự hy sinh của ngài, sẽ giúp cả tín đồ Đấng Christ được xức dầu lẫn bạn đồng hành của họ là các chiên khác tiếp tục trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va và tránh “bị mỏi-mệt sờn lòng”.—So sánh Ga-la-ti 6:9.
2. Chúng ta có thể học được gì qua lời tiên tri của Ê-sai liên quan đến Con Đức Chúa Trời?
2 Qua tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va soi dẫn một loạt lời tiên tri liên quan trực tiếp đến Con Ngài. Những lời này sẽ giúp chúng ta “nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội-rễ và cuối-cùng của đức-tin” *. Chúng cho biết về nhân cách, sự khốn khó của ngài và việc ngài được tôn lên làm Vua và Đấng Cứu Chuộc. Những lời ấy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Lễ Tưởng Niệm, được cử hành vào thứ năm ngày 9 tháng 4 năm nay sau khi mặt trời lặn.
Nhận diện Người Tôi Tớ
3, 4. (a) Trong sách Ê-sai, từ “tôi-tớ” hay “đầy-tớ” chỉ về ai? (b) Làm thế nào Kinh Thánh cho thấy rõ ai là Người Tôi Tớ được nói đến nơi Ê-sai chương 42, 49, 50, 52 và 53?
3 Từ “đầy-tớ” hay “tôi-tớ” xuất hiện nhiều lần trong sách Ê-sai. Có khi từ này nói đến chính nhà tiên tri (Ê-sai 20:3; 44:26). Đôi khi từ này áp dụng cho toàn thể dân Y-sơ-ra-ên hay Gia-cốp (Ê-sai 41:8, 9; 44:1, 2, 21). Nhưng còn những lời tiên tri đặc biệt về Đầy Tớ hay Tôi Tớ ghi nơi Ê-sai chương 42, 49, 50, 52 và 53 thì sao? Phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp cho thấy rõ ai là Người Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va mà các chương này nói đến. Đáng chú ý là trong sách Công-vụ, viên quan người Ê-thi-ô-bi đang đọc một trong những lời tiên tri này khi người truyền giáo Phi-líp được thánh linh hướng dẫn đến gặp ông. Khi đọc đoạn Kinh Thánh mà ngày nay được ghi nơi Ê-sai 53:7, 8, viên quan này đã hỏi Phi-líp: “Tôi xin hỏi ông, đấng tiên-tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác?”. Phi-líp giải thích ngay là Ê-sai nói về Đấng Mê-si, tức Chúa Giê-su.—Công 8:26-35.
Ê-sai 42:6 và 49:6 (Lu 2:25-32). Hơn nữa, sự sỉ nhục mà Chúa Giê-su trải qua vào đêm ngài bị xét xử đã được báo trước nơi Ê-sai 50:6-9 (Mat 26:67; Lu 22:63). Sau Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, sứ đồ Phi-e-rơ xác nhận Chúa Giê-su là “tôi-tớ” của Đức Giê-hô-va (Ê-sai 52:13; 53:11; đọc Công-vụ 3:13, 26). Chúng ta học được gì qua những lời tiên tri này về Đấng Mê-si?
4 Khi Chúa Giê-su còn là hài nhi, một người công bình tên là Si-mê-ôn đã được thánh linh cảm động tuyên bố rằng “con trẻ là Jêsus” sẽ “làm ánh-sáng trước mặt muôn dân, soi khắp thiên-hạ”, như được tiên tri nơiĐức Giê-hô-va huấn luyện Tôi Tớ Ngài
5. Người Tôi Tớ đã nhận được sự huấn luyện nào?
5 Một trong những lời tiên tri của Ê-sai về Người Tôi Tớ của Đức Chúa Trời cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa Đức Giê-hô-va và Con đầu lòng trước khi Con xuống đất làm người. (Đọc Ê-sai 50:4-9). Chính Người Tôi Tớ tiết lộ rằng Đức Giê-hô-va đã không ngừng huấn luyện ngài: “Chúa Giê-hô-va... đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học-trò vậy” (Ê-sai 50:4). Trong suốt thời gian đó, Người Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va lắng nghe và học hỏi Cha, trở nên một học trò ngoan ngoãn. Được Đấng Tạo Hóa của vũ trụ dạy dỗ quả là đặc ân độc nhất vô nhị!
