Hãy vâng lời và can đảm như Chúa Giê-su
Hãy vâng lời và can đảm như Chúa Giê-su
“Hãy cứ vững lòng [“can đảm lên”, Các Giờ Kinh Phụng Vụ], ta đã thắng thế-gian rồi!”.—GIĂNG 16:33.
1. Chúa Giê-su vâng lời Đức Chúa Trời tới mức nào?
Chúa Giê-su luôn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Ngài chưa bao giờ nghĩ đến việc không vâng lời Cha ngài trên trời (Giăng 4:34). Tuy nhiên, những điều Chúa Giê-su trải qua trên đất khiến việc vâng lời không mấy dễ dàng với ngài. Từ khi bắt đầu thánh chức, kẻ thù của Chúa Giê-su, gồm cả Sa-tan, cố gắng thuyết phục, ép buộc hoặc dụ dỗ ngài từ bỏ lối sống trung thành (Mat 4:1-11; Lu 20:20-25). Những kẻ thù này khiến Chúa Giê-su vô cùng đau đớn về tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cuối cùng, họ đã giết ngài trên cây khổ hình (Mat 26:37, 38; Lu 22:44; Giăng 19:1, 17, 18). Nếm trải mọi điều đó, và dù chịu đau đớn cùng cực, Chúa Giê-su vẫn “vâng-phục cho đến chết”.—Phi-líp 2:8.
2, 3. Chúng ta có thể học được gì từ sự vâng lời của Chúa Giê-su dù ngài chịu nhiều đau đớn?
2 Kinh nghiệm làm người trên đất dạy Chúa Giê-su những khía cạnh mới của việc vâng lời (Hê 5:8). Dường như Chúa Giê-su không cần học thêm điều gì về việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Suy cho cùng, ngài đã có mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va hàng bao thế kỷ và là “thợ cái” của Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo (Châm 8:30). Thế nhưng, việc trung thành chịu đựng thử thách với cương vị là con người, dù bị đau đớn, đã chứng tỏ lòng trung kiên trọn vẹn của ngài. Qua đó, Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời, càng khăng khít hơn với Cha ngài. Chúng ta có thể học được điều gì từ sự trải nghiệm của ngài?
3 Dù là người hoàn toàn, Chúa Giê-su đã không dựa vào sức riêng để giữ sự vâng lời trọn vẹn. Ngài cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ để tiếp tục vâng lời. (Đọc Hê-bơ-rơ 5:7). Chúng ta cũng cần khiêm nhường và thường xuyên cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để tiếp tục vâng lời. Vì lý do này, sứ đồ Phao-lô khuyên tín đồ Đấng Christ: “Hãy có đồng một tâm-tình như Đấng Christ đã có”, là đấng “tự hạ mình xuống, vâng-phục cho đến chết” (Phi-líp 2:5-8). Lối sống của Chúa Giê-su chứng tỏ những người sống ngay cả trong một xã hội gian ác cũng có thể vâng lời. Đành rằng, Chúa Giê-su là người hoàn toàn, còn những người bất toàn như chúng ta thì sao?
Vâng lời dù bất toàn
4. Được tạo ra với sự tự do ý chí có nghĩa gì với chúng ta?
4 Đức Chúa Trời đã dựng nên A-đam và Ê-va là những tạo vật thông minh và có tự do ý chí. Là con cháu họ, chúng ta cũng có tự do ý chí. Điều này có nghĩa gì? Đó là chúng ta có thể quyết định làm điều tốt hay xấu. Nói cách khác, Đức Chúa Trời cho chúng ta tự do lựa chọn vâng lời Ngài hay không. Sự tự do này đi kèm với trách nhiệm. Thật vậy, những quyết định về luân lý của chúng ta liên quan đến vấn đề sinh tử. Chúng cũng tác động đến những người xung quanh.
