Hãy để “phép tắc yêu thương nhân từ” giúp bạn gìn giữ miệng lưỡi
Hãy để “phép tắc yêu thương nhân từ” giúp bạn gìn giữ miệng lưỡi
“Nàng mở miệng ra cách khôn-ngoan, phép-tắc nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] ở nơi lưỡi nàng”.—CHÂM 31:26.
1, 2. (a) Người thờ phượng Đức Giê-hô-va được khuyến khích vun trồng đức tính nào? (b) Bài này sẽ bàn về gì?
Các châm ngôn mà vua Lê-mu-ên thời xưa nhận được từ mẹ ông có nói về một đức tính quan trọng của người vợ đức hạnh. Ông được mẹ cho biết: “Nàng mở miệng ra cách khôn-ngoan, phép-tắc nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] ở nơi lưỡi nàng” * (Châm 31:1, 10, 26). Sự yêu thương nhân từ nên ở nơi lưỡi của người nữ khôn ngoan, cũng như những ai muốn làm Đức Chúa Trời vui lòng. (Đọc Châm-ngôn 19:22). Lòng yêu thương nhân từ nên được thể hiện qua lời nói của tất cả những người thờ phượng chân chính.
2 Yêu thương nhân từ là gì? Nên thể hiện đức tính đó với ai? Điều gì sẽ giúp chúng ta có “phép tắc yêu thương nhân từ” ở nơi lưỡi? Phép tắc đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối giao tiếp với người nhà và anh em tín đồ Đấng Christ?
Khi sự nhân từ được thúc đẩy bởi lòng yêu thương trung thành
3, 4. (a) Yêu thương nhân từ là gì? (b) Yêu thương nhân từ khác thế nào với sự nhân từ thông thường, hay tính tử tế?
3 Ngay trong cụm từ “yêu thương nhân từ” chúng ta thấy có hai yếu tố: yêu thương và nhân từ. Đức tính này bao hàm sự nhân từ, nghĩa là chú ý đến người khác và tỏ lòng quan tâm qua việc giúp đỡ và lời nói ân cần. Vì yêu thương cũng là một yếu tố, nên việc thể hiện lòng yêu thương nhân từ đòi hỏi phải chú ý đến hạnh phúc của người khác vì yêu thương họ. Tuy nhiên, trong nguyên ngữ, từ dịch là “yêu thương nhân từ” không chỉ có nghĩa là sự nhân từ xuất phát từ tình yêu thương. Yêu thương nhân từ là sự nhân từ mà một người thể hiện cách tình nguyện và trung thành với một đối tượng cho đến khi thực hiện được tâm nguyện.
4 Lòng yêu thương nhân từ khác với sự nhân từ trong một khía cạnh khác nữa. Sự nhân từ thông thường, hay tính tử tế, có thể được biểu lộ ngay cả với người lạ. Sứ đồ Phao-lô và 275 người cùng bị đắm thuyền với ông được dân cư đảo Man-tơ—những người họ chưa bao giờ gặp—tiếp đãi với sự nhân từ này (Công 27:37–28:2). Mặt khác, lòng yêu thương nhân từ liên quan đến sự gắn bó trung thành giữa những người đã quen biết nhau *. Dân Kê-nít đã thể hiện đức tính này với ‘dân Y-sơ-ra-ên khi họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô’.—1 Sa 15:6.
Suy ngẫm và cầu nguyện là thiết yếu
5. Điều gì sẽ giúp chúng ta kiềm chế miệng lưỡi?
5 Phản ánh lòng yêu thương nhân từ qua Gia 3:8). Điều gì có thể giúp chúng ta kiềm chế lưỡi, một bộ phận rất khó kiểm soát? Lời của Chúa Giê-su nói với những nhà lãnh đạo tôn giáo vào thời ngài sẽ giúp chúng ta hiểu. Ngài phán: “Do sự đầy-dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” (Mat 12:34). Muốn lòng yêu thương nhân từ giúp chúng ta gìn giữ miệng lưỡi, chúng ta phải vun trồng đức tính ấy trong lòng. Hãy xem làm thế nào việc suy ngẫm và cầu nguyện giúp chúng ta làm điều đó.
lời nói không phải là dễ. Nói về cái lưỡi, môn đồ Gia-cơ viết: “Không ai trị-phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm-dẹp được: đầy-dẫy những chất độc giết chết” (6. Tại sao chúng ta nên suy ngẫm với lòng biết ơn về những việc làm yêu thương nhân từ của Đức Giê-hô-va?
