Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh gần đây không? Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây:

• Tại sao Đấng Mê-si phải chết?

Thứ nhất, cái chết của Chúa Giê-su chứng tỏ một người hoàn toàn có thể trung thành với Đức Chúa Trời ngay cả trong thử thách khắc nghiệt nhất. Thứ hai, ngài trả cho án tội lỗi mà con cháu A-đam phải gánh chịu và mở đường đến sự sống vĩnh cửu.—15/12, trang 22, 23.

• Điều gì có thể giúp một người không lạm dụng rượu?

Lời cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh có thể giúp ích. Điều thiết yếu là vun trồng tính tự chủ, có quyết tâm và chọn bạn bè tốt. Người muốn uống rượu cần đặt giới hạn nhất định và biết nói không.—1/1, trang 7-9.

• Trò chuyện đầy ý nghĩa bao hàm điều gì?

Cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa không chỉ là nói chuyện với con, mà còn đặt câu hỏi và kiên nhẫn lắng nghe con trả lời. Nhiều người nhận thấy các bữa ăn là cơ hội tốt để trò chuyện.—15/1, trang 18, 19.

• Đức Giê-hô-va là hoàn hảo, vậy Ngài có thể hối tiếc theo nghĩa nào?

Đôi khi, Đức Chúa Trời đổi ý về người ta. Chẳng hạn, hơn một lần, dân Y-sơ-ra-ên xưa đã bỏ Đức Giê-hô-va và đi theo các thần khác. Vì thế, Đức Giê-hô-va không che chở họ nữa. Tuy nhiên, khi dân sự hối hận về sai lầm của mình và kêu cầu Đức Chúa Trời giúp thì Ngài đổi ý vì “thương-xót [“hối tiếc”, NW]” (Quan 2:18).—1/2, trang 21.

• Trong trường hợp nào một người có thể nghĩ đến việc làm báp-têm lại?

Một trường hợp là vào thời điểm làm báp-têm, một người vẫn âm thầm có lối sống hoặc hành vi mà có thể khiến mình bị khai trừ nếu đã làm báp-têm hợp lệ.—15/2, trang 22.

• Một số người đưa ra ba lời bào chữa sai lầm nào cho tính không lương thiện?

Một số cảm thấy họ có thể ăn cắp vì họ nghèo. Người khác thì nói “mọi người đều làm thế”. Còn một số khác khi nhặt được vật có giá trị thì giữ làm của riêng và nói “trong tay quan là của quan”. Kinh Thánh không ủng hộ những lời bào chữa này.—1/3, trang 12-14.

• Trong minh họa của Chúa Giê-su về lúa mì và cỏ lùng, việc gieo hay trồng giống tốt tượng trưng cho điều gì?

Chúa Giê-su, tức “Con người”, đã chuẩn bị cánh đồng trong thời gian làm thánh chức trên đất. Bắt đầu từ Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN trở đi, giống tốt được gieo khi tín đồ Đấng Christ được xức dầu để làm con của Đức Chúa Trời, con cái Nước Trời.—15/3, trang 20.

• Trong minh họa của Chúa Giê-su, lúa mì theo nghĩa tượng trưng được mang vào kho của Đức Giê-hô-va như thế nào? (Mat 13:30)

Sự ứng nghiệm đó diễn ra trong một thời gian vào thời kỳ cuối cùng của thế gian này. Những người con được xức dầu của Nước Trời, tức lúa mì theo nghĩa tượng trưng, được mang vào kho của Đức Giê-hô-va khi họ trở thành một phần của hội thánh tín đồ Đấng Christ được khôi phục hoặc khi họ nhận phần thưởng trên trời.—15/3, trang 22.

• Ai quyết định các sách chính điển trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp?

Không phải do một công đồng giáo hội hay người lãnh đạo tôn giáo nào. Dưới sự hướng dẫn của thánh linh Đức Chúa Trời, tín đồ Đấng Christ chân chính nhận ra những sách thật sự được soi dẫn. Điều này phù hợp với việc một số tín đồ trong các thập niên đầu của hội thánh đạo Đấng Christ được ban cho khả năng “nhận ra được những lời đến từ Đức Chúa Trời”, một trong các ơn kỳ diệu của thánh linh (1 Cô 12:4, 10, NW).—1/4, trang 28.