5. Tất cả chúng ta đấu tranh với điều gì, và làm thế nào để thành công?
5 Vì sự bất toàn di truyền, việc vâng lời không là điều tự nhiên. Vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời không phải lúc nào cũng dễ. Phao-lô từng đấu tranh với vấn đề này. Ông viết: “Tôi cảm-biết trong chi-thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu-tù cho luật của tội-lỗi, tức là luật ở trong chi-thể tôi vậy” (Rô 7:23). Dĩ nhiên, việc vâng lời sẽ dễ dàng hơn nếu không phải hy sinh, đau khổ hoặc bất tiện. Nhưng, chúng ta phản ứng thế nào khi có sự giằng co giữa ước muốn vâng lời và “sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt”? Những tham muốn này phát sinh từ sự bất toàn của chúng ta cũng như từ “tinh thần thế gian” xung quanh, và chúng rất mạnh mẽ (1 Giăng 2:16; 1 Cô 2:12, An Sơn Vị). Để cưỡng lại, chúng ta phải “dọn lòng” trước khi đương đầu với tình huống khó khăn hoặc sự cám dỗ, và quyết tâm vâng lời Đức Giê-hô-va, cho dù điều gì xảy ra (Thi 78:8). Kinh Thánh cho chúng ta gương của nhiều người đã thành công trong việc này nhờ họ đã “chuẩn bị lòng”.—E-xơ-ra 7:10, NW; Đa 1:8.
6, 7. Hãy minh họa làm thế nào việc học hỏi cá nhân có thể giúp chúng ta quyết định khôn ngoan.
6 Một cách để chúng ta chuẩn bị lòng là siêng năng học Kinh Thánh và các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. Hãy hình dung bạn trong tình huống sau đây. Giả sử tối nay là buổi bạn dành cho việc học hỏi cá nhân. Bạn vừa cầu xin Đức Giê-hô-va ban thánh linh giúp mình áp dụng những gì học được từ Lời Ngài. Bạn định tối mai sẽ xem một phim trên tivi. Bạn nghe người khác khen phim ấy hay, nhưng bạn cũng biết phim có những cảnh vô luân và bạo lực.
7 Bạn suy ngẫm lời khuyên của Phao-lô nơi Ê-phê-sô 5:3: “Phàm những sự gian-dâm, hoặc sự ô-uế, hoặc sự tham-lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng-đáng cho các thánh-đồ”. Bạn cũng nhớ lời Phao-lô khuyên nơi Phi-líp 4:8. (Đọc). Khi suy ngẫm lời được soi dẫn này, bạn tự hỏi: “Nếu tôi để lòng và trí chú tâm vào những chương trình như thế, tôi có noi gương Chúa Giê-su trong việc tuyệt đối vâng lời Đức Chúa Trời không?”. Bạn sẽ làm gì? Dù suy nghĩ như thế, bạn vẫn xem phim đó không?
8. Tại sao chúng ta phải giữ tiêu chuẩn cao về đạo đức và thiêng liêng?
8 Thật sai lầm khi hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức và thiêng liêng, có lẽ nghĩ rằng chúng ta đủ mạnh để cưỡng lại ảnh hưởng của bạn bè xấu, bao gồm thú tiêu khiển mang tính chất bạo lực và vô luân. Thay vì thế, chúng ta phải bảo vệ mình và con cái khỏi những ảnh hưởng đồi bại của tinh thần Sa-tan. Hãy lấy ví dụ: Những vi rút trong máy vi tính có thể phá hoại dữ liệu, làm máy không hoạt động như bình thường, ngay cả khống chế máy và qua máy này chúng tấn công các máy khác. Những người sử dụng máy vi tính phải nỗ lực nhiều để ngăn chặn máy của mình bị nhiễm vi rút. Chẳng phải chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ mình khỏi “mưu-kế” của Sa-tan sao?—9. Tại sao chúng ta phải quyết tâm vâng lời Đức Giê-hô-va mỗi ngày?
