Bạn hãy giữ tâm tình của Chúa Giê-su
Bạn hãy giữ tâm tình của Chúa Giê-su
“Hãy có đồng một tâm-tình như Đấng Christ đã có”.—PHI-LÍP 2:5.
1. Tại sao chúng ta nên cố gắng có tâm tình của Chúa Giê-su?
Chúa Giê-su từng phán: ‘Hãy đến cùng ta. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; nên hãy học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ’ (Mat 11:28, 29). Lời mời nồng ấm này cho thấy tâm tình đầy yêu thương của Chúa Giê-su. Không người nào có thể để lại gương mẫu tốt hơn cho chúng ta noi theo. Dù là người Con đầy quyền năng của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su đã biểu lộ tính đồng cảm và mềm mại, đặc biệt đối với những người cần giúp đỡ.
2. Về tâm tình của Chúa Giê-su, chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh nào?
2 Trong bài này và hai bài kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét làm thế nào có thể vun trồng và duy trì tâm tình của Chúa Giê-su cũng như phản ánh “ý của Đấng Christ” trong đời sống (1 Cô 2:16). Chúng ta sẽ chủ yếu tập trung vào năm khía cạnh: tính nhu mì và khiêm nhường, lòng nhân từ, sự vâng lời Đức Chúa Trời, lòng can đảm, tình yêu thương không suy suyển của Chúa Giê-su.
Học từ tính nhu mì của Chúa Giê-su
3. (a) Chúa Giê-su đã dạy các môn đồ bài học nào về sự khiêm nhường? (b) Chúa Giê-su phản ứng thế nào khi các môn đồ tỏ ra yếu đuối?
3 Chúa Giê-su, người Con hoàn toàn của Đức Chúa Trời, sẵn lòng xuống thế gian để phụng sự Cha ngài, giữa những người bất toàn và tội lỗi. Trong số đó, sau này có những người sẽ giết ngài. Dù vậy, Chúa Giê-su luôn giữ được niềm vui và tính tự chủ (1 Phi 2:21-23). “Nhìn xem” gương Chúa Giê-su có thể giúp chúng ta làm thế khi bị tác động bởi những thiếu sót vì sự bất toàn của người khác (Hê 12:2). Chúa Giê-su mời các môn đồ gánh lấy ách cùng với ngài, qua đó học theo ngài (Mat 11:29). Họ có thể học được gì? Một điều họ có thể học: Chúa Giê-su có tính nhu mì, và ngài kiên nhẫn với các môn đồ dù họ có khuyết điểm. Vào đêm trước khi chịu chết, Chúa Giê-su đã rửa chân cho họ, qua đó ngài dạy bài học về sự “khiêm-nhường” mà họ sẽ không bao giờ quên. (Đọc Giăng 13:14-17). Sau đó, khi Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đã không “tỉnh-thức”, Chúa Giê-su nhận ra sự yếu đuối của họ và cảm thông. Ngài hỏi: ‘Si-môn, ngủ ư?’. Ngài nói tiếp: “Hãy tỉnh-thức và cầu-nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám-dỗ; tâm-thần thì muốn lắm, mà xác-thịt thì yếu-đuối”.—Mác 14:32-38.
4, 5. Trước những thiếu sót của người khác, gương của Chúa Giê-su có thể giúp chúng ta như thế nào?
4 Nếu một anh em đồng đạo có tính tranh cạnh, dễ bị xúc phạm, hoặc không làm theo ngay lời khuyên của các trưởng lão hoặc “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, chúng ta sẽ phản ứng thế nào? (Mat 24:45-47). Trong khi chúng ta có thể chấp nhận và tha thứ tính xác thịt của những người trong thế gian theo Sa-tan, chúng ta lại khó làm thế với sự bất toàn của anh em mình. Nếu những thiếu sót của người khác dễ khiến chúng ta khó chịu, hãy tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể phản ánh “ý của Đấng Christ” tốt hơn?”. Hãy nhớ, Chúa Giê-su đã không giận các môn đồ, ngay khi họ tỏ ra yếu đuối về thiêng liêng.
