“Các ngươi là bạn-hữu ta”
“Các ngươi là bạn-hữu ta”
“Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn-hữu ta”.—GIĂNG 15:14.
1, 2. (a) Những người bạn của Chúa Giê-su có hoàn cảnh khác nhau như thế nào? (b) Tại sao làm bạn với Chúa Giê-su vô cùng quan trọng?
Vào đêm lễ Vượt Qua tại Giê-ru-sa-lem, ở một phòng trên lầu, những người dự lễ cùng Chúa Giê-su có hoàn cảnh khác nhau. Hai anh em Phi-e-rơ và Anh-rê từng là người đánh cá. Ma-thi-ơ vốn là người thâu thuế, nghề mà dân Do Thái khinh rẻ. Một số người như Gia-cơ và Giăng hẳn đã biết Chúa Giê-su từ khi còn nhỏ. Một số khác như Na-tha-na-ên có lẽ mới chỉ biết ngài một vài năm (Giăng 1:43-50). Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong đêm quan trọng đó đều tin chắc rằng Chúa Giê-su là Đấng Mê-si được hứa, Con Đức Chúa Trời hằng sống (Giăng 6:68, 69). Họ hẳn rất ấm lòng khi nghe Chúa Giê-su nói: “Ta đã gọi các ngươi là bạn-hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta”.—Giăng 15:15.
2 Tuy Chúa Giê-su nói những lời trên với các sứ đồ trung thành, nhưng theo nguyên tắc cũng áp dụng cho tất cả tín đồ được xức dầu thời nay, và mở rộng cho những bạn đồng hành của họ là “chiên khác” (Giăng 10:16). Bất kể hoàn cảnh xuất thân ra sao, chúng ta đều có đặc ân được làm bạn với Chúa Giê-su. Tình bạn này vô cùng quan trọng vì bạn của Chúa Giê-su cũng trở thành bạn của Đức Giê-hô-va. Thật ra, chúng ta không thể đến gần Đức Giê-hô-va nếu không đến gần Chúa Giê-su trước (Đọc Giăng 14:6, 21). Vậy, chúng ta phải làm gì để trở thành bạn của Chúa Giê-su và gìn giữ tình bạn ấy? Trước khi trả lời câu hỏi quan trọng này, chúng ta hãy xem gương của Chúa Giê-su về người bạn tốt, và rút ra bài học từ cách các môn đồ đáp lại tình bạn của ngài.
Gương của Chúa Giê-su về người bạn tốt
3. Chúa Giê-su có tiếng như thế nào?
3 Vua Sa-lô-môn khôn ngoan đã viết: “Bằng-hữu của người giàu thì nhiều thay” (Châm 14:20). Lời nhận xét này phản ánh xu hướng của con người bất toàn: Người ta thường kết bạn vì mong nhận lãnh thay vì cho đi. Chúa Giê-su không mắc khuyết điểm đó. Ngài không bị ảnh hưởng bởi sự giàu sang hay địa vị của người ta. Đúng là Chúa Giê-su có quý mến một vị quan trẻ tuổi giàu sang, và mời người theo ngài. Tuy nhiên, ngài bảo vị quan đó đi bán hết gia tài rồi bố thí cho người nghèo (Mác 10:17-22; Lu 18:18, 23). Chúa Giê-su có tiếng là bạn của người bần cùng và thấp hèn chứ không phải bạn của người giàu sang và quyền thế.—Mat 11:19.
4. Điều gì cho thấy bạn của Chúa Giê-su là những người có khuyết điểm?
4 Dĩ nhiên, bạn của Chúa Giê-su là những người bất toàn, có khuyết điểm. Chẳng hạn, một lần nọ Phi-e-rơ có cách nhìn trái với quan điểm của Đức Chúa Trời (Mat 16:21-23). Gia-cơ và Giăng biểu lộ tính tham vọng khi xin Chúa Giê-su ban vị trí quan trọng trong Nước Trời. Hành động này khiến các sứ đồ khác phẫn nộ, từ đó trong vòng các sứ đồ thường xuyên có cãi vã về việc ai lớn hơn ai. Tuy nhiên, Chúa Giê-su kiên nhẫn điều chỉnh lối suy nghĩ của họ chứ không dễ nóng giận.—Mat 20:20-28.
5, 6. (a) Tại sao Chúa Giê-su tiếp tục làm bạn với 11 sứ đồ? (b) Tại sao Chúa Giê-su chấm dứt tình bạn với Giu-đa?