9 Hầu như mỗi ngày, chúng ta phải quyết định mình sẽ làm theo đường lối của Đức Giê-hô-va hay không. Chúng ta phải vâng lời Đức Chúa Trời và sống theo các nguyên tắc công bình của Ngài để được cứu rỗi. Chúa Giê-su đã nêu gương về sự vâng lời, ngay cả “cho đến chết”. Bằng cách noi gương ngài, chúng ta cho thấy đức tin mình là thật. Đức Giê-hô-va sẽ ban thưởng lối sống trung thành của chúng ta. Chúa Giê-su đã hứa: “Kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu” (Mat 24:13). Rõ ràng, điều này đòi hỏi phải phát huy tính “can đảm” đúng đắn, như Chúa Giê-su đã thể hiện.—Thi 31:24, Bản Diễn Ý.
Chúa Giê-su—Gương xuất sắc nhất về tính can đảm
10. Chúng ta có thể gặp những áp lực nào, và nên phản ứng ra sao?
10 Thái độ và hạnh kiểm của thế gian này vây phủ chúng ta, vì vậy chúng ta phải can đảm để những điều đó không làm mình ô uế. Tín đồ Đấng Christ đương đầu với những áp lực về đạo đức, xã hội, tài chính và tôn giáo. Những áp lực này có thể khiến họ đi trệch đường lối công bình của Đức Giê-hô-va. Nhiều người đối phó với sự chống đối trong gia đình. Trong một số quốc gia, các tổ chức giáo dục ngày càng cổ vũ thuyết tiến hóa, và thuyết vô thần ngày càng phổ biến. Khi đương đầu với các áp lực như thế, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn. Chúng ta phải hành động để cưỡng lại chúng, và qua đó bảo vệ chính mình. Qua gương mẫu Chúa Giê-su, chúng ta biết cách để có thể thành công khi đối phó với áp lực.
11. Làm thế nào việc suy ngẫm về gương can đảm của Chúa Giê-su giúp chúng ta có thêm can đảm?
11 Chúa Giê-su nói với các môn đồ: “Các ngươi sẽ có sự hoạn-nạn trong thế-gian, nhưng hãy cứ vững lòng [“can đảm lên”, GKPV], ta đã thắng thế-gian rồi!” (Giăng 16:33). Ngài không bao giờ nhượng bộ trước ảnh hưởng của thế gian. Chúa Giê-su không bao giờ để thế gian làm ngài ngưng thi hành sứ mạng rao giảng hoặc hạ thấp tiêu chuẩn đối với sự thờ phượng thật và hạnh kiểm đúng đắn. Chúng ta cũng nên như thế. Trong lời cầu nguyện, Chúa Giê-su nói về các môn đồ: “Họ không thuộc về thế-gian, cũng như Con không thuộc về thế-gian” (Giăng 17:16). Học hỏi và suy ngẫm về gương can đảm của Chúa Giê-su có thể giúp chúng ta có tính can đảm cần thiết để giữ mình tách biệt khỏi thế gian.
Học tính can đảm từ gương của Chúa Giê-su
12-14. Hãy kể những trường hợp Chúa Giê-su biểu lộ tính can đảm.
12 Chúa Giê-su thể hiện tính can đảm tuyệt vời suốt thời gian làm thánh chức trên đất. Là Con Đức Chúa Trời, ngài có quyền và can đảm “vào đền-thờ, đuổi hết kẻ bán người mua ở đó; đổ bàn của người đổi bạc, và ghế của người bán bồ-câu” (Mat 21:12). Vào đêm cuối cùng sống trên đất, khi những người lính đến bắt Chúa Giê-su, ngài đã can đảm bước tới để bảo vệ các môn đồ và nói: “Nếu các ngươi tìm bắt ta, thì hãy để cho những kẻ nầy đi” (Giăng 18:8). Sau đó, ngài bảo Phi-e-rơ bỏ gươm xuống, qua đó cho thấy ngài tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, chứ không nơi vũ khí của loài người.—Giăng 18:11.