5 Hãy xem xét trường hợp của sứ đồ Phi-e-rơ. Khi Chúa Giê-su bảo ông bước ra khỏi thuyền, đi trên mặt nước tiến về phía ngài, trong một lúc ông đã làm được như thế. Rồi Mat 14:28-31). Nếu biết một anh em có vẻ yếu đức tin, nói theo nghĩa bóng, chúng ta có giơ tay ra giúp người đó vững mạnh hơn không? Chắc chắn đó là bài học rút ra từ hành động mang tính nhu mì của Chúa Giê-su đối với Phi-e-rơ.
Phi-e-rơ thấy bão tố và bắt đầu chìm. Chúa Giê-su có nổi giận và nói: “Đáng đời ngươi! Đó là bài học cho ngươi” không? Không. Kinh Thánh cho biết: “Tức thì Đức Chúa Jêsus giơ tay ra nắm lấy người, mà nói rằng: Hỡi người ít đức-tin, sao ngươi hồ-nghi làm vậy?” (6. Chúa Giê-su đã dạy các sứ đồ điều gì về việc tìm kiếm địa vị?
6 Phi-e-rơ cũng tham gia vào những lần tranh cãi giữa các sứ đồ về việc ai là lớn hơn hết. Gia-cơ và Giăng muốn một người ngồi bên phải và một người ngồi bên trái Chúa Giê-su trong Nước ngài. Khi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác nghe được điều này, họ nổi giận. Chúa Giê-su biết dường như họ đã bị ảnh hưởng từ xã hội mà họ sinh trưởng. Ngài gọi họ đến và phán: “Các ngươi biết rằng các vua dân ngoại thì ép dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền-thế mà trị dân. Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy-tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi-mọi các ngươi”. Rồi Chúa Giê-su nói về mình: “Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”.—Mat 20:20-28.
7. Làm thế nào mỗi người chúng ta có thể góp phần vào sự hợp nhất trong hội thánh?
7 Suy ngẫm về sự khiêm nhường của Chúa Giê-su có thể giúp chúng ta xem mình “hèn-mọn hơn hết” trong vòng anh em (Lu 9:46-48). Khi làm thế, chúng ta góp phần vào sự hợp nhất. Đức Giê-hô-va, như người cha của một đại gia đình, muốn con cái Ngài “ăn-ở hòa-thuận nhau” (Thi 133:1). Chúa Giê-su cầu xin Cha rằng mọi môn đồ chân chính của ngài sẽ có sự hợp nhất, hầu “thế-gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu-thương họ cũng như Cha đã yêu-thương Con” (Giăng 17:23). Do đó, sự hợp nhất của chúng ta giúp người khác nhận diện mình là môn đồ Chúa Giê-su. Để hưởng sự hợp nhất như thế, chúng ta phải có quan điểm giống như Chúa Giê-su về sự bất toàn của người khác. Ngài tha thứ và dạy rằng chỉ khi nào tha thứ người khác, chúng ta mới có thể nhận được sự tha thứ.—Đọc Ma-thi-ơ 6:14, 15.
8. Chúng ta có thể học được điều gì từ gương các tôi tớ phụng sự Đức Chúa Trời trong nhiều năm?
8 Chúng ta cũng có thể học được nhiều điều bằng cách noi theo đức tin của những người đã noi theo Chúa Giê-su trong nhiều năm. Như ngài, những người này thường tỏ lòng cảm thông với sự bất toàn của người khác. Họ biết rằng thể hiện lòng trắc ẩn như Chúa Giê-su không chỉ giúp chúng ta “gánh-vác sự yếu-đuối cho những kẻ kém-sức”, nhưng cũng góp phần vào sự hợp nhất. Hơn nữa, điều này khuyến khích toàn thể hội thánh phản ánh tâm tình của Chúa Giê-su. Họ muốn các anh em mình có sự hợp nhất và có đồng tâm tình như ngài. Sứ đồ Phao-lô cũng muốn điều đó đến với tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma, ông nói: “Xin Đức Chúa Trời hay nhịn-nhục và yên-ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus-Christ; để anh em lấy một lòng một miệng mà ngợi-khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta” (Rô 15:1, 5, 6). Thật vậy, hợp nhất trong sự thờ phượng mang lại sự ngợi khen cho Đức Giê-hô-va.