5 Chúa Giê-su tiếp tục làm bạn với những người bất toàn này không phải vì ngài quá dễ dãi, hoặc làm ngơ trước khuyết điểm của họ. Đúng hơn, ngài chú trọng đến động cơ và đức tính tốt của họ. Chẳng hạn, trong giây phút khó khăn nhất của Chúa Giê-su thì Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đã ngủ gật thay vì cùng thức với ngài. Tất nhiên, Chúa Giê-su cũng thất vọng về họ. Dù vậy, ngài vẫn công nhận họ có thiện chí khi nói: “Tâm-thần thì muốn lắm, mà xác-thịt thì yếu-đuối”.—6 Ngược lại, Chúa Giê-su chấm dứt tình bạn với Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Dù Giu-đa ra vẻ là bạn ngài, lòng hắn đã trở nên xấu xa và Chúa Giê-su nhìn thấy điều đó. Hắn đã làm bạn với thế gian nên biến mình thành kẻ thù của Đức Chúa Trời (Gia 4:4). Vì thế, Chúa Giê-su đuổi Giu-đa ra, trước khi bày tỏ tình bạn với 11 sứ đồ trung thành còn lại.—Giăng 13:21-35.
7, 8. Chúa Giê-su biểu hiện tình yêu thương với bạn ngài như thế nào?
7 Chúa Giê-su bỏ qua thiếu sót của những người bạn trung thành, cũng như làm điều tốt nhất cho họ. Chẳng hạn, ngài cầu xin Cha gìn giữ họ trong cơn thử thách (Đọc Giăng 17:11). Ngài chú ý đến nhu cầu và giới hạn về thể chất của họ (Mác 6:30-32). Chúa Giê-su không chỉ nói về ý nghĩ của ngài mà còn quan tâm lắng nghe cũng như tìm hiểu những ý nghĩ và cảm xúc của họ.—Mat 16:13-16; 17:24-26.
8 Chúa Giê-su sống, chết vì bạn ngài. Chúa Giê-su biết ngài phải dâng mạng sống để làm thăng bằng cán cân công lý của Cha (Mat 26:27, 28; Hê 9:22, 28). Tuy nhiên, sự hy sinh đó cũng biểu hiện tình yêu thương. Chúa Giê-su nói: “Chẳng có sự yêu-thương nào lớn hơn là vì bạn-hữu mà phó sự sống mình”.—Giăng 15:13.
Cách các môn đồ đáp lại tình bạn của Chúa Giê-su
9, 10. Người ta phản ứng thế nào trước lòng rộng rãi của Chúa Giê-su?
9 Chúa Giê-su rất rộng rãi, ngài sẵn sàng dành thời gian, tình cảm và vật chất mà ngài có cho người khác. Điều đó thu hút người ta đến gần và vui vẻ đáp lại tấm lòng của ngài (Lu 8:1-3). Dựa vào kinh nghiệm, Chúa Giê-su khẳng định: “Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy”.—Lu 6:38.
10 Dĩ nhiên, cũng có một số người đến với Chúa Giê-su chỉ vì lợi ích cá nhân. Những người bạn giả hình này đã bỏ đi khi không hiểu một lời dạy của ngài. Họ vội kết luận sai Giăng 6:26, 56, 60, 66-68). Vào đêm cuối của cuộc đời trên đất, Chúa Giê-su bày tỏ lòng quý mến những người bạn này và nói: “Các ngươi đã bền lòng theo ta trong mọi sự thử-thách ta”.—Lu 22:28.
và quay lưng lại với Chúa Giê-su thay vì tiếp tục tin tưởng ngài. Trái lại, các sứ đồ thì trung thành. Tình bạn của họ với Chúa Giê-su cũng bị thử thách nhiều lần, nhưng họ vẫn cố gắng sát cánh bên ngài cả những lúc thuận lợi cũng như khó khăn (Đọc11, 12. Chúa Giê-su làm gì để trấn an các môn đồ, và họ đáp lại thế nào?
11 Không lâu sau khi được khen là người trung thành, chính các sứ đồ cũng bỏ Chúa Giê-su. Họ nhất thời để cho nỗi sợ loài người lấn át tình thương của họ đối với ngài. Thế nhưng, ngài tiếp tục tha thứ cho họ. Sau khi chết và được sống lại, Chúa Giê-su hiện ra và trấn an họ về tình bạn của ngài. Hơn nữa, ngài giao phó cho các môn đồ một sứ mệnh thiêng liêng là “dạy-dỗ muôn-dân” và làm chứng về ngài “cho đến cùng trái đất” (Mat 28:19; Công 1:8). Họ đáp lại thế nào?
