Hãy giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời
Hãy giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời
“Hãy giữ mình trong sự yêu-mến Đức Chúa Trời, và trông-đợi sự thương-xót của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta cho được sự sống đời đời”.—GIU 21.
1, 2. Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài yêu chúng ta như thế nào? Làm sao chúng ta biết không phải mình chọn làm điều gì cũng luôn được Đức Giê-hô-va yêu thương?
Giê-hô-va Đức Chúa Trời thể hiện tình yêu thương với chúng ta qua vô vàn cách. Chắc chắn, bằng chứng vĩ đại nhất của tình yêu thương là việc Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta giá chuộc. Tình yêu thương dành cho nhân loại bao la đến mức Ngài sai Con yêu dấu xuống đất để hy sinh mạng sống cho chúng ta (Giăng 3:16). Đức Giê-hô-va làm điều này vì Ngài muốn chúng ta sống đời đời. Ngài cũng muốn chúng ta nhận được lợi ích mãi mãi từ tình yêu thương của Ngài!
2 Tuy nhiên, có thể nào chúng ta cho rằng dù mình chọn làm điều gì, Đức Giê-hô-va sẽ luôn yêu thương chúng ta không? Không. Vì nơi Giu-đe câu 21 đưa ra lời kêu gọi: “Hãy giữ mình trong sự yêu-mến Đức Chúa Trời, và trông-đợi sự thương-xót của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta cho được sự sống đời đời”. Cụm từ “hãy giữ mình trong sự yêu-mến Đức Chúa Trời” ám chỉ rằng chính chúng ta phải hành động. Vậy, chúng ta cần làm gì để giữ mình trong tình yêu thương Đức Chúa Trời?
Làm thế nào có thể giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời?
3. Chúa Giê-su nói điều gì là thiết yếu để giữ mình trong tình yêu thương của Cha ngài?
3 Chúng ta tìm được lời giải đáp cho câu hỏi đó qua những lời Chúa Giê-su nói vào đêm cuối cùng của cuộc đời ngài trên đất. Ngài phán: “Nếu các ngươi vâng-giữ các điều-răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu-thương ta, cũng Giăng 15:10). Rõ ràng, Chúa Giê-su biết vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va là thiết yếu để duy trì một vị thế tốt trước mắt Cha ngài. Vậy, nếu điều đó đúng trong trường hợp của người Con hoàn toàn của Đức Chúa Trời, chẳng phải chúng ta cũng cần làm thế sao?
như chính ta đã vâng-giữ các điều-răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu-thương Ngài” (4, 5. (a) Chúng ta cho thấy mình yêu thương Đức Giê-hô-va chủ yếu qua cách nào? (b) Tại sao chúng ta không có lý do gì để không thích ý tưởng vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va?
4 Chúng ta cho thấy mình yêu thương Đức Giê-hô-va chủ yếu qua việc vâng lời Ngài. Sứ đồ Giăng nói về điều đó như sau: “Nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài. Điều-răn của Ngài chẳng phải là nặng-nề” (1 Giăng 5:3). Đành rằng trong thế giới ngày nay, nhiều người không thích ý tưởng vâng lời. Thế nhưng, hãy lưu ý câu: “Điều-răn của Ngài chẳng phải là nặng-nề”. Đức Giê-hô-va không đòi hỏi chúng ta làm điều gì vượt quá khả năng của mình.
5 Để minh họa: Bạn có nhờ người bạn thân khiêng một vật mà bạn biết nó quá nặng đối với anh ấy không? Dĩ nhiên không! Đức Giê-hô-va nhân từ hơn chúng ta rất nhiều và Ngài nhận thức sâu sắc hơn các giới hạn của chúng ta. Kinh Thánh cam đoan Đức Giê-hô-va ‘nhớ lại chúng ta bằng bụi-đất’ (Thi 103:14). Ngài sẽ không bao giờ yêu cầu chúng ta làm điều gì ngoài tầm tay. Do đó, chúng ta không có lý do gì để không thích ý tưởng vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va. Trái lại, chúng ta sẵn lòng vâng lời vì biết đó là cơ hội tuyệt vời để thể hiện tình yêu chân thành với Cha trên trời và muốn giữ mình trong tình yêu thương của Ngài.
Món quà đặc biệt đến từ Đức Giê-hô-va
6, 7. (a) Lương tâm là gì? (b) Hãy minh họa làm thế nào lương tâm có thể giúp chúng ta giữ mình trong tình yêu thương Đức Chúa Trời?
