Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Công cụ giúp người trẻ nhớ đến Đấng Tạo Hóa

Công cụ giúp người trẻ nhớ đến Đấng Tạo Hóa

Công cụ giúp người trẻ nhớ đến Đấng Tạo Hóa

Cách đây khoảng 3.000 năm, một người khôn ngoan là Sa-lô-môn viết: “Hãy suy tưởng đến Đấng Tạo Hóa khi còn trong tuổi thanh xuân” (Truyền 12:1, Bản Dịch Mới). Giờ đây, các tín đồ Đấng Christ trẻ tuổi có một công cụ mới giúp các em làm điều đó. Cuốn sách “Giới trẻ thắc mắc—Những lời giải đáp thiết thực”, tập 2 * được ra mắt tại hội nghị địa hạt của Nhân Chứng Giê-hô-va với chủ đề: “Hãy để thánh linh Đức Chúa Trời hướng dẫn”. Các hội nghị này được tổ chức trên khắp thế giới từ tháng 5 năm 2008 đến tháng Giêng năm 2009.

Mặt sau trang bìa của sách là lá thư của Hội đồng lãnh đạo gửi cho người trẻ. Một phần của lá thư này nói: “Chúng tôi chân thành cầu mong ấn phẩm này sẽ giúp bạn đứng vững trước áp lực và cám dỗ mà ngày nay giới trẻ gặp phải. Chúng tôi cũng hy vọng ấn phẩm này sẽ hướng dẫn bạn có những quyết định phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời”.

Cha mẹ có ước muốn chính đáng là nuôi dạy con bằng “sự sửa-phạt khuyên-bảo của Chúa” (Ê-phê 6:4). Còn các em ở tuổi vị thành niên thì thường cảm thấy thiếu tự tin, và rất mong được hướng dẫn. Nếu có con ở tuổi vị thành niên, làm sao bạn có thể giúp con nhận được lợi ích tối đa từ ấn phẩm này? Sau đây là một số lời đề nghị:

Nên có một cuốn riêng và đọc để nắm rõ đặc điểm của sách. Ngoài việc đọc nội dung, bạn hãy chú ý đến giọng văn. Thay vì chỉ nói cho người trẻ biết điều gì đúng và điều gì sai, sách này giúp các em luyện tập khả năng suy nghĩ (Hê 5:14). Sách cũng đưa ra những đề nghị thực tế về cách bênh vực lẽ phải. Chẳng hạn, chương 15 “Làm sao có thể kháng cự áp lực của bạn bè?” không chỉ khuyên người trẻ phải biết nói “không”. Chương này còn đưa ra những giải pháp dựa trên Kinh Thánh, và mẫu giải đáp thực tế để giúp người trẻ tập cách “đối-đáp mỗi người”.—Cô 4:6.

Hãy tận dụng phần trắc nghiệm. Dù những phần này được biên soạn cho người trẻ, nhưng cũng có những phần mà cha mẹ có thể điền vào *. Chẳng hạn, khi xem câu hỏi trắc nghiệm nơi trang 16 nói về chuyện hẹn hò, bạn hãy nhớ lại mình đã nghĩ thế nào vào lúc bằng tuổi con. Nếu muốn thì bạn hãy điền câu trả lời. Sau đó, hãy tự hỏi: “Qua nhiều năm, suy nghĩ của tôi về chuyện này thay đổi ra sao? Tôi có thêm sự hiểu biết nào so với lúc ở tuổi vị thành niên, và làm sao tôi có thể truyền sự hiểu biết đó cho con một cách hiệu quả?”

Tôn trọng sự riêng tư của con. Phần trắc nghiệm mang tính chất gợi mở để người trẻ bộc lộ tâm tư, bằng cách viết câu trả lời hoặc tự giải đáp trong trí. Mục tiêu của bạn là đọc lòng con, chứ không phải đọc sách của con. Trong phần “Lưu ý các bậc cha mẹ”, nơi trang 3, có đề nghị: “Để khuyến khích con ở tuổi vị thành niên điền vào sách những suy nghĩ thật của mình, bạn hãy tôn trọng sự riêng tư của con. Biết đâu sau đó con cái sẽ mở lòng tâm sự với bạn về những gì mà con đã viết”.

Công cụ hữu ích cho Buổi thờ phượng gia đình

Sách “Giới trẻ thắc mắc”, tập 2 là công cụ tuyệt vời cho Buổi thờ phượng gia đình. Sách không có câu hỏi cho mỗi đoạn, vậy bạn có thể dùng nó như thế nào? Tại sao bạn không uyển chuyển và dùng phương pháp hiệu quả nhất với con?

Chẳng hạn, một số gia đình có thể xem phần “Ứng phó trước áp lực của bạn bè”, trang 132 và 133, theo hình thức thực tập. Trong câu hỏi đầu tiên, con cái cho biết vấn đề khó khăn nhất mà các em gặp. Qua câu hỏi thứ hai, con sẽ cho biết khó khăn ấy thường xảy ra ở đâu. Sau phần xem xét hậu quả của việc làm theo bạn bè, hoặc lợi ích của việc kháng cự áp lực, phần cuối đề nghị các em chuẩn bị một số cách trả lời. Bạn hãy khuyến khích con vận dụng óc sáng tạo để nghĩ ra câu trả lời mà các em có thể tự tin dùng, phù hợp với cá tính và suy nghĩ của mình.—Thi 119:46.

Công cụ để trò chuyện

Sách “Giới trẻ thắc mắc”, tập 2 khuyến khích những người trẻ trò chuyện với cha mẹ. Thí dụ, khung “Làm sao tôi có thể nói với cha hay mẹ về vấn đề tình dục?” (trang 63, 64), và “Hãy nói chuyện với cha mẹ!”(trang 189) có những lời đề nghị thực tế để chủ động đề cập đến các vấn đề tế nhị. Một em gái 13 tuổi viết: “Cuốn sách này giúp em can đảm thổ lộ với cha mẹ những điều em nghĩ, ngay cả những việc em đã làm”.