12 Các môn đồ dốc lòng dốc sức loan báo thông điệp Nước Trời. Nhờ thánh linh Đức Giê-hô-va trợ sức, họ nhanh chóng làm cho thành Giê-ru-sa-lem đầy dẫy sự dạy dỗ của mình (Công 5:27-29). Cả mối đe dọa đến tính mạng cũng không thể ngăn cản họ vâng theo mệnh lệnh đào tạo môn đồ. Chỉ vài thập niên sau khi Chúa Giê-su ban mệnh lệnh, sứ đồ Phao-lô quả quyết rằng tin mừng đã được giảng ra “giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời” (Cô 1:23). Các môn đồ đã chứng tỏ họ quý trọng tình bạn với Chúa Giê-su biết bao!
13. Các môn đồ để cho sự dạy dỗ của Chúa Giê-su chi phối đời sống họ ra sao?
13 Ngoài ra, những người trở thành môn đồ Chúa Giê-su cũng để cho sự dạy dỗ của ngài chi phối đời sống. Đối với nhiều người, điều này bao hàm từ bỏ hành vi sai trái và thay đổi nhân cách. Một số môn đồ mới từng là người đồng tính luyến ái, ngoại tình, say sưa hay trộm cướp (1 Cô 6:9-11). Một số khác phải thay đổi quan điểm về người không cùng chủng tộc (Công 10:25-28). Tất cả đều vâng lời Chúa Giê-su, từ bỏ nhân cách cũ và mặc lấy nhân cách mới (Ê-phê 4:20-24). Họ dần quen thuộc với “ý của Đấng Christ”, hiểu và bắt chước cách nghĩ cũng như cách làm của ngài.—1 Cô 2:16.
Tình bạn giữa chúng ta với Chúa Giê-su
14. Chúa Giê-su hứa làm gì trong kỳ cuối cùng?
14 Nhiều môn đồ vào thế kỷ thứ nhất từng tiếp xúc với Chúa Giê-su hay được thấy ngài sau khi ngài sống lại. Rõ ràng, chúng ta không có đặc ân đó. Vậy, làm sao chúng ta có thể trở thành bạn của Chúa Giê-su? Một cách là vâng theo sự hướng dẫn mà ngài ban qua lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan, tức anh em được xức dầu của ngài còn sống trên đất. Chúa Giê-su hứa rằng trong kỳ cuối cùng, ngài sẽ bổ nhiệm đầy tớ này để “coi-sóc cả gia-tài mình” (Mat 24:45-47). Ngày nay, đại đa số người muốn làm bạn với ngài không thuộc lớp đầy tớ trung tín. Thái độ của họ đối với sự hướng dẫn của lớp đầy tớ ảnh hưởng thế nào đến tình bạn với Chúa Giê-su?
15. Yếu tố nào quyết định một người là “chiên” hay “dê”?
15 Đọc Ma-thi-ơ 25:31-40. Chúa Giê-su gọi những người hợp thành lớp đầy tớ trung tín là anh em. Trong minh họa về việc chia chiên với dê, Chúa Giê-su cho biết rõ: Chúng ta đối xử với anh em ngài ra sao thì cũng như đối xử với ngài vậy. Cách một người đối xử với anh em ngài—thậm chí với “kẻ nhỏ hơn hết”—là yếu tố quyết định người đó là “chiên” hay “dê” (Mat 25:40, Ghi-đê-ôn). Vì thế, đối với những ai có hy vọng sống mãi trên đất, cách chính yếu để thể hiện ước muốn làm bạn với Chúa Giê-su là ủng hộ lớp đầy tớ trung tín.
16, 17. Chúng ta cho thấy mình làm bạn với anh em của Chúa Giê-su qua những cách nào?
16 Nếu là người có hy vọng sống trên đất dưới sự trị vì của Nước Đức Chúa Trời, bạn cho thấy mình làm bạn với anh em của Chúa Giê-su qua những cách nào? Chúng ta hãy xem xét ba trong nhiều cách. Cách đầu tiên là hết lòng tham gia vào công việc rao giảng. Mệnh lệnh của Chúa Giê-su cho anh em ngài là rao giảng tin mừng ra khắp đất (Mat 24:14). Tuy nhiên, số anh em của ngài còn lại trên đất sẽ khó chu toàn trách nhiệm nếu không có sự trợ giúp của bạn đồng hành là các chiên khác. Thật thế, mỗi khi tham gia rao giảng, những người thuộc lớp chiên khác đang giúp anh em của Chúa Giê-su chu toàn sứ mệnh thiêng liêng. Đây là việc làm vì tình bạn mà cả lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan lẫn Chúa Giê-su đều quý trọng sâu sắc.
