“Giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn-dĩ”
“Giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn-dĩ”
‘Ai nấy đều được đầy-dẫy thánh-linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn-dĩ’.—CÔNG 4:31.
1, 2. Tại sao chúng ta nên nỗ lực để hữu hiệu trong thánh chức?
Ba ngày trước khi chịu chết, Chúa Giê-su đã nói với các môn đồ: “Tin-lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”. Sau khi sống lại và trước khi về trời, Chúa Giê-su đã ra lệnh cho các môn đồ ‘hãy đi dạy-dỗ muôn-dân, dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ngài đã truyền’. Ngài hứa sẽ ở với họ “luôn cho đến tận-thế”.—Mat 24:14; 26:1, 2; 28:19, 20.
2 Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta tích cực tham gia công việc đã bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất. Không công việc nào quan trọng bằng việc rao giảng Nước Trời và đào tạo môn đồ, một công việc cứu mạng. Vậy, hữu hiệu trong thánh chức là quan trọng biết bao! Trong bài này, chúng ta sẽ thấy để thánh linh hướng dẫn giúp chúng ta thế nào hầu có thể rao giảng dạn dĩ. Hai bài tiếp theo sẽ cho thấy làm thế nào thánh linh của Đức Giê-hô-va có thể hướng dẫn chúng ta khéo léo dạy dỗ và kiên trì rao giảng.
Cần có lòng dạn dĩ
3. Tại sao tham gia việc rao giảng về Nước Trời đòi hỏi phải có lòng dạn dĩ?
3 Công việc rao giảng về Nước Trời mà Đức Chúa Trời giao là một đặc ân không gì sánh bằng. Tuy nhiên, đôi khi cũng có khó khăn. Dù một số người sẵn lòng chấp nhận tin mừng về Nước Đức Chúa Trời, nhưng nhiều người có tinh thần giống như những người Mat 24:38, 39). Ngoài ra, có những người chế giễu hoặc chống đối chúng ta (2 Phi 3:3). Sự chống đối có thể đến từ nhà cầm quyền, bạn học hoặc đồng nghiệp, thậm chí từ người thân trong gia đình. Hơn nữa, những yếu kém cá nhân như tính nhút nhát và sợ người ta không chấp nhận cũng có thể là trở ngại. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta thấy khó ‘mở miệng cách tự-do’ và nói lời của Đức Chúa Trời với lòng “dạn-dĩ” (Ê-phê 6:19, 20). Nhưng để kiên trì nói lời của Đức Chúa Trời, chúng ta cần có tính dạn dĩ. Vậy, điều gì có thể giúp chúng ta dạn dĩ?
sống vào thời Nô-ê. Chúa Giê-su nói họ “không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy” (4. (a) Dạn dĩ là gì? (b) Làm thế nào sứ đồ Phao-lô có đủ lòng dạn dĩ để rao truyền cho những người ở thành Tê-sa-lô-ni-ca?
4 Từ Hy Lạp được dịch là “dạn-dĩ” có nghĩa “thẳng thắn và rõ ràng”. Từ này muốn nói đến “sự can đảm, tự tin... không e ngại”. Dạn dĩ không có nghĩa là thẳng thừng hay thô lỗ (Cô 4:6). Dù dạn dĩ, chúng ta cũng muốn hòa thuận với mọi người (Rô 12:18). Hơn nữa, khi rao truyền tin mừng về Nước Trời, chúng ta cần giữ thăng bằng giữa việc dạn dĩ và tế nhị để không vô tình gây xúc phạm người khác. Thật thế, dạn dĩ đòi hỏi những đức tính mà chúng ta phải nỗ lực vun trồng. Tuy nhiên, để có sự dạn dĩ ấy chúng ta không chỉ dựa vào khả năng và sức riêng. Sau khi sứ đồ Phao-lô và các bạn đồng hành đã bị “sỉ-nhục tại thành Phi-líp”, làm thế nào họ ‘rao truyền cách dạn-dĩ’ cho những người ở thành Tê-sa-lô-ni-ca? Sứ đồ Phao-lô viết đó là nhờ “trông-cậy Đức Chúa Trời”. (Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:2). Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng có thể xóa tan nỗi sợ hãi và ban cho chúng ta lòng dạn dĩ như thế.
5. Đức Giê-hô-va đã ban sự dạn dĩ cho Phi-e-rơ, Giăng và các môn đồ khác như thế nào?