9. Tại sao chúng ta cần thánh linh để noi gương Chúa Giê-su?
9 Chúa Giê-su liên kết sự “khiêm-nhường” với tính nhu mì hoặc mềm mại, tính này là một phần trong trái thánh linh của Đức Chúa Trời. Vì thế, bên cạnh việc học hỏi gương mẫu Chúa Giê-su, chúng ta cần thánh linh Đức Giê-hô-va hầu có thể noi theo gương mẫu ấy cách đúng đắn. Chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời ban thánh linh và cố gắng vun trồng trái thánh linh—“lòng yêu-thương, sự vui-mừng, bình-an, nhịn-nhục, nhân-từ, hiền-lành, trung-tín, mềm-mại, tiết-độ” (Ga 5:22). Vậy, qua việc noi theo gương khiêm nhường và nhu mì của Chúa Giê-su, chúng ta sẽ làm vui lòng Cha trên trời, Đức Giê-hô-va.
Chúa Giê-su đối xử với người khác cách nhân từ
10. Chúa Giê-su biểu lộ tính nhân từ như thế nào?
10 Tính nhân từ cũng là một phần trong trái thánh linh. Chúa Giê-su luôn đối xử với người khác cách nhân từ. Mọi người chân thành tìm đến Chúa Giê-su đều nhận thấy ngài ‘[“nhân từ”, NW] tiếp-đãi họ’ (Lu 9:11). Chúng ta có thể học được gì từ tính nhân từ của Chúa Giê-su? Người nhân từ là người thân thiện, hòa nhã, cảm thông và tử tế. Chúa Giê-su là người như thế. Ngài thương xót dân chúng “vì họ cùng-khốn, và tan-lạc như chiên không có kẻ chăn”.—Mat 9:35, 36.
11, 12. (a) Hãy miêu tả một trường hợp Chúa Giê-su thể hiện sự đồng cảm qua hành động. (b) Qua trường hợp này, bạn có thể học được gì?
11 Chúa Giê-su không chỉ thương xót và cảm thông mà ngài còn hành động. Hãy xem một trường hợp. Một phụ nữ mắc bệnh rong huyết khác thường suốt 12 năm. Bà biết rằng theo Luật pháp Môi-se, bệnh ấy khiến bà cũng như bất kỳ ai đụng vào bà bị ô uế và không thích hợp để tham gia hoạt động thờ phượng (Lê 15:25-27). Thế nhưng, danh tiếng cùng cách cư xử của Chúa Giê-su hẳn khiến bà tin rằng ngài có khả năng và muốn chữa lành cho bà. Bà luôn miệng nói: “Nếu ta chỉ rờ đến áo Ngài mà thôi, thì ta sẽ được lành”. Thu hết can đảm, bà đã làm thế và ngay lập tức cảm nhận mình được lành bệnh.
12 Chúa Giê-su biết có ai đã chạm vào ngài. Ngài nhìn quanh để tìm xem người đó là ai. Người phụ nữ ấy, dường như sợ bị quở trách vì đã vi phạm Luật pháp, run rẩy quỳ dưới chân Chúa Giê-su và giải bày mọi việc. Ngài có trách mắng người phụ nữ khốn khổ, đáng thương ấy không? Hoàn toàn không! Ngài nói với giọng trấn an: “Hỡi con gái ta, đức-tin con đã cứu con; hãy đi cho bình-an” (Mác 5:25-34). Hẳn bà cảm thấy được an ủi biết bao khi nghe những lời nhân từ thể ấy!
