Hãy sốt sắng về sự thờ phượng thật!
Hãy sốt sắng về sự thờ phượng thật!
“Sự sốt-sắng về nhà Chúa tiêu-nuốt tôi”.—GIĂNG 2:17.
1, 2. Tại đền thờ vào năm 30 CN, Chúa Giê-su đã làm gì, và tại sao?
Hãy hình dung cảnh này. Chúa Giê-su đã bắt đầu thánh chức của ngài trên đất. Sáu tháng sau là Lễ Vượt Qua năm 30 CN và ngài lên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem. Tại sân dành cho Dân Ngoại của đền thờ, Chúa Giê-su thấy “người buôn-bán bò, chiên, bồ-câu, và có người đổi bạc dọn hàng ở đó”. Vung cái roi được bện bằng dây, ngài đuổi hết gia súc ra khỏi đền thờ, và chắc chắn là các nhà buôn cũng chạy theo chúng. Chúa Giê-su cũng hất tiền và đổ bàn của những người đổi bạc. Ngài bảo những người bán bồ câu mang mọi thứ của họ ra khỏi đền thờ.—Giăng 2:13-16.
2 Hành động của Chúa Giê-su cho thấy ngài rất quan tâm đến đền thờ. Ngài phán: “Đừng làm cho nhà Cha ta thành ra nhà buôn-bán”. Khi các môn đồ Chúa Giê-su chứng kiến sự việc, họ nhớ lại lời của người viết Thi-thiên là Đa-vít trước đó nhiều thế kỷ: “Sự sốt-sắng về nhà Chúa tiêu-nuốt tôi”.—Giăng 2:16, 17; Thi 69:9.
3. (a) Sốt sắng là gì? (b) Chúng ta có thể tự nêu lên câu hỏi nào?
3 Mối quan tâm và lòng sốt sắng của Chúa Giê-su đối với nhà Đức Chúa Trời đã thúc đẩy ngài hành động. Theo một từ điển, sốt sắng là “tỏ ra có nhiệt tình với công việc nào đó”. Vào thế kỷ 21 này, hơn bảy triệu tín đồ Đấng Christ thể hiện lòng quan tâm đối với nhà Đức Chúa Trời. Vậy, mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể phát huy lòng sốt sắng đối với nhà Đức Giê-hô-va?”. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy xem xét, ngày nay nhà Đức Chúa Trời nghĩa là gì? Rồi chúng ta xem gương của những người trung thành đã tỏ lòng sốt sắng đối với nhà ấy. Gương của những người đó được ghi lại trong Kinh Thánh “để dạy-dỗ chúng ta” và có thể thôi thúc chúng ta sốt sắng nhiều hơn.—Rô 15:4.
Nhà Đức Chúa Trời—Thời xưa và thời nay
4. Đền thờ do Sa-lô-môn xây nhằm mục đích gì?
4 Trong xứ Y-sơ-ra-ên xưa, nhà Đức Chúa Trời là đền thờ ở Giê-ru-sa-lem. Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va không ngự ở đấy. Ngài phán: “Trời là ngai ta, đất là bệ-chân ta. Các ngươi sẽ xây nhà thể nào cho ta? Các ngươi sẽ lấy nơi nào làm chỗ nghỉ-ngơi cho ta?” (Ê-sai 66:1). Tuy nhiên, đền thờ được xây dưới triều vua Sa-lô-môn là trung tâm thờ phượng Đức Giê-hô-va, nơi người ta dâng lời cầu nguyện với Ngài.—1 Vua 8:27-30.
5. Sự thờ phượng tại đền thờ do Sa-lô-môn xây là hình bóng cho sự sắp đặt nào thời nay?
5 Ngày nay, nhà Đức Giê-hô-va không phải là một tòa nhà được xây ở Giê-ru-sa-lem hay bất cứ nơi nào khác. Đúng hơn, đó là sự sắp đặt để chúng ta thờ phượng Đức Giê-hô-va dựa trên căn bản hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su. Tất cả những tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời trên đất hợp nhất thờ phượng Đức Giê-hô-va trong đền thờ thiêng liêng này.—Ê-sai 60:4, 8, 13; Công 17:24; Hê 8:5; 9:24.