5 Khi bị “các quan, các trưởng-lão, các thầy thông-giáo” chất vấn, sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng đã trả lời: “Chính các ông hãy suy-xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe”. Thay vì cầu xin Đức Chúa Trời chấm dứt sự bắt bớ, họ và các anh em đồng đạo đã cầu nguyện: “Xin Chúa xem-xét sự họ ngăm-dọa, và ban cho các đầy-tớ Ngài rao-giảng đạo Ngài một cách dạn-dĩ” (Công 4:5, 19, 20, 29). Đức Giê-hô-va đã đáp lời cầu xin ấy thế nào? (Đọc Công-vụ 4:31). Đức Giê-hô-va đã ban thánh linh giúp họ dạn dĩ. Thánh linh Đức Chúa Trời cũng có thể làm thế với chúng ta. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể nhận được thánh linh và để thánh linh hướng dẫn trong thánh chức?
Làm sao có lòng dạn dĩ?
6, 7. Cách trực tiếp nhất để nhận thánh linh Đức Chúa Trời là gì? Xin cho thí dụ.
6 Cách trực tiếp nhất để nhận thánh linh của Đức Chúa Trời là cầu xin Ngài ban cho. Chúa Giê-su nói với những người nghe ngài: “Nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con-cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban [thánh-linh] cho người xin Ngài!” (Lu 11:13). Thật thế, chúng ta nên thường xuyên cầu xin thánh linh. Nếu cảm thấy e ngại trong một lĩnh vực nào của thánh chức—làm chứng trên đường phố, bán chính thức hoặc tại khu vực thương mại—chúng ta nên cầu xin Đức Giê-hô-va ban thánh linh và giúp chúng ta có lòng dạn dĩ cần thiết.—1 Tê 5:17.
7 Đó là điều mà chị tên là Rosa * đã làm. Ngày nọ, chị Rosa đang ở nơi làm việc và một giáo viên đọc báo cáo từ trường khác về việc bạo hành trẻ em. Giáo viên ấy bực bội đến mức la lên: “Thế giới này chẳng ra làm sao!”. Chị Rosa không thể bỏ lỡ cơ hội để làm chứng. Làm sao chị có can đảm để làm chứng? Chị Rosa cho biết: “Tôi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va và xin Ngài ban thánh linh giúp tôi”. Chị đã làm chứng tốt và sắp đặt để lần sau tiếp tục nói về chủ đề này. Một trường hợp khác là của em gái năm tuổi tên Mary, sống ở thành phố New York. Mary nói: “Trước khi đến lớp, mẹ và em luôn cầu nguyện với Đức Giê-hô-va”. Họ cầu nguyện về điều gì? Đó là xin cho Mary có can đảm để giữ lập trường và nói về Đức Chúa Trời! Mẹ em cho biết: “Điều này giúp Mary giải thích quan điểm của cháu về sinh nhật và các ngày lễ, cũng như không tham gia những buổi lễ này”. Chẳng phải những kinh nghiệm ấy cho thấy lời cầu nguyện có thể giúp chúng ta dạn dĩ hay sao?
8. Chúng ta học được gì nơi nhà tiên tri Giê-rê-mi về việc vun trồng lòng dạn dĩ?
8 Chúng ta cũng hãy nghĩ đến điều đã giúp nhà tiên tri Giê-rê-mi vun trồng lòng dạn dĩ. Khi Đức Giê-hô-va bổ nhiệm ông làm nhà tiên tri cho các nước, ông nói: “Nầy tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ” (Giê 1:4-6). Dù vậy, theo thời gian, Giê-rê-mi đã kiên trì và mạnh dạn rao giảng đến độ nhiều người xem ông như là người chuyên nói điềm gở (Giê 38:4). Trong hơn 65 năm, ông đã can đảm công bố sự phán xét của Đức Giê-hô-va. Công việc rao giảng dạn dĩ của ông nổi tiếng khắp nước Y-sơ-ra-ên đến mức khoảng 600 năm sau, khi Chúa Giê-su làm chứng dạn dĩ thì một số người tin rằng ngài chính là Giê-rê-mi được sống lại (Mat 16:13, 14). Lúc ban đầu Giê-rê-mi đã nhút nhát và ngần ngại công bố thông điệp, nhưng làm thế nào ông khắc phục điều đó? Ông cho biết: “Trong lòng tôi [lời của Đức Chúa Trời] như lửa đốt-cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt-mỏi vì nín-lặng” (Giê 20:9). Đúng vậy, lời của Đức Giê-hô-va đã tác động mạnh đến Giê-rê-mi và thôi thúc ông nói ra.