13 Chúa Giê-su đã can đảm vạch trần những giáo sư giả không có tình yêu thương vào thời ngài và những dạy dỗ sai lầm của họ. Chúa Giê-su nói với họ: “Khốn cho các ngươi, thầy thông-giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả-hình! Vì các ngươi đóng nước thiên-đàng trước mặt người ta... [Các ngươi] bỏ điều hệ-trọng hơn hết trong luật-pháp, là sự công-bình, thương-xót và trung-tín... Các ngươi rửa bề ngoài chén và mâm, nhưng ở trong thì đầy-dẫy sự ăn-cướp cùng sự quá-độ” (Mat 23:13, 23, 25). Môn đồ Chúa Giê-su hẳn cần tính can đảm như thế vì những nhà lãnh đạo tôn giáo sai lầm cũng sẽ bắt bớ họ và giết một số người.—Mat 23:34; 24:9.
14 Thậm chí Chúa Giê-su cũng can đảm chống lại các quỉ. Lần nọ, ngài chạm trán với một người đàn ông bị quỉ ám. Ông mạnh đến mức không ai có thể dùng xích để trói ông lại. Không sợ hãi, Chúa Giê-su đuổi hết những quỉ đang kiểm soát ông (Mác 5:1-13). Ngày nay, Đức Chúa Trời không cho tín đồ Đấng Christ quyền làm phép lạ như thế. Tuy nhiên, qua công việc rao giảng và dạy dỗ, chúng ta cũng phải tham gia trận chiến thiêng liêng chống Sa-tan, kẻ ‘làm mù lòng những người chẳng tin’ (2 Cô 4:4). Như trường hợp của Chúa Giê-su, khí giới của chúng ta “không phải thuộc về xác-thịt đâu, bèn là bởi quyền-năng của Đức Chúa Trời, có sức-mạnh để đạp-đổ các đồn-lũy”—niềm tin tôn giáo sai lầm ăn sâu trong lòng người ta (2 Cô 10:4). Bằng cách xem xét gương Chúa Giê-su, chúng ta có thể biết cách vận dụng những khí giới thiêng liêng này.
15. Tính can đảm của Chúa Giê-su dựa trên điều gì?
15 Tính can đảm của Chúa Giê-su dựa trên đức tin chứ không dựa trên vẻ bề ngoài. Chúng ta cũng phải như thế (Mác 4:40). Chúng ta có đức tin thật qua cách nào? Một lần nữa, gương của Chúa Giê-su hướng dẫn chúng ta. Ngài hiểu thấu và hoàn toàn tin cậy Kinh Thánh. Vũ khí ngài dùng không phải là gươm theo nghĩa đen, nhưng là gươm thánh linh, tức Lời Đức Chúa Trời. Nhiều lần, ngài trích dẫn Kinh Thánh để hỗ trợ những dạy dỗ của mình. Ngài thường mở đầu bằng câu: “Có lời chép rằng”, tức được ghi trong Lời Đức Chúa Trời *.
16. Làm thế nào chúng ta có đức tin mạnh mẽ hơn?
Rô 10:17). Chúng ta cũng phải suy ngẫm về những gì mình học và để chúng ngấm vào lòng. Chỉ đức tin có việc làm đi kèm mới thôi thúc chúng ta có hành động can đảm (Gia 2:17). Chúng ta cũng phải cầu xin thánh linh vì “trung-tín [“đức tin”, NW]” là phần của trái thánh linh.—Ga 5:22.
16 Để xây dựng đức tin hầu có thể chống lại những thử thách mà các môn đồ Chúa Giê-su chắc chắn sẽ gặp, chúng ta phải đọc, học Kinh Thánh mỗi ngày và tham dự các buổi nhóm họp. Nhờ thế, chúng ta khắc ghi vào trí những lẽ thật là nền tảng của đức tin (17, 18. Một chị đã biểu lộ tính can đảm tại trường như thế nào?