6. Những vua nào của nước Giu-đa đã biểu lộ lòng sốt sắng nổi bật đối với sự thờ phượng thật?
6 Sau khi dân Y-sơ-ra-ên bị chia thành hai vương quốc vào năm 997 TCN, có 4 trong số 19 vua nước Giu-đa, vương quốc phía nam, đã biểu lộ lòng sốt sắng nổi bật đối với sự thờ
phượng thật. Đó là các vua A-sa, Giô-sa-phát, Ê-xê-chia và Giô-si-a. Chúng ta rút ra được những bài học quan trọng nào từ gương của họ?Phụng sự hết lòng mang lại ân phước
7, 8. (a) Chúng ta nên phụng sự như thế nào để được Đức Giê-hô-va ban phước? (b) Chúng ta có thể rút ra bài học nào khi vua A-sa bị quở trách?
7 Dưới triều vua A-sa, Đức Giê-hô-va giao cho những nhà tiên tri nhiệm vụ hướng dẫn dân Ngài đi theo đường lối trung thành. Chẳng hạn, Kinh Thánh cho chúng ta biết A-sa đã lắng nghe lời nhà tiên tri A-xa-ria, con trai của Ô-đết. (Đọc 2 Sử-ký 15:1-8). Những cải cách của vua A-sa đã hợp nhất dân Giu-đa với nhiều người thuộc vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc, những người đến Giê-ru-sa-lem để dự buổi họp mặt trọng đại. Họ tuyên bố quyết tâm trung thành thờ phượng Đức Giê-hô-va. Kinh Thánh ghi: “Chúng cất tiếng lớn mà thề cùng Đức Giê-hô-va, reo-mừng, thổi kèn, thổi còi. Cả Giu-đa đều vui-mừng về lời thề ấy, vì chúng hết lòng mà phát thề, và hết ý tìm-cầu Đức Giê-hô-va; rồi chúng tìm gặp Ngài đặng. Đức Giê-hô-va bèn ban cho chúng được bình-an bốn phía” (2 Sử 15:9-15). Tương tự thế, khi hết lòng phụng sự Đức Giê-hô-va, chắc chắn chúng ta sẽ được Ngài ban phước.—Mác 12:30.
8 Đáng buồn thay, sau này A-sa đã tức giận khi nhà tiên tri Ha-na-ni quở trách ông (2 Sử 16:7-10). Chúng ta phản ứng thế nào khi được Đức Giê-hô-va khuyên hoặc hướng dẫn qua các trưởng lão? Chúng ta có nhanh chóng chấp nhận lời khuyên dựa trên Kinh Thánh và tránh rơi vào bẫy nuôi lòng oán giận không?
9. Giô-sa-phát và dân Giu-đa đối mặt với mối đe dọa nào, và họ đã phản ứng ra sao?
9 Giô-sa-phát cai trị Giu-đa vào thế kỷ thứ mười TCN. Ông và dân Giu-đa phải đối mặt với mối đe dọa từ lực lượng hỗn hợp của dân Am-môn, Mô-áp và dân sống ở vùng núi Sê-i-rơ. Dù lo sợ, nhưng vua Giô-sa-phát đã làm gì? Vua và những người Giu-đa, cùng với vợ con của họ, nhóm hiệp tại nhà Đức Giê-hô-va để cầu nguyện. (Đọc 2 Sử-ký 20:3-6). Phù hợp với lời của vua Sa-lô-môn lúc khánh thành đền thờ, Giô-sa-phát đã nài xin Đức Giê-hô-va: “Hỡi Đức Chúa Trời chúng tôi ôi, chớ thì Ngài sẽ không xét-đoán chúng nó sao? Vì nơi chúng tôi chẳng còn sức-lực gì đối địch cùng đám quân đông-đảo nầy đương đến hãm đánh chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm; nhưng con mắt chúng tôi ngửa trông Chúa!” (2 Sử 20:12, 13). Sau khi Giô-sa-phát cầu nguyện, “tại giữa hội-chúng” thánh linh Đức Giê-hô-va đã thúc đẩy Gia-ha-xi-ên, một người Lê-vi, nói những lời trấn an để giúp dân sự có thêm lòng tin cậy.—Đọc 2 Sử-ký 20:14-17.