13. (a) Thái độ của Chúa Giê-su khác với người Pha-ri-si như thế nào? (b) Chúa Giê-su đối đãi với con trẻ như thế nào?
13 Không như những người Pha-ri-si cứng lòng, Đấng Christ không bao giờ dùng quyền của mình để chất thêm gánh nặng cho người khác (Mat 23:4). Ngược lại, ngài nhân từ và kiên nhẫn dạy người khác về đường lối Đức Giê-hô-va. Chúa Giê-su là bạn thân thiết với các môn đồ, luôn yêu thương và nhân từ, một người bạn chân chính (Châm 17:17; Giăng 15:11-15). Ngay cả trẻ con cũng cảm thấy thoải mái khi đến với Chúa Giê-su, và rõ ràng ngài cũng cảm thấy như thế khi ở gần chúng. Không vì quá bận rộn mà ngài không dành thời gian cho con trẻ. Vào một dịp nọ, các môn đồ—vẫn có ý tưởng xem mình là quan trọng giống như những nhà lãnh đạo tôn giáo xung quanh họ—đã không cho người ta đem con trẻ đến với Chúa Giê-su để ngài đặt tay trên chúng. Chúa Giê-su không hài lòng với các môn đồ. Ngài bảo họ: “Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy”. Dùng con trẻ để đưa ra một bài học cụ thể, ngài phán: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai chẳng nhận lấy nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì chẳng được vào đó bao giờ”.—Mác 10:13-15.
14. Khi được quan tâm đúng đắn, con trẻ nhận được những lợi ích nào?
14 Hãy suy nghĩ: Lúc đã trưởng thành, một số con trẻ ấy cảm thấy thế nào khi nhớ lại Chúa Giê-su đã ‘bồng họ mà chúc phước cho’? (Mác 10:16). Con trẻ ngày nay cũng sẽ trìu mến nhớ đến các trưởng lão và những người khác đã thể hiện sự quan tâm đúng đắn, bất vị kỷ với chúng. Điều quan trọng hơn là từ thời thơ ấu, con trẻ nào nhận được sự quan tâm chân thành như thế trong hội thánh sẽ nhận biết dân của Đức Giê-hô-va có thánh linh Ngài.
Biểu lộ lòng nhân từ trong một thế gian thiếu nhân từ
15. Tại sao chúng ta không nên ngạc nhiên về sự thiếu nhân từ ngày nay?
15 Ngày nay, nhiều người cảm thấy không có thời gian để biểu lộ lòng nhân từ với người khác. Vì vậy, hằng ngày tại trường học, sở làm, khi đi trên đường, làm thánh chức, dân sự Đức Giê-hô-va phải đối mặt với tinh thần của thế gian. Thái độ thiếu nhân từ có thể làm chúng ta thất vọng, nhưng chúng ta không ngạc nhiên. Đức Giê-hô-va đã soi dẫn Phao-lô báo trước rằng trong “ngày sau-rốt” đầy khó khăn này, tín đồ Đấng Christ sẽ tiếp xúc với những người “tư-kỷ... vô-tình”.—2 Ti 3:1-3.
