Bạn có hết lòng theo Chúa Giê-su không?
Bạn có hết lòng theo Chúa Giê-su không?
“Điều đó anh em đã làm rồi... anh em phải đi luôn theo đường ấy càng ngày càng tới”.—1 TÊ 4:1.
1, 2. (a) Nhiều người vào thời Chúa Giê-su đã chứng kiến những việc tuyệt diệu nào? (b) Tại sao thời đại của chúng ta cũng quan trọng?
Bạn có bao giờ nghĩ nếu được sống vào thời Chúa Giê-su ở trên đất thì thật tuyệt vời không? Có lẽ bạn nghĩ đến việc được Chúa Giê-su chữa lành và không còn khổ sở vì một căn bệnh nào đó. Hoặc bạn nghĩ đến niềm vui thích khi được thấy và nghe Chúa Giê-su, để học từ ngài hoặc chứng kiến ngài làm một phép lạ (Mác 4:1, 2; Lu 5:3-9; 9:11). Thật tuyệt diệu nếu đã có mặt khi Chúa Giê-su thực hiện tất cả những việc đó! (Lu 19:37). Kể từ thời ấy, không thế hệ nào đã chứng kiến những việc như thế, và những gì Chúa Giê-su thực hiện trên đất qua việc “dâng mình làm tế-lễ” sẽ không bao giờ lặp lại.—Hê 9:26; Giăng 14:19.
2 Tuy nhiên, thời đại chúng ta cũng quan trọng. Tại sao? Chúng ta đang sống trong thời mà Kinh Thánh báo trước là “kỳ cuối-cùng” và “ngày sau-rốt” (Đa 12:1-4, 9; 2 Ti 3:1). Trong thời kỳ này, Sa-tan đã bị đuổi khỏi trời. Chẳng bao lâu nữa, hắn sẽ bị xiềng và quăng “xuống vực” (Khải 12:7-9, 12; 20:1-3). Cũng trong thời kỳ này, chúng ta có đặc ân rao truyền ‘tin-lành về nước Đức Chúa Trời’ trên khắp thế giới, cho mọi người biết hy vọng về Địa Đàng sắp đến—một công việc không bao giờ lặp lại.—Mat 24:14.
3. Trước khi về trời, Chúa Giê-su bảo môn đồ làm gì? Và việc đó bao gồm điều gì?
Công 1:8). Công việc ấy bao gồm hoạt động dạy dỗ trên toàn cầu. Với mục tiêu nào? Đó là đào tạo môn đồ, giúp thêm nhiều người theo Chúa Giê-su, trước khi sự cuối cùng đến (Mat 28:19, 20). Chúng ta phải làm gì nếu muốn hoàn thành sứ mạng Chúa Giê-su giao phó?
3 Ngay trước khi về trời, Chúa Giê-su bảo môn đồ: “Các ngươi sẽ... làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (4. (a) Lời khuyên mạnh mẽ của Phi-e-rơ nơi 2 Phi 3:11, 12 nhấn mạnh cần phải làm gì? (b) Chúng ta cần thận trọng về điều gì?
4 Hãy lưu ý lời khuyên mạnh mẽ này của sứ đồ Phi-e-rơ: “Anh em đáng nên thánh và tin-kính trong mọi sự ăn-ở của mình là dường nào, trong khi chờ-đợi trông-mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến!” (2 Phi 3:11, 12). Trong câu này, Phi-e-rơ nhấn mạnh việc cần phải thận trọng trong ngày sau rốt để chắc chắn là chúng ta luôn ăn ở cách tin kính. Lối sống ấy bao gồm việc rao giảng tin mừng. Vì vậy, thật vui mừng biết bao khi thấy các anh em trên khắp thế giới đang sốt sắng thực thi sứ mạng rao giảng mà Chúa Giê-su giao phó! Đồng thời, chúng ta nhận biết rằng mình cần phải thận trọng hầu cho áp lực hằng ngày từ thế gian của Sa-tan và khuynh hướng xác thịt di truyền không làm giảm lòng sốt sắng của chúng ta trong việc thi hành thánh chức. Vậy, hãy xem làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn mình tiếp tục đi theo Chúa Giê-su.