10. (a) Vua Giô-sa-phát và nước Giu-đa nhận sự hướng dẫn qua cách nào? (b) Ngày nay, làm thế nào chúng ta có thể biểu lộ lòng biết ơn về sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va?
10 Đúng vậy, thời đó Đức Giê-hô-va hướng dẫn Giô-sa-phát và nước Giu-đa qua Gia-ha-xi-ên. Ngày nay, chúng ta nhận được sự hướng dẫn và an ủi qua lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan. Chắc chắn, chúng ta luôn muốn hợp tác và tôn trọng các trưởng lão được bổ nhiệm, những người làm việc khó nhọc để chăn dắt chúng ta và theo sát sự hướng dẫn của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”.—Mat 24:45; 1 Tê 5:12, 13.
11, 12. Chúng ta rút ra bài học nào từ những việc xảy ra cho Giô-sa-phát và dân Giu-đa?
11 Giống như Giô-sa-phát và dân sự của ông đã họp lại để tìm sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va, chúng ta đừng lơ là việc thường xuyên nhóm họp tại hội thánh cùng với anh chị em đồng đạo. Nếu đôi khi chúng ta gặp những khó khăn nghiêm trọng mà không biết phải làm gì, chúng ta hãy noi gương Giô-sa-phát và dân Giu-đa, cầu nguyện với Đức Giê-hô-va và hoàn toàn tin cậy nơi Ngài (Châm 3:5, 6; Phi-líp 4:6, 7). Ngay cả khi chúng ta đơn độc, lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta không cảm thấy lẻ loi nhưng thuộc về đoàn thể ‘anh em ở rải khắp thế-gian’.—1 Phi 5:9.
2 Sử 20:27, 28). Tương tự thế, chúng ta tôn trọng sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va qua đầy tớ trung tín và khôn ngoan và cùng nhau ngợi khen Ngài.
12 Giô-sa-phát và dân sự làm theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời qua Gia-ha-xi-ên. Kết quả là gì? Trong trận chiến sau đó, họ chiến thắng rồi trở về Giê-ru-sa-lem “cách vui-vẻ” cùng với “đàn-cầm, đàn-sắt, và thổi sáo mà... đến đền của Đức Giê-hô-va” (Chăm sóc nơi nhóm họp của chúng ta
13. Khi vừa lên ngôi, Ê-xê-chia đã làm điều gì?
13 Trong tháng đầu tiên của triều đại vua Ê-xê-chia, ông đã tỏ lòng sốt sắng với sự thờ phượng Đức Giê-hô-va qua việc mở cửa và sửa sang lại đền thờ. Ông sắp xếp để các thầy tế lễ và người Lê-vi làm sạch sẽ nhà Đức Chúa Trời. Công việc hoàn tất trong 16 ngày. (Đọc 2 Sử-ký 29:16-18). Nỗ lực ấy làm chúng ta nhớ đến việc bảo trì và sửa chữa nơi nhóm họp hầu phản ánh lòng sốt sắng của chúng ta đối với sự thờ phượng Đức Giê-hô-va. Có bao giờ bạn nghe những kinh nghiệm mà lòng sốt sắng của anh chị em trong công việc này đã gây ấn tượng mạnh cho người khác chưa? Thật vậy, công việc của họ mang lại sự ngợi khen Đức Giê-hô-va.
14, 15. Ngày nay, công việc nào mang lại sự ca ngợi Đức Giê-hô-va? Hãy cho thí dụ.