6. Người Tôi Tớ cho thấy ngài hoàn toàn phục tùng Cha như thế nào?
6 Trong lời tiên tri này, Người Tôi Tớ gọi Cha ngài là “Chúa Giê-hô-va”. Điều này cho thấy Người Tôi Tớ đã học được sự thật cơ bản: Đức Giê-hô-va là Chúa Tối Thượng của vũ trụ. Biểu thị thái độ hoàn toàn phục tùng Cha, ngài nói: “Chúa Giê-hô-va đã mở tai ta, ta không trái-nghịch, cũng không giựt-lùi” (Ê-sai 50:5). Người Tôi Tớ “ở bên [Đức Giê-hô-va] làm thợ cái” trong công cuộc sáng tạo vũ trụ và loài người. “Thợ cái” này “thường thường vui-vẻ trước mặt [Đức Giê-hô-va]... lấy làm vui-vẻ về chỗ có người ở trên trái đất của Ngài”, và sự vui thích của thợ cái này cũng “ở nơi con-cái loài người”.—Châm 8:22-31.
7. Điều gì cho thấy qua mọi gian nan thử thách, Người Tôi Tớ luôn tin tưởng nơi sự hỗ trợ của Cha?
7 Sự huấn luyện này và niềm vui thích đối với loài người đã giúp Người Tôi Tớ chuẩn bị cho việc xuống đất và đương đầu với sự chống đối dữ dội. Ngài tiếp tục vui mừng làm theo ý muốn Cha, dù bị bắt bớ gay gắt (Thi 40:8; Mat 26:42; Giăng 6:38). Qua mọi gian nan thử thách trên đất, Chúa Giê-su luôn tin tưởng nơi sự chấp thuận và hỗ trợ của Cha. Như đã được báo trước trong lời tiên tri Ê-sai, Chúa Giê-su có thể nói: “Đấng xưng ta công-bình đã đến gần; ai dám kiện với ta?... Thật, Chúa Giê-hô-va sẽ đến giúp ta” (Ê-sai 50:8, 9). Đức Giê-hô-va chắc chắn đã giúp Người Tôi Tớ trung thành của Ngài trong suốt thời gian làm thánh chức trên đất, như được đề cập trong một lời tiên tri khác của Ê-sai.
Thánh chức trên đất của Người Tôi Tớ
8. Điều gì cho thấy Chúa Giê-su là ‘kẻ chọn-lựa’ của Đức Giê-hô-va, như được tiên tri nơi Ê-sai 42:1?
8 Kinh Thánh cho biết điều gì xảy ra khi Chúa Giê-su làm báp têm vào năm 29 CN: “Thánh-Linh... ngự xuống trên Ngài; lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường” (Lu 3:21, 22). Vậy, Đức Giê-hô-va đã xác nhận “kẻ [Ngài] chọn-lựa”, như được nói đến trong lời tiên tri của Ê-sai. (Đọc Ê-sai 42:1-7). Qua thánh chức trên đất, Chúa Giê-su làm ứng nghiệm lời tiên tri này một cách rõ rệt. Trong sách Phúc âm của ông, Ma-thi-ơ trích dẫn lời ghi nơi Ê-sai 42:1-4 và áp dụng cho Chúa Giê-su.—Mat 12:15-21.
9, 10. (a) Trong thánh chức, Chúa Giê-su làm ứng nghiệm Ê-sai 42:3 như thế nào? (b) Khi còn ở trên đất, Đấng Christ “tỏ ra sự công-bình” như thế nào, và khi nào ngài ‘lập sự công-bình trên đất’?
9 Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái khinh miệt những thường dân của xứ họ (Giăng 7:47-49). Dân chúng bị đối xử thô lỗ và có thể được ví như “cây sậy đã gãy” hoặc “ngọn đèn gần tàn”. Tuy nhiên, Chúa Giê-su thì biểu lộ lòng thương xót người nghèo khó và khổ sở (Mat 9:35, 36). Đối với những người này, ngài đưa ra một lời mời nhân từ: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ” (Mat 11:28). Hơn nữa, Chúa Giê-su “tỏ ra sự công-bình” bằng cách dạy tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va về điều đúng, điều sai (Ê-sai 42:3). Ngài còn cho thấy Luật pháp của Đức Chúa Trời cần được áp dụng một cách phải lẽ và thương xót (Mat 23:23). Chúa Giê-su cũng thể hiện sự công bình bằng cách rao giảng cho mọi người, không phân biệt giàu nghèo.—Mat 11:5; Lu 18:18-23.
10 Lời tiên tri Ê-sai cũng báo trước rằng ‘kẻ chọn-lựa’ của Đức Giê-hô-va sẽ ‘lập sự công-bình trên đất’ (Ê-sai 42:4). Đây là điều Chúa Giê-su sẽ thực hiện một ngày gần đây khi ngài, với tư cách là Vua của Nước Đấng Mê-si, hủy diệt hết các nước và thay thế bằng sự cai trị công bình của ngài. Chúa Giê-su sẽ mở ra một thế giới mới, “là nơi sự công-bình ăn-ở”.—2 Phi 3:13; Đa 2:44.