6 Trong thế giới phức tạp ngày nay, chúng ta đứng trước nhiều quyết định liên quan đến việc vâng lời Đức Chúa Trời. Làm sao chúng ta có thể chắc chắn những quyết định này phù hợp với ý muốn Ngài? Đức Giê-hô-va ban một món quà có thể rất hữu ích cho chúng ta trong vấn đề liên quan đến việc vâng lời. Đó là lương tâm. Vậy, lương tâm là gì? Đó là khả năng đặc biệt giúp con người tự nhận thức về mình. Nó giống như một quan tòa nội tâm, giúp chúng ta xem xét những điều mình sắp lựa chọn, hoặc suy nghĩ về những hành động mình đã làm, đánh giá chúng là tốt hay xấu, đúng hay sai.—Đọc Rô-ma 2:14, 15.
7 Lương tâm có thể giúp chúng ta như thế nào? Hãy xem một minh họa. Một khách bộ hành băng qua vùng đất hoang vắng mênh mông. Ở đó không có đường đi, lối mòn hay bảng chỉ dẫn. Nhưng ông vẫn đến được nơi ông muốn. Nhờ đâu? Ông có một chiếc la bàn. Nó giống một mặt đồng hồ được chia làm bốn hướng chính, có một kim nam châm luôn chỉ về hướng bắc. Nếu không có la bàn, người khách bộ hành này sẽ hoàn toàn mất phương hướng. Tương tự thế, nếu không có lương tâm, một người sẽ không thể có quyết định đúng, phù hợp với luân lý đạo đức.
8, 9. (a) Chúng ta cần nhớ lương tâm có những giới hạn nào? (b) Chúng ta có thể làm gì để bảo đảm lương tâm thật sự giúp ích cho chúng ta?
8 Tuy nhiên, giống chiếc la bàn, lương tâm cũng có giới hạn. Nếu người khách bộ hành đặt một nam châm gần la bàn, cây kim sẽ bị lệch khỏi hướng bắc. Tương tự, nếu để cho những ước muốn trong lòng ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định của chúng ta, chuyện gì sẽ xảy ra? Khuynh hướng ích kỷ có thể làm lệch lạc lương tâm. Kinh Thánh cảnh báo “lòng người ta là dối-trá hơn mọi vật, và rất là xấu-xa” (Giê 17:9; Châm 4:23). Hơn nữa, nếu người khách bộ hành không có một bản đồ chính xác và đáng tin cậy, chiếc la bàn sẽ gần như vô dụng. Tương tự, nếu không nương cậy nơi sự hướng dẫn đáng tin cậy và bất biến trong Lời Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh, lương tâm của chúng ta có thể sẽ không giúp được gì cho mình (Thi 119:105). Đáng buồn là nhiều người trên thế giới ngày nay chỉ làm theo tiếng nói con tim, nhưng lại hiếm khi hoặc không làm theo những tiêu chuẩn trong Lời Đức Chúa Trời. (Đọc Ê-phê-sô 4:17-19). Qua đó, chúng ta biết tại sao nhiều người dù được phú cho lương tâm, nhưng vẫn làm những điều thật tồi tệ.—1 Ti 4:2.
9 Chúng ta hãy quyết tâm không bao giờ để mình giống như họ! Trái lại, hãy để Lời Đức Chúa Trời dạy dỗ và rèn luyện lương tâm của chúng ta, hầu nó có thể thật sự giúp ích. Chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của lương tâm đã được Kinh Thánh rèn luyện, thay vì để những khuynh hướng ích kỷ chế ngự nó. Đồng thời, chúng ta nên cố gắng tôn trọng lương tâm của anh chị đồng đạo thân yêu. Chúng ta cố tránh làm các anh chị vấp phạm, luôn nhớ rằng lương tâm của họ có thể nhạy cảm hơn lương tâm của chúng ta.—1 Cô 8:12; 2 Cô 4:2; 1 Phi 3:16.
10. Chúng ta sẽ bàn luận về ba lĩnh vực nào của đời sống?
10 Giờ đây, hãy xem xét ba lĩnh vực của đời sống mà chúng ta có thể chứng tỏ mình yêu mến Đức Giê-hô-va qua việc vâng lời Ngài. Dĩ nhiên, trong mỗi lĩnh vực, chúng ta cần chú ý đến vai trò của lương tâm. Nhưng để lương tâm hướng dẫn chúng ta một cách đúng đắn, nó phải được rèn luyện, chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn đạo đức của Kinh Thánh. Ba lĩnh vực mà chúng ta có thể chứng tỏ mình yêu mến và vâng lời Đức Giê-hô-va: (1) yêu mến những người Đức Giê-hô-va yêu mến, (2) tôn trọng quyền hành, và (3) cố gắng giữ mình thanh sạch trước mắt Đức Chúa Trời.