14 Trong một thành phố ở miền bắc nước Anh, một người đàn ông đã phản đối việc tân trang Phòng Nước Trời cạnh nhà. Các anh em ở đó đã tỏ ra tử tế. Nhận thấy bức tường giữa Phòng Nước Trời và nhà người đàn ông ấy cần sửa chữa, các anh đã đề nghị sửa lại miễn phí. Họ làm việc chăm chỉ và hầu như xây lại toàn bộ bức tường. Họ làm tốt đến mức người hàng xóm này đã thay đổi thái độ. Giờ đây, ông hỗ trợ trông chừng Phòng Nước Trời.
15 Dân sự Đức Giê-hô-va tham gia công việc xây cất trên khắp đất. Những anh em tại địa phương sẵn sàng làm việc với tình nguyện viên quốc tế để xây dựng các Phòng Nước Trời, Phòng hội nghị và nhà Bê-tên. Anh Sam là một kỹ sư chuyên về hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa nhiệt độ. Anh cùng với vợ là chị Ruth đã đến một số quốc gia ở châu Âu và châu Phi để giúp các dự án xây dựng. Đến làm việc ở đâu, họ cũng tham gia công việc rao giảng với các anh chị trong hội thánh địa phương. Anh Sam giải thích điều gì đã thôi thúc anh tham gia các dự án quốc tế ấy: “Các anh chị phụng sự tại nhà
Bê-tên địa phương và ở hải ngoại đã khuyến khích tôi. Lòng sốt sắng và niềm vui của họ thôi thúc tôi muốn làm công việc này”.Vâng theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời
16, 17. Dân sự Đức Chúa Trời đã sốt sắng tham gia hoạt động đặc biệt nào, và kết quả ra sao?
16 Ngoài việc tu bổ đền thờ, Ê-xê-chia tái lập Lễ Vượt Qua mà Đức Giê-hô-va ra lệnh phải cử hành hằng năm. (Đọc 2 Sử-ký 30:1, 4, 5). Ê-xê-chia và dân cư tại thành Giê-ru-sa-lem mời cả nước đến tham dự, kể cả những người thuộc vương quốc phía bắc. Các người đưa tin mang thư mời đến khắp nơi trong xứ.—2 Sử 30:6-9.
17 Trong những năm gần đây, chúng ta cũng tham gia vào công việc tương tự. Dùng những giấy mời đẹp mắt, chúng ta mời những người trong khu vực đến dự Bữa Tiệc Thánh của Chúa, theo mạng lệnh Chúa Giê-su (Lu 22:19, 20). Chúng ta nhận những chỉ dẫn tại Buổi họp công tác và sốt sắng tham gia công việc này. Đức Giê-hô-va quả đã ban phước cho nỗ lực ấy! Năm vừa qua, khoảng bảy triệu người trong chúng ta đã phân phát giấy mời, và có đến 17.790.631 người tham dự!
18. Theo bạn, tại sao lòng sốt sắng đối với sự thờ phượng thật rất quan trọng?
18 Nói về Ê-xê-chia, Kinh Thánh cho biết: “Ê-xê-chia nhờ-cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; nên trong các vua sau người, hoặc trong những vua trước người, chẳng có một ai giống như người. Người tríu-mến Đức Giê-hô-va, không xây-bỏ Ngài, song gìn-giữ các điều-răn mà Đức Giê-hô-va đã truyền cho Môi-se” (2 Vua 18:5, 6). Mong sao chúng ta cũng noi gương ông. Lòng sốt sắng đối với nhà Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta “tríu-mến Đức Giê-hô-va” và ghi nhớ triển vọng sống đời đời.—Phục 30:16.
Nhanh chóng đáp ứng sự hướng dẫn
19. Anh em nỗ lực như thế nào vào mùa Lễ Tưởng Niệm?
19 Khi làm vua, Giô-si-a cũng tổ chức Lễ Vượt Qua và chuẩn bị chu đáo cho lễ này (2 Vua 23:21-23; 2 Sử 35:1-19). Chúng ta cũng nhớ là mình phải chuẩn bị kỹ cho hội nghị địa hạt, hội nghị vòng quanh, hội nghị đặc biệt một ngày cũng như Lễ Tưởng Niệm. Tại một số nước, các anh em thậm chí liều mạng sống để nhóm lại hầu tưởng niệm sự chết của Chúa Giê-su. Các trưởng lão có lòng sốt sắng đảm bảo không thành viên nào trong hội thánh bị bỏ quên. Anh chị cao tuổi hoặc bệnh tật được trợ giúp để có mặt tại buổi lễ.