16. Trong hội thánh, làm thế nào chúng ta có thể phát huy tính nhân từ như Chúa Giê-su?
16 Trái lại, bầu không khí trong hội thánh đạo Đấng Christ đem lại sự khuây khỏa, tương phản với thế gian thiếu nhân từ. Mỗi người chúng ta có thể góp phần tạo bầu không khí lành mạnh ấy bằng cách noi gương Chúa Giê-su. Như thế nào? Trước tiên, nhiều người trong hội thánh cần chúng ta giúp đỡ và khích lệ vì họ đối mặt với vấn đề sức khỏe hoặc những hoàn cảnh bất lợi khác. Trong “ngày sau-rốt” này, những vấn đề như thế có thể ngày càng gia tăng, nhưng không là điều mới lạ. Trong thời Kinh Thánh, tín đồ Đấng Christ đã chịu đựng những vấn đề tương tự. Vì vậy, sự giúp đỡ của anh em đồng đạo thời đó rất thích hợp, ngày nay cũng thế. Chẳng hạn, Phao-lô khuyến giục tín đồ Đấng Christ “yên-ủi những kẻ ngã lòng, nâng-đỡ những kẻ yếu-đuối, phải nhịn-nhục đối với mọi người” (1 Tê 5:14). Để làm điều này, cần thể hiện tính nhân từ như Chúa Giê-su.
17, 18. Chúng ta có thể noi theo tính nhân từ của Chúa Giê-su qua một số cách nào?
17 Tín đồ Đấng Christ có trách nhiệm ‘nhân từ tiếp anh em’, đối xử với họ như Chúa Giê-su hẳn sẽ làm, biểu lộ mối quan tâm chân thành với những người chúng ta quen biết lâu năm cũng như những người trước đây 3 Giăng 5-8). Như Chúa Giê-su chủ động biểu lộ lòng trắc ẩn với người khác, chúng ta cũng thế, luôn mang lại sự khuây khỏa cho người khác.—Ê-sai 32:2; Mat 11:28-30.
mình chưa biết (18 Mỗi người chúng ta có thể biểu lộ lòng nhân từ bằng cách chủ động quan tâm đến người khác. Vậy, hãy tìm cách và tạo cơ hội để làm thế. Hãy cố chủ động! Phao-lô khuyên giục: “Hãy lấy lòng yêu-thương mềm-mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính-nhường nhau” (Rô 12:10). Điều đó có nghĩa chúng ta noi gương Chúa Giê-su, đối xử với người khác cách nồng ấm, nhân từ, và học cách biểu lộ “lòng yêu-thương thật-tình” (2 Cô 6:6). Phao-lô miêu tả lòng yêu thương như Đấng Christ: “Tình yêu-thương hay nhịn-nhục; tình yêu-thương hay nhân-từ; tình yêu-thương chẳng ghen-tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu-ngạo” (1 Cô 13:4). Thay vì nuôi lòng oán giận anh em, mong sao chúng ta hãy làm theo lời khuyên: “Hãy ở với nhau cách nhân-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót, tha-thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha-thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.—Ê-phê 4:32.
19. Biểu lộ lòng nhân từ như Chúa Giê-su sẽ mang lại những kết quả nào?
19 Nỗ lực của chúng ta để vun trồng và thể hiện lòng nhân từ như Chúa Giê-su vào mọi lúc, mọi tình huống sẽ mang lại nhiều phần thưởng. Thánh linh của Đức Giê-hô-va sẽ hoạt động dễ dàng trong hội thánh, giúp mọi người trong hội thánh thể hiện trái tốt lành của thánh linh. Hơn nữa, khi theo gương mẫu Chúa Giê-su và giúp người khác cũng làm thế, chúng ta được hạnh phúc và hợp nhất trong sự thờ phượng. Điều này làm Đức Chúa Trời hài lòng. Thế nên, chúng ta hãy luôn gắng sức phản ánh tính nhu mì và nhân từ của Chúa Giê-su trong cách đối xử với người khác.
Bạn giải thích thế nào?
• Chúa Giê-su cho thấy ngài có “lòng nhu-mì, khiêm-nhường” như thế nào?
• Chúa Giê-su đã biểu lộ lòng nhân từ như thế nào?
• Trong thế giới bất toàn này, chúng ta biểu lộ tính nhu mì và nhân từ như Chúa Giê-su qua một số cách nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 8]
Khi đức tin của một anh em dao động như Phi-e-rơ, chúng ta sẽ giơ tay ra giúp đỡ không?
[Hình nơi trang 10]
Làm thế nào bạn có thể giúp hội thánh là nơi tràn đầy tính nhân từ?