17 Một chị trẻ tuổi tên Kitty trải qua kinh nghiệm cho thấy làm thế nào đức tin thật giúp một người can đảm. Lúc bé, khi đến trường, chị biết là không nên ‘hổ-thẹn về tin mừng’ và thật sự muốn làm chứng cho các bạn (Rô 1:16). Mỗi năm, chị có ý định nói tin mừng cho người khác, nhưng do dự vì thiếu can đảm. Vài năm sau, chị chuyển trường. Chị nói: “Lần này, mình sẽ nắm lấy cơ hội để bù những dịp mình đã bỏ lỡ”. Kitty đã cầu xin sự can đảm, khôn ngoan như Chúa Giê-su và xin có cơ hội thuận lợi.
18 Ngày đầu tiên ở trường, các học sinh phải lần lượt giới thiệu về mình. Một số bạn học cho biết họ thuộc tôn giáo nào nhưng nói thêm là họ không tham gia đầy đủ các hoạt động tôn giáo. Kitty biết rằng đây là cơ hội mà chị đã cầu xin. Đến lượt, chị nói cách tự tin: “Mình là Nhân Chứng Giê-hô-va, và Kinh Thánh là nguồn hướng dẫn tâm linh và đạo đức của mình”. Trong lúc chị tiếp tục trình bày, một số học sinh biểu lộ vẻ khinh thường trên gương mặt. Nhưng, những người khác thì chú ý và sau đó đặt nhiều câu hỏi. Thậm chí giáo viên nói Kitty là gương mẫu về việc bảo vệ niềm tin của mình. Kitty rất vui vì đã học từ gương can đảm của Chúa Giê-su.
Biểu lộ đức tin và can đảm như Chúa Giê-su
19. (a) Đức tin thật bao hàm điều gì? (b) Chúng ta có thể làm hài lòng Đức Giê-hô-va qua cách nào?
19 Các sứ đồ cũng nhận biết hành động can đảm của họ phải dựa trên đức tin. Họ nài xin Chúa Giê-su: “Xin thêm đức-tin cho chúng tôi!”. (Đọc Lu-ca 17:5, 6). Đức tin thật không chỉ là tin Đức Chúa Trời hiện hữu. Nó bao hàm việc phát triển mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va, tương tự mối quan hệ giữa đứa bé với người cha nhân từ và yêu thương. Sa-lô-môn đã được soi dẫn viết: “Hỡi con, nếu lòng con khôn-ngoan, thì lòng ta cũng sẽ được vui-mừng; phải, chánh ruột-gan ta sẽ hớn-hở khi miệng con nói điều ngay-thẳng” (Châm 23:15, 16). Cũng vậy, Đức Giê-hô-va hài lòng khi chúng ta can đảm bênh vực các nguyên tắc công bình. Biết điều đó giúp chúng ta can đảm hơn. Vì vậy, chúng ta hãy luôn noi gương Chúa Giê-su, tiếp tục can đảm bênh vực sự công bình!
[Chú thích]
^ đ. 15 Chẳng hạn, hãy xem Ma-thi-ơ 4:4, 7, 10; 11:10; 21:13; 26:31; Mác 9:13; 14:27; Lu-ca 24:46; Giăng 6:45; 8:17.
Bạn trả lời thế nào?
• Dù bất toàn, điều gì sẽ giúp chúng ta tiếp tục vâng lời?
• Đức tin thật dựa trên điều gì, và làm thế nào điều đó giúp chúng ta can đảm?
• Sự vâng lời và việc biểu lộ tính can đảm như Chúa Giê-su mang lại kết quả nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 13]
Bạn có “dọn lòng” để kháng cự những cám dỗ không?
[Hình nơi trang 15]
Như Chúa Giê-su, chúng ta cũng có thể biểu lộ tính can đảm dựa trên đức tin