20. (a) Điều gì đã xảy ra trong triều đại của vua Giô-si-a, và ông phản ứng thế nào? (b) Chúng ta phải ghi nhớ bài học nào?
20 Trong thời gian sửa chữa đền thờ theo sự sắp đặt của vua Giô-si-a, thầy tế lễ thượng phẩm Hinh-kia “tìm được cuốn sách luật-pháp của Đức Giê-hô-va truyền lại bởi Môi-se”. Ông trao sách này cho thư ký của vua là Sa-phan để đọc cho vua Giô-si-a nghe. (Đọc 2 Sử-ký 34:14-18). Kết quả thế nào? Ngay lập tức, vua xé áo mình để biểu lộ sự đau buồn và ra lệnh cho người của mình cầu vấn Đức Giê-hô-va. Qua nữ tiên tri Hun-đa, Đức Chúa Trời lên án một số thực hành tôn giáo mà người Giu-đa đang làm. Dù Đức Giê-hô-va báo trước tai họa sẽ giáng trên cả nước, nhưng Ngài để ý đến nỗ lực của Giô-si-a trong việc loại bỏ sự thờ hình tượng và ban ân huệ cho ông (2 Sử 34:19-28). Chúng ta có thể học được gì từ điều này? Chắc chắn, chúng ta cũng có ước muốn như Giô-si-a. Chúng ta muốn nhanh chóng đáp ứng sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va, suy nghĩ nghiêm túc về những điều có thể xảy ra nếu để tư tưởng bội đạo và bất trung ngăn trở sự thờ phượng của mình. Chúng ta tin chắc Đức Giê-hô-va sẽ để ý và chấp nhận lòng sốt sắng của chúng ta đối với sự thờ phượng thật, như trường hợp của Giô-si-a.
21, 22. (a) Tại sao chúng ta nên biểu lộ lòng sốt sắng đối với nhà Đức Giê-hô-va? (b) Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài kế tiếp?
21 Bốn vị vua của nước Giu-đa—A-sa, Giô-sa-phát, Ê-xê-chia và Giô-si-a—đã nêu gương tốt cho chúng ta trong việc sốt sắng đối với nhà Đức Chúa Trời và sự thờ phượng Ngài. Tương tự, lòng sốt sắng nên thúc đẩy chúng ta tin cậy Đức Giê-hô-va và hết lòng thờ phượng Ngài. Chắc chắn, đường lối khôn ngoan và hạnh phúc là chúng ta vâng theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời, đáp lại lòng quan tâm chăm sóc cũng như sự sửa dạy qua hội thánh và các trưởng lão.
22 Bài kế tiếp sẽ thảo luận về lòng sốt sắng trong thánh chức và khích lệ những người trẻ sốt sắng phụng sự Đức Giê-hô-va là Cha yêu thương. Chúng ta cũng sẽ xem xét làm thế nào có thể tránh một trong những ảnh hưởng bại hoại nhất của Sa-tan. Khi sốt sắng làm theo mọi lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ noi gương Chúa Giê-su, Con của Đức Giê-hô-va. Kinh Thánh nói về ngài như sau: “Sự sốt-sắng về nhà Chúa tiêu-nuốt tôi”.—Giăng 2:17; Thi 69:9; 119:111, 129; 1 Phi 2:21.
Bạn có nhớ không?
• Chúng ta nên phụng sự như thế nào để được Đức Giê-hô-va ban phước, và tại sao Ngài ban phước?
• Làm thế nào chúng ta biểu lộ lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va?
• Lòng sốt sắng thúc đẩy chúng ta vâng theo sự chỉ dẫn của Đức Giê-hô-va như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 9]
Vua A-sa, Giô-sa-phát, Ê-xê-chia và Giô-si-a đã biểu lộ lòng sốt sắng đối với nhà Đức Giê-hô-va như thế nào?