Sẵn sàng gánh vác trách nhiệm Đức Chúa Trời giao
5, 6. (a) Phao-lô khen các anh em ở Giê-ru-sa-lem về điều gì, và cảnh báo họ về điều gì? (b) Tại sao chúng ta không nên xem nhẹ trách nhiệm Đức Chúa Trời giao?
5 Trong thư gửi cho tín đồ Đấng Christ ở thành Giê-ru-sa-lem, sứ đồ Phao-lô khen các anh em về việc họ đã trung thành chịu đựng ngay cả khi bị bắt bớ. Ông nói: “Hãy nhớ lại những lúc ban đầu đó, anh em đã được soi-sáng rồi, bèn chịu cơn chiến-trận lớn về những sự đau-đớn”. Đúng vậy, Đức Giê-hô-va ghi nhớ sự trung thành của họ (Hê 6:10; 10:32-34). Những lời khen nhiệt thành của Phao-lô hẳn đã khích lệ các tín đồ người Do Thái rất nhiều. Tuy nhiên, cũng trong lá thư ấy, Phao-lô cảnh báo về một khuynh hướng của con người mà nếu không được kiểm soát thì có thể làm giảm lòng sốt sắng đối với công việc của Đức Chúa Trời. Ông nói rằng tín đồ Đấng Christ nên coi chừng, đừng thoái thác hay viện cớ để không làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.—Hê 12:25.
6 Tín đồ Đấng Christ ngày nay cũng cần lưu ý đến lời cảnh báo về khuynh hướng viện cớ để không gánh vác những trách nhiệm Đức Chúa Trời giao. Chúng ta nhận biết mình phải cương quyết không bao giờ xem nhẹ nhiệm vụ của tín đồ Đấng Christ, hoặc không giảm đi lòng sốt sắng đối với công việc của Đức Chúa Trời (Hê 10:39). Suy cho cùng, phụng sự Đức Chúa Trời là vấn đề sinh tử.—1 Ti 4:16.
7, 8. (a) Điều gì sẽ giúp chúng ta duy trì lòng sốt sắng với công việc của Đức Chúa Trời? (b) Nếu không còn sốt sắng như lúc ban đầu, chúng ta nên nhớ gì về Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su?
7 Điều gì sẽ giúp chúng ta tránh viện cớ để không làm tròn trách nhiệm với Đức Chúa Trời? Một cách quan trọng để kháng cự khuynh hướng ấy là thường xuyên suy ngẫm về ý nghĩa của lời hứa nguyện dâng mình. Về cơ bản, chúng ta đã hứa với Đức Giê-hô-va là sẽ đặt việc làm theo ý muốn Ngài lên hàng đầu trong đời sống, và chúng ta muốn giữ lời hứa ấy (Ma-thi-ơ 16:24). Vì vậy, đôi khi chúng ta cần phải tự hỏi: “Tôi vẫn còn quyết tâm thực hiện lời hứa nguyện dâng mình cho Đức Chúa Trời như khi làm báp-têm không? Hay theo thời gian, tôi đã mất dần lòng sốt sắng ban đầu?”.
Sô 3:16, 17). Những lời khích lệ này lần đầu tiên áp dụng cho dân Y-sơ-ra-ên xưa, khi họ trở về Giê-ru-sa-lem từ xứ phu tù Ba-by-lôn. Tuy nhiên, lời này cũng áp dụng cho dân Đức Chúa Trời ngày nay. Vì công việc chúng ta làm là công việc của Đức Giê-hô-va, chúng ta nên nhớ rằng cả Đức Giê-hô-va và Con Ngài đều hỗ trợ và thêm sức để chúng ta hoàn thành trách nhiệm (Mat 28:20; Phi-líp 4:13). Nếu chúng ta gắng sức để tiếp tục sốt sắng làm công việc của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban phước và giúp chúng ta luôn tiến bộ về thiêng liêng.
8 Sau khi thành thật xem xét mình, nếu thấy không còn hăng hái trong thánh chức, chúng ta nên nhớ đến những lời động viên của nhà tiên tri Sô-phô-ni. Ông nói: “Tay ngươi chớ yếu-đuối! Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải-cứu ngươi: Ngài sẽ vui-mừng cả-thể vì cớ ngươi” (Sốt sắng ‘tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời trước hết’
9, 10. Điểm chính trong minh họa của Chúa Giê-su về bữa tiệc lớn là gì? Và chúng ta có thể rút ra bài học nào?
9 Khi dùng bữa tại nhà một người thuộc giới lãnh đạo phái Pha-ri-si, Chúa Giê-su đã nói minh họa về một bữa tiệc lớn. Qua minh họa ấy, ngài cho biết về cơ hội vào Nước Trời được mở ra cho nhiều người. Ngài cũng cho thấy một người có thể thoái thác trách nhiệm của tín đồ Đấng Christ như thế nào. (Đọc Lu-ca 14:16-21). Những khách mời trong minh họa của Chúa Giê-su đều viện cớ để không đến dự tiệc. Một người nói rằng ông cần phải đi xem đám ruộng mới mua. Người khác thì nói ông mua một số con bò và muốn đi xem thử. Còn người khác nói rằng không đến được vì mới cưới vợ. Đó là những lý do không thỏa đáng. Thông thường trước khi mua ruộng hoặc bò, người mua đã xem nên bây giờ không cần phải gấp rút đi. Và tại sao một người không thể nhận lời mời quan trọng như thế chỉ vì mới kết hôn? Không ngạc nhiên gì người chủ trong minh họa đã nổi giận!
10 Tất cả dân sự Đức Chúa Trời có thể rút ra bài học từ minh họa của Chúa Giê-su. Đó là gì? Chúng ta đừng bao giờ để cho những chuyện riêng, như được nói đến trong minh họa, trở nên quan trọng hơn việc phụng sự Đức Chúa Trời. Nếu một tín đồ Đấng Christ không giữ quan điểm đúng về những chuyện riêng, lòng sốt sắng cho thánh chức sẽ dần dần nguội lạnh. (Đọc Lu-ca 8:14). Chúng ta tránh điều đó bằng cách sống theo lời khuyên này của Chúa Giê-su: “Trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài” (Mat 6:33). Thật khích lệ biết bao khi nhìn thấy các tôi tớ của Đức Chúa Trời—trẻ tuổi cũng như lớn tuổi—áp dụng lời khuyên trọng yếu đó! Thật thế, nhiều người đã thực hiện những bước cụ thể để đơn giản hóa đời sống hầu có thể dành nhiều thời gian hơn trong thánh chức. Họ cảm nghiệm được rằng sốt sắng ‘tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời trước hết’ mang lại hạnh phúc thật và thỏa nguyện sâu xa.
11. Lời tường thuật nào trong Kinh Thánh minh họa tầm quan trọng của việc sốt sắng và hết lòng phụng sự Đức Chúa Trời?
11 Để minh họa tầm quan trọng của lòng sốt sắng trong công việc Đức Chúa Trời, hãy lưu ý một sự kiện xảy ra vào thời vua Giô-ách của Y-sơ-ra-ên. Lo lắng vì thấy xứ Y-sơ-ra-ên có nguy cơ rơi vào tay quân Sy-ri, Giô-ách đã đến khóc với Ê-li-sê. Nhà tiên tri bảo ông bắn một mũi tên qua cửa sổ hướng về quân Sy-ri—cho thấy nhờ tay Đức Giê-hô-va, quân Sy-ri sẽ bị đánh bại. Lẽ ra việc này phải khiến nhà vua hăng hái hơn. Tuy nhiên, khi Ê-li-sê bảo Giô-ách lấy những mũi tên đập xuống đất, thì Giô-ách chỉ đập ba lần. Ê-li-sê nổi giận, vì nếu đập mũi tên năm hoặc sáu lần thì điều đó cho thấy vua sẽ “đánh dân Sy-ri cho đến tận-tuyệt”. Nhưng bây giờ Giô-ách sẽ chỉ chiến thắng ba lần. Vì hành động thiếu sốt 2 Vua 13:14-19). Chúng ta học được gì qua lời tường thuật ấy? Đức Giê-hô-va chỉ ban phước dồi dào khi chúng ta hết lòng và sốt sắng làm công việc của Ngài.
sắng nên ông chỉ thành công một phần (12. (a) Trong khi đối phó với những khó khăn của đời sống, điều gì sẽ giúp chúng ta duy trì lòng sốt sắng trong công việc Đức Chúa Trời? (b) Hãy cho biết bạn được lợi ích như thế nào nhờ bận rộn trong thánh chức.
12 Những khó khăn trong đời sống thử thách lòng sốt sắng và trung thành của chúng ta đối với công việc Đức Chúa Trời. Nhiều anh chị đang đối phó với hoàn cảnh chật vật về kinh tế. Những người khác thì nản lòng vì bệnh tật hạn chế khả năng của họ trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Dù vậy, mỗi người chúng ta có thể thực hiện những bước để duy trì tinh thần sốt sắng và tiếp tục hết lòng theo Chúa Giê-su. Xin lưu ý một số đề nghị và câu Kinh Thánh được liệt kê nơi khung “Điều gì sẽ giúp bạn tiếp tục theo Chúa Giê-su?”. Hãy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể cố gắng hết sức áp dụng những lời đề nghị ấy. Khi làm thế, bạn sẽ cảm nhận được lợi ích. Bận rộn trong thánh chức giúp chúng ta thăng bằng, có đời sống phong phú, được bình an và hạnh phúc hơn (1 Cô 15:58). Hơn nữa, hết lòng phụng sự Đức Chúa Trời giúp chúng ta “chờ-đợi trông-mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến”.—2 Phi 3:12.
Thành thật xem xét hoàn cảnh
13. Làm sao chúng ta có thể xác định mình đã hết lòng trong thánh chức?
13 Tuy nhiên, hãy nhớ rằng phụng sự Đức Chúa Trời hết lòng không phải là vấn đề rao giảng bao nhiêu giờ. Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Một người chỉ rao giảng được một hoặc hai giờ mỗi tháng vẫn có thể làm hài lòng Đức Giê-hô-va, nếu thật sự bị hạn chế vì vấn đề sức khỏe. (So sánh Mác 12:41-44). Vì vậy, để xác định mình đã hết lòng phụng sự Đức Giê-hô-va chưa, chúng ta cần thành thật xem xét hoàn cảnh và khả năng của mình. Là môn đồ Chúa Giê-su, chúng ta cũng muốn có cùng quan điểm với ngài. (Rô-ma 15:5; đọc 1 Cô-rinh-tô 2:16). Chúa Giê-su đã đặt điều gì lên hàng đầu trong đời sống? Ngài nói với đám đông ở Ca-bê-na-um: “Ta cũng phải rao Tin-lành của nước Đức Chúa Trời... vì cốt tại việc đó mà ta được sai đến” (Lu 4:43; Giăng ). Hãy nghĩ đến lòng sốt sắng của Chúa Giê-su trong thánh chức, và xem xét hoàn cảnh mình để biết bạn có thể mở rộng thánh chức hay không.— 18:371 Cô 11:1.
14. Chúng ta có thể mở rộng thánh chức bằng những cách nào?
14 Nhờ xem xét kỹ hoàn cảnh, chúng ta có thể nhận thấy mình có khả năng gia tăng số giờ trong thánh chức (Mat 9:37, 38). Chẳng hạn, có hàng ngàn người trẻ trong vòng chúng ta tốt nghiệp trong thời gian gần đây đã mở rộng thánh chức, và nay họ cảm nghiệm được niềm vui của việc sốt sắng phụng sự với tư cách là người tiên phong. Bạn có muốn cảm nhận niềm vui ấy không? Một số anh chị đã xem xét hoàn cảnh mình và quyết định có thể chuyển đến một khu vực khác trong nước, thậm chí ra nước ngoài, nơi cần có nhiều người công bố Nước Trời hơn. Còn một số khác thì học thêm một ngoại ngữ để giúp những người nói thứ tiếng đó. Mở rộng thánh chức có thể là thách đố, nhưng chúng ta sẽ nhận được ân phước dồi dào và có thể giúp nhiều người “hiểu-biết lẽ thật”.—1 Ti 2:3, 4; 2 Cô 9:6.
Những gương trong Kinh Thánh để noi theo
15, 16. Để trở thành người sốt sắng đi theo Chúa Giê-su, chúng ta có thể noi theo những gương mẫu nào?
15 Một số người về sau trở thành sứ đồ đã hưởng ứng thế nào khi Chúa Giê-su kêu gọi đi theo ngài? Về Ma-thi-ơ, Kinh Thánh nói ông đã “bỏ hết mọi sự, đứng dậy đi theo Ngài” (Lu 5:27, 28). Về Phi-e-rơ và Anh-rê, hai người đang đánh cá, Kinh Thánh kể lại: “Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài”. Sau đó, Chúa Giê-su thấy Gia-cơ và Giăng đang vá lưới với cha họ. Họ phản ứng thế nào trước lời mời của Chúa Giê-su? “Tức thì hai người đó bỏ thuyền và cha mình mà theo Ngài”.—Mat 4:18-22.
16 Một gương mẫu khác là Sau-lơ, người sau này trở thành sứ đồ Phao-lô. Ông từng là người điên cuồng bắt bớ các môn đồ của Chúa Giê-su, nhưng đã thay đổi và trở thành “một đồ-dùng” để làm chứng về danh Chúa Giê-su. Ngay sau đó, “[Phao-lô] liền giảng-dạy trong các nhà hội rằng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời” (Công 9:3-22). Dù phải chịu đựng nhiều gian khổ và ngược đãi, Phao-lô không bao giờ mất đi lòng sốt sắng.—2 Cô 11:23-29; 12:15.
17. (a) Bạn muốn làm gì trước lời mời của Chúa Giê-su? (b) Khi hết lòng, hết sức làm theo ý muốn của Đức Giê-hô-va, chúng ta nhận được những ân phước nào?
17 Chắc chắn chúng ta muốn noi theo gương xuất sắc của các môn đồ ấy và muốn hưởng ứng ngay lời mời của Chúa Giê-su mà không lưỡng lự (Hê 6:11, 12). Khi tiếp tục cố gắng sốt sắng và hết lòng theo Chúa Giê-su, chúng ta nhận được những ân phước nào? Chúng ta có niềm vui thật sự khi làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, và cảm nhận sự thỏa nguyện nhờ nhận thêm đặc ân phụng sự và các trách nhiệm trong hội thánh (Thi 40:8; đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1). Thật vậy, khi sốt sắng hết lòng theo Chúa Giê-su, chúng ta sẽ nhận được những ân phước dồi dào và lâu dài, như bình an nội tâm, thỏa lòng, sự chấp nhận của Đức Chúa Trời và triển vọng sống đời đời.—1 Ti 4:10.
Bạn còn nhớ không?
• Chúng ta được giao công việc quan trọng nào? Và chúng ta nên xem công việc ấy thế nào?
• Chúng ta phải thận trọng về khuynh hướng nào của con người? Tại sao?
• Chúng ta nên thành thật xem xét điều gì?
• Điều gì sẽ giúp chúng ta tiếp tục theo Chúa Giê-su?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung/Hình nơi trang 27]
Điều gì sẽ giúp bạn tiếp tục theo Chúa Giê-su?
▪ Đọc Lời Đức Chúa Trời mỗi ngày và suy ngẫm những gì mình đọc.—Thi 1:1-3; 1 Ti 4:15.
▪ Thường xuyên cầu xin sự hỗ trợ và hướng dẫn của thánh linh Đức Chúa Trời.—Xa 4:6; Lu 11:9, 13.
▪ Gần gũi với những anh chị có lòng sốt sắng trong thánh chức.—Châm 13:20; Hê 10:24, 25.
▪ Nhận thức tính cấp bách của thời kỳ chúng ta đang sống.—Ê-phê 5:15, 16.
▪ Ý thức hậu quả nghiêm trọng của việc thoái thác trách nhiệm.—Lu 9:59-62.
▪ Đều đặn suy ngẫm về lời hứa nguyện dâng mình và ân phước dồi dào nhờ hết lòng phụng sự Đức Giê-hô-va và đi theo Chúa Giê-su.—Thi 116:12-14; 133:3; Châm 10:22.