17 Cách thứ hai là đóng góp tài chính để ủng hộ công việc Nước Trời. Chúa Giê-su khuyến khích môn đồ dùng “của bất-nghĩa” mà kết bạn (Lu 16:9). Điều đó không có nghĩa là chúng ta mua tình bạn của Chúa Giê-su và Đức Giê-hô-va. Đúng hơn, chúng ta dùng của cải vật chất để đẩy mạnh công việc Nước Trời. Làm thế, chúng ta chứng tỏ tình bạn và tình yêu thương với hai Đấng ấy bằng “việc làm và lẽ thật”, chứ không chỉ qua lời nói (1 Giăng 3:16-18). Chúng ta ủng hộ về tài chính bằng cách: dùng tài sản hay tự trang trải chi phí khi tham gia rao giảng, đóng góp cho việc xây cất và bảo trì những nơi thờ phượng, cũng như đóng góp vào quỹ dành cho công việc rao giảng trên khắp thế giới. Dù đóng góp nhiều hay ít, chắc chắn Chúa Giê-su và Đức Giê-hô-va đều quý trọng việc chúng ta dâng của một cách vui lòng.—2 Cô 9:7.
18. Tại sao chúng ta nên vâng theo sự chỉ dẫn của các trưởng lão?
18 Cách thứ ba để chứng tỏ chúng ta làm bạn với Chúa Giê-su là vâng theo sự hướng dẫn của các trưởng lão. Họ được bổ nhiệm qua thánh linh dưới sự hướng dẫn của Chúa Giê-su (Ê-phê 5:23). Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy vâng lời kẻ dắt-dẫn anh em và chịu phục các người ấy” (Hê 13:17). Đôi khi, chúng ta thấy khó vâng theo sự chỉ dẫn dựa trên Kinh Thánh từ các trưởng lão địa phương. Có lẽ vì biết rõ những thiếu sót của họ nên chúng ta có cái nhìn sai lệch về lời khuyên họ đưa ra. Tuy nhiên, đấng đứng đầu hội thánh là Chúa Giê-su vẫn sẵn lòng dùng những người bất toàn này. Vì thế, thái độ của chúng ta đối với vai trò hướng dẫn của các trưởng lão ảnh hưởng trực tiếp đến tình bạn với ngài. Khi bỏ qua những thiếu sót và vui vẻ vâng theo sự hướng dẫn của họ, chúng ta chứng tỏ mình yêu thương Chúa Giê-su.
Chúng ta tìm bạn tốt nơi đâu?
19, 20. Trong hội thánh, chúng ta tìm được những ai? Bài kế tiếp sẽ nói về điều gì?
19 Chúa Giê-su chăm sóc chúng ta qua những người chăn bầy yêu thương. Không những thế, ngài còn ban anh chị em và cha mẹ thiêng liêng (Đọc Mác 10:29, 30). Khi bạn mới bắt đầu kết hợp với tổ chức Đức Giê-hô-va, gia đình bạn phản ứng ra sao? Nếu họ ủng hộ để bạn đến gần Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su thì rất tốt. Tuy nhiên, Chúa Giê-su cảnh báo: “Người ta sẽ có kẻ thù-nghịch, là người nhà mình” (Mat 10:36). Thật an ủi khi biết trong hội thánh, chúng ta có thể tìm được những người bạn thân thiết hơn anh em ruột!—Châm 18:24.
20 Cuối thư viết cho hội thánh tại Rô-ma, Phao-lô gửi lời chào đích danh một số anh em. Điều này cho thấy ông đã kết thân với nhiều người (Rô 16:8-16). Kết thúc lá thư thứ ba, sứ đồ Giăng viết: “Hãy chào-thăm các bạn-hữu theo đích danh từng người” (3 Giăng 15). Rõ ràng, ông cũng vun đắp được nhiều tình bạn bền vững. Làm sao để noi gương Chúa Giê-su và các môn đồ thời xưa trong việc tạo dựng và gìn giữ tình bạn trong sáng với anh em đồng đạo? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài kế tiếp.
Bạn trả lời thế nào?
• Chúa Giê-su nêu gương nào về người bạn tốt?
• Các môn đồ đáp lại tình bạn của Chúa Giê-su như thế nào?
• Chúng ta chứng tỏ mình là bạn của Chúa Giê-su qua những cách nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 14]
Chúa Giê-su quan tâm đến những ý nghĩ và cảm xúc của bạn ngài
[Hình nơi trang 16]
Chúng ta thể hiện ước muốn làm bạn với Chúa Giê-su qua những cách nào?