6 Kinh Thánh cho biết Giê-hô-va Đức Chúa Trời là “nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW]” (Xuất 34:6). Người viết Thi-thiên hát: “Hỡi Đức Giê-hô-va, đất được đầy-dẫy sự nhân-từ Ngài” (Thi 119:64). Kinh Thánh có rất nhiều lời tường thuật cho thấy Đức Giê-hô-va thể hiện lòng yêu thương nhân từ như thế nào với những người thờ phượng Ngài. Dành thời gian để suy ngẫm với lòng biết ơn về ‘những việc làm của Đức Giê-hô-va’ có thể khiến chúng ta dần dần có ước muốn vun trồng đức tính đó.—Đọc Thi-thiên 77:12.
7, 8. (a) Đức Giê-hô-va đã thể hiện lòng yêu thương nhân từ như thế nào với Lót và gia đình ông? (b) Đa-vít cảm thấy thế nào khi Đức Chúa Trời biểu lộ lòng yêu thương nhân từ với ông?
7 Chẳng hạn, hãy nghĩ về cách Đức Giê-hô-va giải cứu cháu Áp-ra-ham là Lót và gia đình Lót khi Ngài hủy diệt thành Sô-đôm, nơi họ sinh sống. Gần đến thời điểm đó, thiên sứ đến thúc giục Lót đưa gia đình nhanh chóng rời khỏi thành. Kinh Thánh cho biết “Lót lần-lữa; vì cớ Đức Giê-hô-va thương-xót Lót, nên hai thiên-sứ nắm lấy tay kéo người, vợ cùng hai con gái người, và dẫn ra khỏi thành”. Khi suy nghĩ về hành động giải cứu này, chẳng phải chúng ta cảm động, nhận biết rằng đó là sự thể hiện lòng yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời sao?—Sáng 19:16, 19.
8 Cũng hãy xem trường hợp của Đa-vít, vua xứ Y-sơ-ra-ên xưa. Ông hát: “[Đức Giê-hô-va] tha-thứ các tội-ác ngươi, chữa lành mọi bệnh-tật ngươi”. Đa-vít hẳn rất biết ơn vì được tha thứ về tội đã phạm với Bát-Sê-ba! Ông ca ngợi Đức Giê-hô-va: “Hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, thì sự nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] Ngài càng lớn cho kẻ nào kính-sợ Ngài bấy nhiêu” (Thi 103:3, 11). Suy ngẫm về hai lời tường thuật này và những trường hợp khác khiến chúng ta tràn đầy lòng biết ơn về sự yêu thương nhân từ của Đức Giê-hô-va, và muốn ca ngợi cũng như cảm tạ Ngài. Càng có lòng biết ơn, chúng ta càng muốn bắt chước Đức Chúa Trời.—Ê-phê 5:1.
9. Những người thờ phượng Đức Giê-hô-va có lý do mạnh mẽ nào để thể hiện lòng yêu thương nhân từ trong đời sống thường ngày?
9 Các trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy Đức Giê-hô-va biểu lộ lòng yêu thương nhân từ—tức tình yêu thương trung thành—với những ai có mối quan hệ tốt với Ngài. Còn những ai không có mối quan hệ như thế với Đức Chúa Trời hằng sống thì sao? Đức Giê-hô-va có tỏ ra khắc nghiệt với họ không? Không hề vậy. Kinh Thánh cho biết: “Ngài lấy nhân-từ đối-đãi kẻ bạc và kẻ dữ” và “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác” (Lu 6:35; Mat 5:45). Trước khi học biết và áp dụng lẽ thật, chúng ta đã được Đức Chúa Trời đối xử nhân từ. Tuy nhiên, là những người thờ phượng Ngài, chúng ta được Ngài biểu lộ lòng yêu thương nhân từ bền vững. (Đọc Ê-sai 54:10). Chúng ta biết ơn xiết bao về điều này! Và đó quả là lý do mạnh mẽ để chúng ta thể hiện lòng yêu thương nhân từ trong lời nói cũng như trong các khía cạnh khác của đời sống thường ngày.