9. Tại sao lời của Đức Chúa Trời có thể tác động đến chúng ta như đã tác động đến Giê-rê-mi?
9 Trong thư gửi cho người Hê-bơ-rơ, sứ đồ Phao-lô viết: “Lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh-nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem-xét tư-tưởng và ý-định trong lòng” (Hê 4:12). Thông điệp hay lời của Đức Chúa Trời có thể tác động đến chúng ta như đã tác động đến Giê-rê-mi. Hãy nhớ rằng dù Kinh Thánh do con người viết, nhưng không chứa đựng sự khôn ngoan của loài người vì Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn. Nơi 2 Phi-e-rơ 1:21 nói: “Chẳng hề có lời tiên-tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi [thánh-linh] cảm-động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”. Khi dành thời gian để học hỏi Kinh Thánh cá nhân kỹ lưỡng, tâm trí chúng ta sẽ tràn đầy thông điệp do thánh linh Đức Chúa Trời soi dẫn. (Đọc 1 Cô-rinh-tô 2:10). Thông điệp ấy “như lửa đốt-cháy” trong lòng, khiến chúng ta phải nói với người khác.
10, 11. (a) Để nói năng dạn dĩ, chúng ta nên có thói quen học hỏi thế nào? (b) Xin kể ít nhất một điểm mà bạn muốn thực hiện để cải thiện chất lượng việc học cá nhân.
10 Nếu muốn việc học hỏi cá nhân tác Ê-xê-chi-ên 2:8–3:4, 7-9.
động mạnh mẽ, chúng ta nên học cách nào để thông điệp Kinh Thánh thấm sâu vào lòng, ảnh hưởng đến con người bề trong. Chẳng hạn, tiên tri Ê-xê-chi-ên nhận được sự hiện thấy, trong đó ông phải ăn cuốn sách chứa thông điệp mạnh mẽ mà ông sẽ rao truyền cho những người không chấp nhận. Ê-xê-chi-ên phải để thông điệp đó thấm vào lòng và trở thành một phần của con người ông. Làm thế, nhiệm vụ rao truyền thông điệp sẽ trở nên dễ chịu, ngọt ngào như mật.—Đọc11 Chúng ta cũng ở trong trường hợp như Ê-xê-chi-ên. Thời nay, nhiều người không muốn nghe thông điệp trong Kinh Thánh. Để kiên trì nói lời Đức Chúa Trời, điều quan trọng là chúng ta phải học thế nào hầu hiểu rõ và tin chắc thông điệp trong Kinh Thánh. Chúng ta nên có thói quen học hỏi Kinh Thánh đều đặn, đừng khi có khi không. Chúng ta nên có lòng ao ước như người viết Thi-thiên: “Hỡi Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi và là Đấng cứu-chuộc tôi, nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy-gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!” (Thi 19:14). Thật quan trọng biết bao khi dành thời gian suy ngẫm điều chúng ta đọc, nhờ đó lẽ thật Kinh Thánh thấm sâu vào lòng! Vậy, chắc chắn chúng ta nên nỗ lực cải thiện chất lượng việc học cá nhân *.
12. Tại sao các buổi họp của hội thánh giúp chúng ta được thánh linh hướng dẫn?
12 Một cách khác để nhận lợi ích từ thánh linh Đức Giê-hô-va là “coi-sóc nhau để khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành; chớ bỏ sự nhóm lại” (Hê 10:24, 25). Cố gắng tham dự đều đặn các buổi họp của hội thánh, chăm chú lắng nghe và áp dụng những điều chúng ta học là cách tốt để thánh linh hướng dẫn. Suy cho cùng, chẳng phải thánh linh Đức Giê-hô-va hướng dẫn chúng ta qua hội thánh hay sao?—Đọc Khải-huyền 3:6.
Có lòng dạn dĩ mang lại lợi ích nào?
13. Từ việc các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu hoàn thành công việc rao giảng, chúng ta học được điều gì?
13 Thánh linh là lực mạnh nhất trong vũ trụ, có thể thêm sức cho con người để làm theo ý muốn Đức Giê-hô-va. Dưới tác động của thánh linh, các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đã thực hiện công việc rao giảng trên quy mô rộng lớn. Họ giảng tin mừng “giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời” (Cô 1:23). Khi biết phần lớn những người ấy là “tầm thường, kém học thức”, chúng ta thấy rõ họ đã được tác động bởi một lực mạnh mẽ, chứ không phải là do sức riêng.—Công 4:13, Bản Dịch Mới.
14. Điều gì có thể giúp chúng ta “sốt sắng nhờ thánh linh”?
Rô 12:11, NW). Kinh Thánh nói về ‘một người Giu-đa tên là A-bô-lô, quê tại thành A-léc-xan-tri, là tay khéo nói, đến thành Ê-phê-sô’. Nhờ thánh linh, ông ấy “lấy lòng rất sốt-sắng mà giảng và dạy kỹ-càng những điều về Đức Chúa Jêsus” (Công 18:24, 25). Khi “sốt sắng nhờ thánh linh”, chúng ta càng dạn dĩ hơn trong việc rao giảng từng nhà và làm chứng bán chính thức.