“Ánh sáng” và “giao-ước”
11. Vào thế kỷ thứ nhất, Chúa Giê-su là “ánh sáng cho các nước” như thế nào, và ngài là ánh sáng đó cho đến tận ngày nay như thế nào?
11 Làm ứng nghiệm Ê-sai 42:6, Chúa Giê-su thực sự chứng tỏ là “sự sáng cho các dân ngoại” hay “ánh sáng cho các nước” (Bản Dịch Mới). Trong thánh chức trên đất, ngài mang lại sự sáng thiêng liêng chủ yếu cho người Do Thái (Mat 15:24; Công 3:26). Nhưng Chúa Giê-su phán: “Ta là sự sáng của thế-gian” (Giăng 8:12). Ngài trở thành sự sáng cho cả người Do Thái lẫn các dân ngoại không chỉ qua việc khai sáng về thiêng liêng mà còn bởi việc hy sinh mạng sống hoàn toàn để làm giá chuộc cho toàn thể nhân loại (Mat 20:28). Sau khi sống lại, ngài giao cho môn đồ sứ mạng làm chứng về ngài “cho đến cùng trái đất” (Công 1:8). Trong thánh chức, Phao-lô và Ba-na-ba đã trích cụm từ “sự sáng cho các dân ngoại” và áp dụng cho công việc rao giảng mà họ thực hiện trong vòng những người không thuộc dân Do Thái (Công 13:46-48; so sánh Ê-sai 49:6). Công việc này vẫn đang được tiếp tục khi các anh em được xức dầu của Chúa Giê-su trên đất và bạn đồng hành của họ rao truyền ánh sáng thiêng liêng và giúp người ta đặt đức tin nơi Chúa Giê-su, “ánh sáng cho các nước”.
12. Đức Giê-hô-va phó Người Tôi Tớ của Ngài làm “giao-ước của dân” như thế nào?
12 Cũng trong lời tiên tri này, Đức Giê-hô-va phán với Người Tôi Tớ được Ngài chọn: “Ta sẽ... giữ lấy ngươi. Ta sẽ phó ngươi làm giao-ước của dân” (Ê-sai 42:6). Sa-tan luôn tìm cách tiêu diệt Chúa Giê-su và ngăn chặn ngài hoàn tất thánh chức trên đất, nhưng Đức Giê-hô-va gìn giữ Chúa Giê-su cho đến thời điểm được ấn định cho cái chết của ngài (Mat 2:13; Giăng 7:30). Rồi Đức Giê-hô-va làm Chúa Giê-su sống lại và phó ngài làm “giao-ước”, hay lời cam kết, cho dân trên đất. Lời hứa trang trọng ấy đảm bảo rằng Người Tôi Tớ trung thành của Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục là “ánh sáng cho các nước”, giải thoát những người ở trong nơi tối tăm về thiêng liêng.—Đọc Ê-sai 49:8, 9 *.
13. Trong thánh chức trên đất, Chúa Giê-su giải thoát “kẻ ngồi trong tối-tăm” bằng cách nào, và ngài tiếp tục làm điều đó như thế nào?
13 Phù hợp với lời cam kết này, Người Tôi Tớ được Đức Giê-hô-va chọn sẽ “mở mắt kẻ mù”, “làm cho kẻ tù ra khỏi khám” và giải thoát “kẻ ngồi trong tối-tăm” (Ê-sai 42:7). Trong thánh chức trên đất, Chúa Giê-su làm điều này bằng cách phơi bày những truyền thống tôn giáo sai lầm và giảng tin mừng về Nước Trời (Mat 15:3; Lu 8:1). Nhờ đó, những người Do Thái trở thành môn đồ ngài được giải thoát khỏi sự giam cầm về thiêng liêng (Giăng 8:31, 32). Tương tự, Chúa Giê-su cũng giải thoát hàng triệu người không thuộc dân Do Thái. Ngài giao cho môn đồ sứ mạng “đi dạy-dỗ muôn-dân... mà làm phép báp-têm cho họ”, và hứa sẽ ở cùng môn đồ “luôn cho đến tận-thế” (Mat 28:19, 20). Từ trên trời, Chúa Giê-su đang giám sát công việc rao giảng trên toàn cầu.
Đức Giê-hô-va tôn “tôi-tớ” Ngài lên
14, 15. Tại sao và làm thế nào Đức Giê-hô-va tôn Người Tôi Tớ của Ngài lên?