Yêu mến những người Đức Giê-hô-va yêu mến
11. Tại sao chúng ta nên yêu mến những người Đức Giê-hô-va yêu mến?
11 Trước hết, chúng ta phải yêu mến những người Đức Giê-hô-va yêu mến. Khi nói về việc kết bạn, người ta giống như miếng bọt biển. Chúng ta có khuynh hướng hấp thu những gì ở xung quanh. Đấng Tạo Hóa biết rõ những người bất toàn có thể gặp nguy hiểm hoặc được lợi ích thế nào qua bạn bè. Thế nên, Ngài cho chúng ta lời Châm 13:20; 1 Cô 15:33). Dĩ nhiên, không ai trong chúng ta muốn “bị tàn-hại”. Mỗi người chúng ta đều muốn “trở nên khôn-ngoan”. Đức Giê-hô-va là Đấng khôn ngoan tột bậc, không ai có thể giúp Ngài trở nên khôn ngoan hơn, và cũng không ai có thể ảnh hưởng xấu đến Ngài. Nhưng Ngài nêu gương mẫu tuyệt hảo cho chúng ta trong việc chọn bạn. Hãy nghĩ đến điều này: Đức Giê-hô-va chọn ai trong vòng loài người bất toàn để làm bạn của Ngài?
khuyên khôn ngoan này: “Ai giao-tiếp với người khôn-ngoan, trở nên khôn-ngoan; nhưng kẻ làm bạn với bọn điên-dại sẽ bị tàn-hại” (12. Đức Giê-hô-va chọn những người nào làm bạn?
12 Đức Giê-hô-va đã gọi tộc trưởng Áp-ra-ham là bạn (Ê-sai 41:8). Ông là người đặc biệt trung thành, công bình và biết vâng lời—người có đức tin mạnh mẽ nơi Đức Chúa Trời (Gia 2:21-23). Đức Giê-hô-va kết bạn với những người có các đức tính đó, ngày nay cũng vậy. Nếu Đức Giê-hô-va chọn những người như thế làm bạn, chẳng phải điều quan trọng là chúng ta cũng phải chọn bạn thật kỹ, bước đi với người khôn ngoan và trở nên khôn ngoan hay sao?
13. Điều gì có thể giúp chúng ta quyết định khôn ngoan khi chọn bạn?
13 Điều gì có thể giúp bạn quyết định khôn ngoan khi chọn bạn? Đó là học từ các gương mẫu trong Kinh Thánh. Hãy nghĩ đến mối quan hệ giữa Ru-tơ và mẹ chồng là Na-ô-mi, giữa Đa-vít và Giô-na-than hoặc giữa Ti-mô-thê và Phao-lô (Ru 1:16, 17; 1 Sa 23:16-18; Phi-líp 2:19-22). Lý do quan trọng nhất giúp tình bạn giữa họ trở nên mật thiết là họ đều có tình yêu thương chân thật với Đức Giê-hô-va. Bạn có thể tìm được những người bạn cũng yêu mến Đức Giê-hô-va như mình không? Hãy yên tâm rằng hội thánh tín đồ Đấng Christ có nhiều người như thế để kết bạn. Họ sẽ không làm bạn “bị tàn-hại” về mặt thiêng liêng. Ngược lại, họ sẽ giúp bạn vâng lời Đức Giê-hô-va, tiến bộ về thiêng liêng và ‘gieo cho thánh-linh’. (Đọc Ga-la-ti 6:7, 8). Họ sẽ giúp bạn giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Tôn trọng quyền hành
14. Những yếu tố nào thường khiến chúng ta khó tôn trọng quyền hành?
14 Cách thứ hai để chứng tỏ lòng yêu mến Đức Giê-hô-va có liên quan đến quyền hành. Chúng ta phải tôn trọng quyền hành. Nhưng tại sao đôi khi chúng ta thấy khó làm thế? Một lý do là những người có quyền đều bất toàn. Ngoài ra, chính chúng ta cũng bất toàn. Chúng ta phải đấu tranh với khuynh hướng bẩm sinh là bất phục tùng.