Một số phần khác trong sách này cũng giúp cải thiện việc trò chuyện. Chẳng hạn, cuối mỗi chương là khung “Bạn nghĩ sao?”. Ngoài việc ôn lại, gia đình có thể dùng nó để thảo luận chung. Gần cuối mỗi chương cũng có khung “Ứng dụng!”. Khung này cho người trẻ cơ hội viết ra một số cách cụ thể để áp dụng những điều đã học trong chương đó. Câu cuối của mỗi khung “Ứng dụng!” nói: “Về đề tài này, điều tôi muốn hỏi cha, mẹ là...”. Điều này sẽ thúc đẩy người trẻ tìm đến cha mẹ để xin lời khuyên.

Hãy động đến lòng con cái!

Là cha mẹ, mục tiêu của bạn là động đến lòng con. Sách “Giới trẻ thắc mắc”, tập 2 có thể giúp bạn làm điều đó. Hãy xem một người cha đã dùng sách này như thế nào để cải thiện việc trò chuyện với con gái.

“Có một số nơi mà tôi và con gái là Rebekah rất thích. Chúng tôi hay lái xe, đạp xe hoặc đi bộ đến những nơi đó. Tôi thấy con gái dễ trò chuyện với tôi trong những khung cảnh ấy.

Những trang đầu tiên trong sách mà cha con tôi xem là thư của Hội đồng lãnh đạo và phần “Lưu ý các bậc cha mẹ”. Tôi muốn con tôi biết là cháu có thể thoải mái viết vào sách riêng. Tôi sẽ không xem những gì con gái viết, đúng như lời khuyên nơi trang 3.

Tôi cho Rebekah chọn những chương mà con bé thích thảo luận. Một trong những chương đầu mà cháu chọn là “Tôi có nên chơi trò chơi điện tử không?”. Tôi thật bất ngờ khi con chọn chương đó! Tuy nhiên, Rebekah có lý do. Nhiều bạn bè của cháu chơi một trò chơi điện tử kinh dị. Tôi không ngờ trò chơi đó có hình ảnh bạo lực và ngôn ngữ thô tục đến thế! Tôi phát hiện tất cả những điều này khi chúng tôi thảo luận khung “Ứng dụng!”, nơi trang 251. Khung này cũng giúp Rebekah chuẩn bị cách ứng phó khi bạn bè rủ rê cháu chơi trò điện tử đó.

Giờ đây, Rebekah không ngần ngại nói cho tôi biết những gì mà con bé viết trong sách riêng. Cuộc thảo luận của cha con tôi dựa trên sách này thật sôi nổi. Cha con tôi thay phiên nhau đọc, và sau đó con bé phát biểu rất nhiều, kể cả về những hình ảnh và khung. Đây là cơ hội để tôi kể cho con gái biết về mình khi ở tuổi con bé, và sau đó con gái kể với tôi về thời bây giờ. Con gái tôi muốn chia sẻ mọi điều!”

Là cha mẹ, chắc hẳn bạn vui mừng khi sách này được ra mắt. Giờ đây, bạn có cơ hội tận dụng nó. Hội đồng lãnh đạo chúng tôi mong rằng sách “Giới trẻ thắc mắc—Những lời giải đáp thiết thực”, tập 2 sẽ mang lại ân phước cho gia đình bạn. Mong sao sách này giúp mọi lứa tuổi, nhất là các bạn trẻ, ‘bước đi theo thánh linh’.—Ga 5:16.

[Chú thích]

^ đ. 2 Ấn phẩm này chưa có trong tiếng Việt.

^ đ. 6 Một số phần trắc nghiệm trong sách này áp dụng cho mọi lứa tuổi. Chẳng hạn, cả cha mẹ lẫn con cái có thể nhận được lợi ích từ các phần như: “Tự chủ” (trang 221), “Ứng phó trước áp lực của bạn bè” (trang 132, 133), “Kế hoạch chi tiêu hằng tháng” (trang 163) và “Mục tiêu cá nhân” (trang 314).

[Khung nơi trang 30]

Nhận xét của vài bạn trẻ

“Đây là cuốn sách mà bạn cần cầm bút trong tay, rồi đọc kỹ và suy ngẫm. Sách được trình bày như một cuốn nhật ký. Hình thức này khuyến khích bạn suy nghĩ với mục đích là gây dựng cuộc sống tốt nhất cho mình”.—Nicola.

“Tôi gặp nhiều áp lực về chuyện hẹn hò, ngay cả từ những người có thiện ý. Phần đầu của sách này làm tôi càng tin chắc là mình chưa thể hẹn hò, dù cho ai nói gì đi nữa”.—Katrina.

“Dù đã báp-têm, nhưng khung “Bạn có nghĩ đến việc làm báp-têm không?” đã giúp tôi càng ý thức tầm quan trọng của việc đó. Khung này thúc đẩy tôi xem lại thói quen cầu nguyện và học Kinh Thánh cá nhân”.—Ashley.

“Dù được cha mẹ theo đạo dạy dỗ từ nhỏ, nhưng sách này đã giúp tôi tự suy nghĩ về những bước tôi phải thực hiện trong đời sống của mình. Sách cũng giúp tôi trò chuyện cởi mở hơn với cha mẹ”.—Zamira.

[Hình nơi trang 31]

Là cha mẹ, bạn hãy đọc để nắm rõ đặc điểm của sách này

[Hình nơi trang 32]

Hãy đặt mục tiêu là động đến lòng con