14 Trong một lời tiên tri khác liên quan đến Tôi Tớ Ngài là Đấng Mê-si, Đức Giê-hô-va phán: “Nầy, tôi-tớ ta sẽ làm cách khôn-ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao-trọng” (Ê-sai 52:13). Vì Con trung thành phục tùng quyền cai trị của Ngài và đứng vững trước thử thách cam go nhất, Đức Giê-hô-va đã tôn Con Ngài lên.
15 Sứ đồ Phi-e-rơ viết về Chúa Giê-su: “[Ngài] là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên-sứ, các vương-hầu, các quyền-thế thảy đều phục Ngài” (1 Phi 3:22). Tương tự, sứ đồ Phao-lô viết: “[Ngài] tự hạ mình xuống, vâng-phục cho đến chết... vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus-Christ là Chúa, mà tôn-vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”.—Phi-líp 2:8-11.
16. Chúa Giê-su trở nên “rất cao-trọng” như thế nào vào năm 1914, và kể từ đó ngài đã thực hiện điều gì?
Thi 2:6; Đa 7:13, 14). Kể từ đó, Đấng Christ đã bắt đầu “cai-trị giữa các thù-nghịch [ngài]” (Thi 110:2). Trước tiên, ngài đánh bại Sa-tan và các quỉ, quăng chúng xuống vùng phụ cận trái đất (Khải 12:7-12). Sau đó, hành động như Si-ru Lớn, Đấng Christ giải cứu các anh em được xức dầu còn sót lại trên đất ra khỏi sự giam cầm của “Ba-by-lôn lớn” (Khải 18:2; Ê-sai 44:28). Ngài lãnh đạo công việc rao giảng trên toàn cầu, dẫn đến việc thâu nhóm những anh em thiêng liêng còn sót lại và kế đến là hàng triệu “chiên khác”, bạn đồng hành trung thành của “bầy nhỏ”.—Khải 12:17; Giăng 10:16; Lu 12:32.
16 Vào năm 1914, Đức Giê-hô-va tôn Chúa Giê-su lên cao hơn nữa. Chúa Giê-su trở nên “rất cao-trọng” khi Đức Giê-hô-va tấn phong ngài làm Vua của Nước Đấng Mê-si (17. Chúng ta đã học được gì qua việc xem xét những lời tiên tri của Ê-sai về người “tôi-tớ”?
17 Xem xét những lời tiên tri đáng chú ý này trong sách Ê-sai chắc chắn khiến chúng ta càng quý trọng Vua và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta là Chúa Giê-su. Thái độ phục tùng Cha trong thánh chức trên đất phản ánh sự huấn luyện mà Chúa Giê-su nhận được lúc ở bên cạnh Cha trước khi xuống đất. Chúa Giê-su đã chứng tỏ là “ánh sáng cho các nước” qua thánh chức của ngài và qua công việc rao giảng mà ngài đã giám sát cho đến tận ngày nay. Như chúng ta sẽ xem trong bài kế tiếp, một lời tiên tri khác liên quan đến Người Tôi Tớ là Đấng Mê-si cho thấy ngài phải chịu đau đớn và phó sự sống vì lợi ích của chúng ta. Đây là điều chúng ta nên ngẫm nghĩ khi gần đến Lễ Tưởng Niệm sự chết của ngài.—Hê 12:2, 3.
[Chú thích]
^ đ. 2 Bạn có thể đọc những lời tiên tri này nơi Ê-sai 42:1-7; 49:1-12; 50:4-9 và 52:13–53:12.
^ đ. 12 Để biết thêm về lời tiên tri nơi Ê-sai 49:1-12, xin xem sách Lời tiên tri của Ê-sai—Ánh sáng cho toàn thể nhân loại II, trang 136-145.
Để ôn lại
• Người “tôi-tớ” được đề cập trong những lời tiên tri của Ê-sai là ai, và làm sao chúng ta biết được?
• Người Tôi Tớ nhận được sự huấn luyện nào từ Đức Giê-hô-va?
• Chúa Giê-su là “ánh sáng cho các nước” như thế nào?
• Người Tôi Tớ được tôn lên cao như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 21]
Phi-líp nói rõ người “tôi-tớ” đề cập nơi sách Ê-sai là Chúa Giê-su, Đấng Mê-si
[Hình nơi trang 23]
Là Tôi Tớ được Đức Giê-hô-va chọn, Chúa Giê-su biểu lộ lòng thương xót người nghèo khó và khổ sở
[Hình nơi trang 24]
Chúa Giê-su được Cha tôn lên làm Vua của Nước Đấng Mê-si