15, 16. (a) Tại sao tôn trọng những người được Đức Giê-hô-va giao trách nhiệm chăm sóc dân Ngài là điều quan trọng? (b) Chúng ta rút ra bài học quý giá nào từ quan điểm của Đức Giê-hô-va về việc dân Y-sơ-ra-ên chống lại Môi-se?
15 Vậy, bạn có thể thắc mắc: “Nếu tôn trọng quyền hành là khó thì tại sao chúng ta cần làm thế?”. Câu trả lời có liên quan đến quyền cai trị tối thượng. Bạn sẽ chọn ai làm Đấng cai trị tối thượng? Nếu đứng về phía Đức Giê-hô-va và xem Ngài là Đấng Tối Thượng, chúng ta phải tôn trọng uy quyền của Ngài. Nếu không, làm sao chúng ta có thể thật sự gọi Ngài là Đấng Cai Trị của mình? Ngoài ra, Đức Giê-hô-va thường thể hiện uy quyền qua những người bất toàn, những người được Ngài giao trách nhiệm chăm sóc dân Ngài. Nếu chống lại họ, Đức Giê-hô-va nghĩ thế nào về hành động của chúng ta?—Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12, 13.
16 Chẳng hạn, khi dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm và chống lại Môi-se, Đức Giê-hô-va xem hành động của họ như là đang trực tiếp chống lại Ngài (Dân 14:26, 27). Đức Chúa Trời không hề thay đổi. Vậy, nếu chống đối những người được Ngài giao quyền hành có nghĩa là chúng ta nghịch lại với Ngài!
17. Chúng ta nên nỗ lực vun trồng thái độ đúng đắn nào đối với những người được giao quyền hành trong hội thánh?
17 Sứ đồ Phao-lô nêu lên thái độ đúng đắn mà chúng ta cần có đối với những người có trách nhiệm trong hội thánh. Ông viết: “Hãy vâng lời kẻ dắt-dẫn anh em và chịu phục các người ấy,—bởi các người ấy tỉnh-thức về linh-hồn anh em, dường như phải khai-trình,—hầu cho các người ấy lấy lòng vui-mừng mà làm xong chức-vụ Hê 13:17). Đành rằng chúng ta phải thật sự nỗ lực để vun trồng tinh thần vâng lời và phục tùng, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang cố gắng giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Đây là mục tiêu đáng để chúng ta nỗ lực, phải không?
mình, không phàn-nàn chi, vì ấy chẳng ích-lợi gì cho anh em” (Giữ mình thanh sạch trước mắt Đức Giê-hô-va
18. Tại sao Đức Giê-hô-va muốn chúng ta giữ mình sạch sẽ?
18 Cách thứ ba để chứng tỏ tình yêu thương với Đức Giê-hô-va là chúng ta cố gắng giữ mình thanh sạch trước mắt Ngài. Các bậc cha mẹ thường cố gắng giữ cho con mình sạch sẽ. Tại sao? Một lý do là sạch sẽ rất quan trọng để con cái có sức khỏe tốt. Hơn nữa, ngoại diện sạch sẽ của con cái ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá về gia đình, cho thấy sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ. Đức Giê-hô-va cũng muốn chúng ta sạch sẽ vì những lý do tương tự. Ngài biết sự sạch sẽ là thiết yếu cho sức khỏe của chúng ta. Ngài cũng biết sự sạch sẽ của chúng ta làm chứng tốt cho Ngài, Cha trên trời của chúng ta. Điều này vô cùng quan trọng, vì người ta có thể muốn phụng sự Đức Chúa Trời nhờ họ thấy chúng ta khác biệt với thế gian ô uế này.
19. Làm sao chúng ta biết sự sạch sẽ là quan trọng?
19 Chúng ta cần giữ thanh sạch trong những khía cạnh nào? Trong mọi khía cạnh của đời sống. Trong xứ Y-sơ-ra-ên xưa, Đức Giê-hô-va cho dân Ngài biết rõ họ cần giữ sạch sẽ (Lê 15:31). Luật Pháp Môi-se có các điều luật về những vấn đề như xử lý chất thải, chùi rửa thau chậu, chén bát, rửa tay chân và giặt quần áo (Xuất 30:17-21; Lê 11:32; Dân 19:17-20; Phục 23:13, 14). Dân Y-sơ-ra-ên được nhắc nhở rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ là thánh, tức “thanh sạch” và “thánh khiết”. Vì thế, tôi tớ của Đức Chúa Trời cũng phải nên thánh.—Đọc Lê-vi Ký 11:44, 45.