10. Tại sao lời cầu nguyện giúp chúng ta vun trồng tính yêu thương nhân từ?
Ga 5:22). Chúng ta có thể vun trồng sự yêu thương nhân từ trong lòng bằng cách để mình được thánh linh tác động. Cách trực tiếp nhất để nhận thánh linh Đức Giê-hô-va là cầu xin Ngài (Lu 11:13). Chúng ta nên đều đặn cầu xin có thánh linh và chấp nhận sự hướng dẫn của thánh linh. Đúng vậy, suy ngẫm và cầu nguyện là thiết yếu nếu chúng ta muốn có phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi mình.
10 Một điều quý giá giúp chúng ta vun trồng tính yêu thương nhân từ là đặc ân cầu nguyện. Yêu thương và nhân từ—hai yếu tố của lòng yêu thương nhân từ—là hai khía cạnh của trái thánh linh Đức Giê-hô-va (Vợ chồng thể hiện tình yêu thương nhân từ qua lời nói
11. (a) Làm sao chúng ta biết Đức Giê-hô-va muốn người chồng phải thể hiện tình yêu thương nhân từ với vợ? (b) Phép tắc yêu thương nhân từ có thể giúp người chồng gìn giữ miệng lưỡi như thế nào?
11 Sứ đồ Phao-lô khuyên các người chồng: “Hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội-thánh, phó chính mình vì Hội-thánh” (Ê-phê 5:25). Phao-lô cũng nhắc họ về những gì Đức Giê-hô-va phán với A-đam và Ê-va. Sứ đồ này viết: “Người đàn-ông phải lìa cha mẹ mà dính-díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt” (Ê-phê 5:31). Rõ ràng, Đức Giê-hô-va muốn người chồng phải gắn bó với vợ, luôn thể hiện tình yêu thương nhân từ với vợ. Người chồng nào luôn thể hiện tình yêu thương trung thành qua lời nói thì không vạch ra lỗi lầm hoặc chê bai vợ với người khác. Anh vui vẻ khen ngợi vợ (Châm 31:28). Nếu bất đồng nảy sinh giữa vợ chồng, lòng yêu thương nhân từ thúc đẩy anh kiềm chế miệng lưỡi, không làm vợ mất thể diện.
12. Làm thế nào cách nói năng của người vợ có thể cho thấy phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi mình?
12 Phép tắc yêu thương nhân từ cũng phải thể hiện qua cách nói năng của người vợ. Cách ăn nói của chị không nên bị ảnh hưởng bởi tinh thần thế gian. Vì kính trọng chồng, chị nói tốt về anh với người khác và làm họ càng kính trọng anh hơn (Ê-phê 5:33). Để con cái không giảm lòng kính trọng đối với cha, chị tránh tỏ ra bất đồng hoặc nghi ngờ ý kiến của chồng trước mặt con. Chị giải quyết những vấn đề đó riêng với chồng. Kinh Thánh nói: “Người nữ khôn-ngoan xây-cất nhà mình” (Châm 14:1). Nhà của chị là nơi vui vẻ thoải mái cho cả gia đình.
13. Đặc biệt nên giữ phép tắc yêu thương nhân từ ở đâu, và bằng cách nào?
13 Ngay cả ở nhà, vợ chồng cũng phải giữ cách nói năng thể hiện sự kính trọng nhau. Sứ đồ Phao-lô viết: “Anh em nên trừ-bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh-nộ, buồn-giận và hung-ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục-tĩu nào ra từ miệng anh em”. Ông cũng nói: “Hãy có lòng thương-xót. Hãy mặc lấy sự nhân-từ, khiêm-nhượng, mềm-mại, nhịn-nhục... phải mặc lấy lòng yêu-thương, vì là dây liên-lạc của sự trọn-lành” (Cô 3:8, 12-14). Khi con cái quen nghe cách nói năng yêu thương và nhân từ trong nhà, chúng không những phát triển tốt mà còn có thể noi theo cách nói năng của cha mