Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

‘Thánh-linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến!’

‘Thánh-linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến!’

‘Thánh-linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến!’

‘Thánh-linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không’.—KHẢI 22:17.

1, 2. Quyền lợi Nước Trời nên có vị trí nào trong đời sống chúng ta, và tại sao?

Quyền lợi Nước Trời nên có vị trí nào trong đời sống chúng ta? Chúa Giê-su khuyến khích các môn đồ ‘hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời trước hết’, và đảm bảo rằng nếu họ làm thế, Đức Chúa Trời sẽ cung cấp những gì họ cần (Mat 6:25-33). Ngài so sánh Nước Trời giống như một hột châu quý đến nỗi khi tìm thấy, người lái buôn đã “bán hết gia-tài mình mà mua hột châu đó” (Mat 13:45, 46). Vậy, chẳng phải công việc rao giảng và đào tạo môn đồ nên là điều ưu tiên hàng đầu trong đời sống chúng ta sao?

2 Như đã xem xét trong hai bài trước, việc rao giảng dạn dĩ và khéo dùng Lời Đức Chúa Trời trong thánh chức cho thấy chúng ta được thánh linh Ngài hướng dẫn. Thánh linh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chúng ta đều đặn tham gia công việc rao giảng về Nước Trời. Chúng ta hãy xem như thế nào.

Lời mời cho mọi người!

3. Mọi người được mời “hãy đến” nhận lấy loại nước nào?

3 Đức Chúa Trời dùng thánh linh để mời gọi mọi người. (Đọc Khải-huyền 22:17). Lời ấy mời người ta “hãy đến” và thỏa cơn khát bằng một loại nước kỳ diệu. Đó không phải là nước bình thường cấu tạo bởi hai phần hyđrô và một phần oxy. Dù nước rất cần thiết để duy trì sự sống trên đất, Chúa Giê-su đang nghĩ đến một loại nước khác khi ngài nói với người đàn bà Sa-ma-ri tại giếng nước: “[Ai] uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” (Giăng 4:14). Loại nước kỳ diệu mà nhân loại được mời nhận lấy sẽ mang lại sự sống đời đời.

4. Tại sao nước sự sống trở thành điều cần thiết? Và nước ấy tượng trưng cho điều gì?

4 Khi người đầu tiên, A-đam, cùng vợ mình là Ê-va cãi lời Đức Giê-hô-va, Đấng đã tạo ra họ, thì nước sự sống trở thành điều cần thiết (Sáng 2:16, 17; 3:1-6). Cặp vợ chồng đầu tiên đã bị đuổi khỏi ngôi nhà xinh đẹp của mình, hầu cho A-đam không thể “giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời” (Sáng 3:22). Vì là tổ phụ của loài người, A-đam đã truyền sự chết cho cả nhân loại (Rô 5:12). Nước sự sống tượng trưng cho tất cả các sắp đặt của Đức Chúa Trời giúp những người biết vâng lời thoát khỏi tội lỗi và sự chết, đồng thời ban cho họ đời sống hoàn hảo và vĩnh cửu trong địa đàng. Những sắp đặt này không thể xảy ra nếu không có giá chuộc hy sinh của Chúa Giê-su.—Mat 20:28; Giăng 3:16; 1 Giăng 4:9, 10.

5. Lời mời “hãy đến” và “khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không” bắt nguồn từ ai? Xin giải thích.

5 Nguồn gốc lời mời “hãy đến” và “khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không” đến từ ai? Khi tất cả các sắp đặt mang lại sự sống qua Chúa Giê-su có đầy đủ trong Triều Đại Một Ngàn Năm, chúng được miêu tả như là “sông nước sự sống, trong như lưu-ly”. Trong sự hiện thấy, dòng sông này “từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra” (Khải 22:1). Vì thế, Đức Giê-hô-va, Đấng Ban Sự Sống, là Nguồn của dòng nước này (Thi 36:9). Ngài là Đấng ban nước ấy qua “Chiên con”, Chúa Giê-su (Giăng 1:29). Dòng sông tượng trưng này là phương tiện Đức Giê-hô-va dùng để xóa bỏ mọi tổn hại mà sự bất tuân của A-đam đã gây ra cho nhân loại. Thật vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Nguồn đưa ra lời mời “hãy đến”.

6. Khi nào “sông nước sự sống” bắt đầu chảy?

6 Dù “sông nước sự sống” sẽ chảy theo nghĩa trọn vẹn nhất trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su, nhưng nó đã bắt đầu chảy trong “ngày của Chúa”, tức khi “Chiên Con” lên ngôi vua trên trời vào năm 1914 (Khải 1:10). Vì thế, sau đó nhân loại có thể nhận được một số sắp đặt mang lại sự sống, bao gồm thông điệp trong Kinh Thánh, tức “lời hằng sống”, được gọi là “nước” (Ê-phê 5:26, Trần Đức Huân). Lời mời “nhận lấy nước sự sống” bằng cách nghe và hưởng ứng tin mừng về Nước Trời được mở ra cho tất cả mọi người. Nhưng ai là những người thật sự đang làm công việc mời gọi trong “ngày của Chúa”?

‘Vợ mới nói: Hãy đến!’

7. Trong “ngày của Chúa”, ai là những người đầu tiên nói lời mời “hãy đến”, và nói với ai?

7 Thành viên thuộc lớp vợ mới—tín đồ Đấng Christ được xức dầu—là những người đầu tiên đưa ra lời mời “hãy đến”. Họ mời ai? Chắc hẳn vợ mới không nói: “Hãy đến!” với chính mình, nhưng nói với những người có hy vọng sống đời đời trên đất sau “chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng”.—Đọc Khải-huyền 16:14, 16.

8. Điều gì cho thấy những tín đồ được xức dầu đã đưa ra lời mời của Đức Giê-hô-va kể từ năm 1918?

8 Những tín đồ được xức dầu của Chúa Giê-su đã đưa ra lời mời này kể từ năm 1918. Vào năm đó, bài diễn văn có tựa đề “Hàng triệu người hiện đang sống sẽ không bao giờ chết” trình bày hy vọng là nhiều người sẽ được sống trong địa đàng sau trận chiến Ha-ma-ghê-đôn. Một bài giảng được trình bày tại hội nghị của Học viên Kinh Thánh ở Cedar Point, bang Ohio, Hoa Kỳ vào năm 1922, đã thúc đẩy cử tọa “loan báo về Vua và Nước Trời”. Lời kêu gọi này đã giúp những người còn sót lại thuộc lớp vợ mới tiếp tục mời nhiều người hơn nữa. Vào năm 1929, Tháp Canh (Anh ngữ) số ra ngày 15 tháng 3 có bài “Lời mời tốt đẹp” với câu Kinh Thánh chủ đề là Khải-huyền 22:17. Trong đó có phần viết: “Lớp người xức dầu còn sót lại cùng [Đấng Chí Cao] truyền bá lời mời tốt đẹp và nói rằng: “Hãy đến!”. Họ cần phải truyền bá thông điệp nầy cho những ai khao khát sự công bình và lẽ thật. Và sự truyền bá phải được thực hiện ngay bây giờ”. Cho đến nay, lớp vợ mới tiếp tục mời gọi mọi người.

“Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến!” 

9, 10. Những người nghe lời mời “hãy đến” đã được mời tham gia công việc mời gọi như thế nào?

9 Còn về những người nghe lời mời “hãy đến” thì sao? Họ cũng được mời hưởng ứng bằng cách nói: “Hãy đến!”. Chẳng hạn, Tháp Canh (Anh ngữ) số ra ngày 1-8-1932 nơi trang 232 cho biết: “Người được xức dầu hãy khuyến giục tất cả những ai muốn thì cùng tham gia đi giảng về tin mừng Nước Trời. Họ không cần phải được xức dầu bởi Chúa mới được đi giảng về thông điệp của Chúa. Thật phấn khởi cho các nhân chứng của Đức Giê-hô-va nay biết rằng họ có thể mang nước sự sống đến cho lớp người sẽ có hy vọng được sống sót qua trận Ha-ma-ghê-đôn và vui hưởng sự sống đời đời trên đất”.

10 Nói về trách nhiệm của người nghe lời rao báo “hãy đến”, Tháp Canh (Anh ngữ) số ra ngày 15-8-1934 nơi trang 249 cho biết: “Những người thuộc lớp người Giô-na-đáp phải kết hợp với những người thuộc lớp tượng trưng Giê-hu, tức là lớp người được xức dầu để rồi cùng nhau đi truyền bá thông điệp của Nước Trời, mặc dù họ không phải là những nhân chứng được xức dầu của Đức Giê-hô-va”. Năm 1935, đám đông “vô-số người” nơi Khải-huyền 7:9-17 đã được nhận diện. Điều này là động lực mạnh mẽ cho công việc rao truyền lời mời của Đức Chúa Trời. Kể từ đó, đám đông người thờ phượng thật đã đáp ứng lời mời ấy. Số người này ngày càng gia tăng—giờ đây có hơn bảy triệu người. Vì quý trọng thông điệp được nghe, họ đã dâng mình cho Đức Chúa Trời, làm báp-têm trong nước và tham gia cùng lớp vợ mới tích cực mời người khác “nhận lấy nước sự sống cách nhưng không”.

‘Thánh-linh nói: Hãy đến!’

11. Vào thế kỷ thứ nhất CN, thánh linh đóng vai trò nào trong công việc rao giảng?

11 Khi rao giảng tại một nhà hội ở Na-xa-rét, Chúa Giê-su mở cuộn sách của tiên tri Ê-sai và đọc: “Thần của Chúa ngự trên ta; Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà-hiếp được tự-do; và để đồn ra năm lành của Chúa”. Rồi Chúa Giê-su áp dụng những lời này cho chính ngài: “Hôm nay đã được ứng-nghiệm lời Kinh-thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó” (Lu 4:17-21). Trước khi lên trời, Chúa Giê-su bảo các môn đồ: ‘Khi thánh-linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền-phép, và làm chứng về ta cho đến cùng trái đất’ (Công 1:8). Vào thế kỷ thứ nhất, thánh linh đóng vai trò quan trọng trong công việc rao giảng.

12. Ngày nay, thánh linh Đức Chúa Trời đóng vai trò nào trong việc đưa ra lời mời?

12 Ngày nay, thánh linh đóng vai trò nào trong việc đưa ra lời mời cho nhân loại? Đức Giê-hô-va là Nguồn của thánh linh. Ngài dùng thánh linh để mở lòng và trí của lớp vợ mới để hiểu Lời Ngài là Kinh Thánh. Thánh linh thôi thúc họ đưa ra lời mời và giải thích lẽ thật của Kinh Thánh cho những người có triển vọng sống đời đời trong địa đàng. Còn về những người đã nhận lời mời, trở thành môn đồ của Chúa Giê-su và tiếp tục mời những người khác thì sao? Thánh linh cũng có vai trò trong công việc của họ. Là những người đã báp-têm ‘nhân danh thánh-linh’, họ hành động phù hợp với sự hướng dẫn của thánh linh và nương cậy thánh linh giúp đỡ (Mat 28:19). Cũng hãy nghĩ về thông điệp được rao truyền bởi những người xức dầu và đám đông ngày càng gia tăng. Thông điệp này đến từ Kinh Thánh, cuốn sách được viết ra dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thánh linh Đức Chúa Trời. Vì thế, lời mời này được đưa ra bởi thánh linh. Thật vậy, chúng ta được thánh linh hướng dẫn. Thế thì điều này nên ảnh hưởng thế nào đến việc chúng ta tham gia công việc mời gọi?

“Thánh linh và vợ mới tiếp tục nói: “Hãy đến!””

13. Câu “thánh linh và vợ mới tiếp tục nói: “Hãy đến!”” cho thấy điều gì?

13 ‘Thánh-linh và vợ mới’ không chỉ nói “Hãy đến!” một lần. Trong nguyên ngữ, động từ ở đây cho thấy hành động tiếp diễn. Vì yếu tố này, Bản dịch Thế Giới Mới (New World Translation) viết: “Thánh linh và vợ mới tiếp tục nói: “Hãy đến!””. Điều này cho thấy lời mời được đưa ra một cách đều đặn. Còn về những người nghe và nhận lời mời thì sao? Họ cũng nói: “Hãy đến!”. Kinh Thánh miêu tả đám đông những người thờ phượng thật như là ‘ngày đêm hầu việc Đức Chúa Trời trong đền Ngài’ (Khải 7:9, 15). “Ngày đêm hầu việc” theo nghĩa nào? (Đọc Lu-ca 2:36, 37; Công-vụ 20:31; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:8). Gương của nữ tiên tri cao tuổi An-ne và sứ đồ Phao-lô cho thấy “ngày đêm hầu việc” muốn nói đến việc đều đặn và nỗ lực hết mình trong thánh chức.

14, 15. Làm thế nào Đa-ni-ên cho thấy tầm quan trọng của việc đều đặn thờ phượng Đức Chúa Trời?

14 Nhà tiên tri Đa-ni-ên cũng cho thấy tầm quan trọng của việc đều đặn thờ phượng. (Đọc Đa-ni-ên 6:4-10, 16). Ông có thói quen cầu nguyện Đức Chúa Trời “cứ một ngày ba lần”. Ông không thay đổi nề nếp thiêng liêng này ngay cả trong một tháng bị cấm, dù điều đó khiến ông bị ném vào hang sư tử. Hành động của Đa-ni-ên rõ ràng cho người khác thấy không điều gì quan trọng hơn việc đều đặn thờ phượng Đức Giê-hô-va!—Mat 5:16.

15 Sau khi Đa-ni-ên ở trong hang sư tử một đêm, đích thân vua đã đến và gọi ông: “Hỡi Đa-ni-ên, tôi-tớ Đức Chúa Trời hằng sống! Đức Chúa Trời ngươi mà ngươi hằng hầu-việc, có thể giải-cứu ngươi khỏi sư-tử được chăng?”. Ngay lập tức, Đa-ni-ên trả lời: “Hỡi vua, chúc vua sống đời đời! Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên-sứ Ngài, và bịt miệng các sư-tử, nên chúng nó không làm hại chi đến tôi, bởi tôi đã được nhận là vô-tội trước mặt Ngài. Hỡi vua, đối với vua cũng vậy, tôi chẳng từng làm hại gì”. Đức Giê-hô-va đã ban phước cho Đa-ni-ên vì ông “hằng hầu-việc” Ngài.—Đa 6:19-22.

16. Gương mẫu của Đa-ni-ên khiến chúng ta tự hỏi những câu hỏi nào về việc tham gia thánh chức?

16 Đa-ni-ên sẵn sàng chịu chết hơn là từ bỏ nề nếp thiêng liêng. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đang hy sinh hoặc sẵn lòng hy sinh điều gì để đều đặn công bố tin mừng về Nước Trời? Chúng ta không nên để một tháng trôi qua mà không nói về Đức Giê-hô-va với người khác! Nếu có thể, chẳng phải chúng ta nên cố gắng tham gia thánh chức mỗi tuần sao? Dù sức khỏe kém và chỉ có thể làm chứng 15 phút mỗi tháng, chúng ta cũng nên báo cáo giờ rao giảng. Tại sao? Vì chúng ta ước muốn cùng thánh linh và vợ mới tiếp tục nói: “Hãy đến!”. Thật vậy, chúng ta muốn làm hết sức mình để tiếp tục đều đặn công bố về Nước Trời.

17. Chúng ta không nên bỏ qua cơ hội nào để rao truyền lời mời của Đức Giê-hô-va?

17 Chúng ta nên cố gắng tận dụng mọi cơ hội để rao truyền lời mời của Đức Giê-hô-va, không chỉ vào những lúc mình đi rao giảng. Thật là một đặc ân được mời những người đang khát đến “nhận lấy nước sự sống cách nhưng không” vào những dịp khác như khi mua sắm, đi lại, du lịch, làm việc hoặc đi học! Ngay cả khi chính quyền hạn chế công việc rao giảng, chúng ta vẫn tiếp tục làm công việc này cách khéo léo—có lẽ rao giảng cách nhà hoặc làm chứng bán chính thức nhiều hơn.

Tiếp tục nói: “Hãy đến!”

18, 19. Làm thế nào bạn cho thấy mình quý trọng đặc ân cùng làm việc với Đức Chúa Trời?

18 Hơn 90 năm đã trôi qua, thánh linh và vợ mới đã nói: “Hãy đến!” với bất kỳ ai khao khát nước sự sống. Bạn đã nghe lời mời đầy hào hứng của họ chưa? Nếu có, bạn hãy nói lời mời này với người khác.

19 Chúng ta không biết lời mời yêu thương của Đức Giê-hô-va sẽ kéo dài bao lâu nữa, nhưng khi hưởng ứng lời mời bằng cách nói: “Hãy đến!”, chúng ta trở thành bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời (1 Cô 3:6, 9). Quả là đặc ân biết bao! Mong sao chúng ta cho thấy mình quý trọng đặc ân này và “hằng dâng tế-lễ bằng lời ngợi-khen cho Đức Chúa Trời” qua việc rao giảng đều đặn (Hê 13:15). Cùng với lớp vợ mới, tất cả chúng ta là những người có hy vọng sống trên đất, hãy tiếp tục nói: “Hãy đến!”. Và mong sao nhiều người hơn nữa sẽ “nhận lấy nước sự sống cách nhưng không”!

Bạn học được gì?

• Lời mời “hãy đến” dành cho ai?

• Tại sao có thể nói rằng lời mời “hãy đến” bắt nguồn từ Đức Giê-hô-va?

• Thánh linh đóng vai trò nào trong việc đưa ra lời mời “hãy đến”?

• Tại sao chúng ta nên nỗ lực làm thánh chức đều đặn?

[Câu hỏi thảo luận]

[Bảng thống kê/​Các hình nơi trang 16]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Tiếp tục nói: “Hãy đến!”

1914

5.100 công bố

1918

Nhiều người sẽ được sống trong địa đàng

1922

“Hãy loan báo, loan báo, loan báo về Vua và Nước Trời”

1929

Ngoài những người xức dầu, người khác cũng mời: “Hãy đến!”

1932

Những người xức dầu trung thành còn sót lại nói: “Hãy đến!”

1934

Lớp người Giô-na-đáp được mời tham gia rao giảng

1935

Đám đông “vô-số người” được nhận diện

2009

7.313.173 công bố