20. Chúng ta cần giữ mình thanh sạch trong những phương diện nào?
20 Vậy, chúng ta cần giữ thanh sạch cả trong lẫn ngoài. Chúng ta cố gắng giữ cho lối suy nghĩ của mình được thanh sạch. Chúng ta trung thành vâng giữ các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va về đạo đức, bất kể luân lý bại hoại của thế gian xung quanh. Quan trọng hơn hết, chúng ta kiên quyết giữ cho sự thờ phượng được thanh sạch, tránh bất cứ sự ô uế nào đến từ tôn giáo sai lầm. Chúng ta luôn nhớ lời cảnh báo được soi dẫn nơi Ê-sai 52:11: “Các ngươi hãy đi, hãy đi, đi ra khỏi đó! Đừng động đến đồ ô-uế, hãy ra khỏi giữa nó... Hãy làm cho sạch mình!”. Ngày nay, chúng ta giữ thanh sạch về thiêng liêng bằng cách không dính líu gì đến sự thờ phượng sai lầm. Chẳng hạn, chúng ta cẩn thận tránh tham dự vào những ngày lễ phổ biến trên thế giới của tôn giáo sai lầm. Đúng vậy, giữ mình thanh sạch là không dễ. Nhưng, dân của Đức Giê-hô-va cố gắng làm điều đó vì sẽ giúp họ giữ mình trong tình yêu thương của Ngài.
21. Làm thế nào có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời?
21 Đức Giê-hô-va muốn chúng ta giữ mình trong tình yêu thương của Ngài mãi mãi. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần cố gắng hết sức để giữ mình trong tình yêu thương của Ngài. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách noi gương Chúa Giê-su, thể hiện tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va qua việc vâng giữ các điều răn Ngài. Nếu làm thế, chúng ta tin chắc không điều gì “có thể phân-rẽ chúng ta khỏi sự yêu-thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus-Christ, là Chúa chúng ta”.—Rô-ma 8:38, 39.
Bạn còn nhớ không?
• Lương tâm có thể giúp chúng ta giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời như thế nào?
• Tại sao chúng ta nên yêu mến những người Đức Giê-hô-va yêu mến?
• Tại sao tôn trọng quyền hành là trọng yếu?
• Sự thanh sạch quan trọng như thế nào đối với dân sự Đức Chúa Trời?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung/Hình nơi trang 20]
CUỐN SÁCH KHUYẾN KHÍCH GIỮ HẠNH KIỂM TỐT
Trong chương trình hội nghị địa hạt năm 2008-2009, một cuốn sách dày 224 trang có tựa đề Hãy giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã được giới thiệu. Mục tiêu của sách này là gì? Đó là giúp môn đồ Chúa Giê-su biết và yêu mến các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va, chủ yếu tập trung vào hạnh kiểm của tín đồ Đấng Christ. Khi nghiên cứu kỹ sách Hãy giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ càng tin chắc rằng sống hòa hợp với các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời là lối sống tốt nhất ngay bây giờ, và sẽ dẫn đến đời sống vĩnh cửu trong tương lai.
Hơn thế nữa, sách này sẽ giúp chúng ta thấy vâng lời Đức Giê-hô-va không phải là gánh nặng. Trái lại, đó là cách cho Đức Giê-hô-va thấy chúng ta yêu mến Ngài đến độ nào. Vì thế, sách mới này sẽ thôi thúc chúng ta tự hỏi: “Tại sao tôi vâng lời Đức Giê-hô-va?”.
Khi một số người phạm sai lầm đáng buồn là rời xa tình yêu thương của Đức Giê-hô-va, vấn đề thường là vì hạnh kiểm, chứ không phải giáo lý của Kinh Thánh. Vậy, điều thiết yếu là chúng ta phải củng cố tình yêu thương cũng như lòng biết ơn đối với những nguyên tắc và luật pháp của Đức Giê-hô-va, những điều hướng dẫn chúng ta trong đời sống hằng ngày! Chúng ta tin rằng ấn phẩm mới này sẽ giúp chiên của Đức Giê-hô-va trên khắp thế giới kiên quyết làm điều đúng, chứng minh Sa-tan là kẻ dối trá, và trên hết là giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời!—Giu 21.
[Hình nơi trang 18]
“Nếu các ngươi vâng-giữ các điều-răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu-thương ta, cũng như chính ta đã vâng-giữ các điều-răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu-thương Ngài”