Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh gần đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây không:

• Đức Chúa Trời có thể ban sự giàu sang cho bạn theo nghĩa nào?

Thời xưa, Đức Giê-hô-va ban sự giàu sang cho một số người, chẳng hạn như Áp-ra-ham và Sa-lô-môn. Nhưng điều mà tín đồ Đấng Christ cần nhất và Đức Chúa Trời có thể giúp họ đạt được là sự giàu có về đức tin, được bình an, thỏa nguyện và hạnh phúc.—1/9, trang 3-7.

• Chúng ta có thể học được bài học nào về việc Chúa Giê-su cứu Phi-e-rơ khi ông bị chìm xuống biển? (Mat 14:28-31)

Nếu biết một anh em có vẻ yếu đức tin, chúng ta có thể giơ tay ra theo nghĩa bóng để giúp người đó vững mạnh hơn.—15/9, trang 8.

• Đức Giê-hô-va phải hy sinh điều gì để giải thoát chúng ta?

Đức Giê-hô-va đã chịu đựng khi nhìn thấy Con Ngài bị đau đớn và chế giễu. Hơn nữa, việc Áp-ra-ham sẵn sàng dâng con của mình là hình bóng trước cho việc Đức Giê-hô-va chịu đựng khi Con Ngài bị hành hình như một tội nhân.—15/9, trang 28, 29.

• Tại sao cổ bản Kinh Thánh Vatican là điều quý giá?

Cổ bản Kinh Thánh Vatican là bản chép tay tiếng Hy Lạp xuất hiện sau khi toàn bộ Kinh Thánh được viết ra chưa đến 300 năm. Cổ bản này bao gồm hầu hết phần Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ và phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp. Đó là một công cụ mà các học giả dùng để xác định nội dung văn bản gốc của Kinh Thánh.—1/10, trang 18-20.

Châm-ngôn 24:27 cho chúng ta bài học nào về việc “cất nhà”?

Một người nam muốn kết hôn cần chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm của mình. Điều này bao gồm việc sẵn sàng cung cấp vật chất và dẫn đầu về phương diện thiêng liêng cho gia đình.—15/10, trang 12.

• Tại sao gọi Nhân Chứng Giê-hô-va thuộc đạo Tin Lành là không đúng?

Vào thế kỷ 16, ở Châu Âu nổi lên Phong trào Kháng Cách. Mục tiêu của phong trào này là cải cách Giáo hội Công giáo La Mã. “Kháng Cách” (người Việt thường gọi là “Tin Lành”) được dùng để nói đến những ai theo các mục tiêu của Phong trào Cải Cách. Nhân Chứng Giê-hô-va không công nhận uy quyền tối cao của các giáo hoàng, hết lòng ủng hộ Kinh Thánh nhưng họ không chấp nhận nhiều giáo lý và thực hành không dựa trên Kinh Thánh của đạo Tin Lành.—1/11, trang 19.

• Có cần học tiếng Do Thái và Hy Lạp cổ để hiểu Kinh Thánh?

Không. Chỉ biết những thứ tiếng ấy không tự nhiên giúp một người hiểu được thông điệp của Kinh Thánh. Một người đã nghiên cứu hai ngôn ngữ ấy vẫn phải dùng từ điển và các sách văn phạm. Việc Đức Chúa Trời bảo tồn lời của Chúa Giê-su dưới dạng dịch cho thấy một người có thể dùng các bản dịch Kinh Thánh trong ngôn ngữ hiện đại để học lẽ thật.—1/11, trang 20-23.

• Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su nêu gương thế nào về cách cư xử lịch sự?

Dù là Đấng Tối Thượng của vũ trụ, Ngài đối đãi với con người cách nhân từ và tôn trọng. Khi nói với Áp-ra-ham và Môi-se nơi Sáng-thế Ký 13:14 và Xuất Ê-díp-tô Ký 4:6, Đức Giê-hô-va có dùng một từ trong nguyên ngữ tiếng Hê-bơ-rơ được viết dưới dạng là một yêu cầu lịch sự, chứ không phải một mệnh lệnh. Đức Chúa Trời cũng lắng nghe con người (Sáng 18:23-32). Chúa Giê-su cũng vậy, ngài sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh, và thường dùng tên của họ khi nói chuyện.—15/11, trang 25.

• Tại sao môn đồ chân chính của Chúa Giê-su không tổ chức Tết Nguyên Đán?

Với người châu Á, Tết Nguyên Đán là kỳ lễ quan trọng theo âm lịch. Người ta thường tổ chức lễ này để được may mắn và tỏ lòng tôn kính đối với linh hồn người quá cố. Môn đồ Chúa Giê-su kính trọng cha mẹ, nhưng họ không tham dự những bữa ăn nhằm củng cố mối liên hệ giữa người sống và người chết để được phù hộ, hoặc nhằm cầu xin các thần cai quản trong nhà ban phước.—1/12, trang 20-23.