14 Nếu sống phù hợp với sự hướng dẫn của thánh linh, chúng ta sẽ được thôi thúc để can đảm thi hành thánh chức. Thường xuyên cầu xin thánh linh, siêng năng học hỏi Kinh Thánh cá nhân kỹ lưỡng, cầu nguyện và suy ngẫm về những điều chúng ta đọc cũng như đều đặn tham gia các buổi họp hội thánh có thể giúp chúng ta “sốt sắng nhờ thánh linh” (15. Ngày càng dạn dĩ trong việc làm chứng mang lại lợi ích nào cho chúng ta?
15 Ngày càng dạn dĩ trong việc làm chứng sẽ ảnh hưởng tốt trên chúng ta. Chúng ta có thái độ tích cực hơn vì càng hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc rao giảng. Chúng ta nhiệt thành hơn vì có thêm niềm vui khi hữu hiệu trong thánh chức. Chúng ta càng sốt sắng vì ý thức rõ hơn tính khẩn cấp của công việc rao giảng.
16. Chúng ta nên làm gì nếu thấy mình không còn sốt sắng trong thánh chức như trước?
16 Nói sao nếu chúng ta không còn sốt sắng trong thánh chức hoặc không còn nhiệt thành như trước nữa? Điều quan trọng là thành thật xem xét chính mình. Phao-lô viết: “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức-tin chăng. Hãy tự thử mình” (2 Cô 13:5). Vậy, hãy tự hỏi: “Tôi có còn “sốt sắng nhờ thánh linh” không? Tôi có cầu xin Đức Giê-hô-va ban thánh linh không? Lời cầu nguyện của tôi có cho thấy mình nương cậy nơi Ngài để làm theo ý muốn Ngài không? Trong lời cầu nguyện, tôi có bày tỏ lòng biết ơn về thánh chức mà Ngài đã giao không? Thói quen học hỏi cá nhân của tôi như thế nào? Tôi dành bao nhiêu thời gian để suy ngẫm về những điều mình đọc và nghe? Tôi tham gia các buổi họp hội thánh đến mức nào?”. Suy ngẫm về những câu hỏi như thế có thể giúp chúng ta nhận ra mình yếu ở điểm nào và điều chỉnh lại.
Hãy để thánh linh giúp bạn dạn dĩ
17, 18. (a) Ngày nay, công việc rao giảng đang được thực hiện với quy mô nào? (b) Làm thế nào chúng ta có thể rao giảng tin mừng về Nước Trời cách “tự-do trọn-vẹn”?
17 Sau khi sống lại, Chúa Giê-su nói với các môn đồ: “Khi [thánh-linh] giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền-phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công 1:8). Công việc bắt đầu từ thời đó nay đang được thực hiện trên quy mô chưa từng thấy. Hơn bảy triệu Nhân Chứng của Đức Giê-hô-va trong hơn 230 xứ đã dành ra gần 1,5 tỷ giờ trong một năm để rao truyền thông điệp Nước Trời. Thật phấn khởi biết bao khi được sốt sắng góp phần vào công việc không bao giờ lặp lại này!
18 Như vào thế kỷ thứ nhất, ngày nay công việc rao giảng trên toàn cầu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thánh linh Đức Chúa Trời. Nếu đáp ứng sự hướng dẫn của thánh linh, chúng ta sẽ rao giảng cách “tự-do trọn-vẹn” (Công 28:31). Vậy, khi công bố tin mừng về Nước Trời, chúng ta hãy để thánh linh hướng dẫn!
[Chú thích]
^ đ. 7 Các tên đã đổi.
^ đ. 11 Để nhận lợi ích tốt nhất từ việc đọc Kinh Thánh và học hỏi cá nhân, xin xem sách Được lợi ích nhờ sự giáo dục của Trường Thánh Chức Thần Quyền, bài “Hãy chăm chỉ đọc sách” và “Học tập mang lại phần thưởng”, nơi trang 21-32.
Bạn học được gì?
• Tại sao chúng ta cần dạn dĩ khi nói lời của Đức Chúa Trời?
• Điều gì đã giúp các môn đồ thời ban đầu nói với lòng dạn dĩ?
• Bằng cách nào chúng ta có thể có lòng dạn dĩ?
• Lòng dạn dĩ mang lại lợi ích gì?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 7]
Làm sao cha mẹ có thể giúp con có lòng dạn dĩ?
[Hình nơi trang 8]
Lời cầu nguyện ngắn gọn có thể giúp bạn dạn dĩ trong thánh chức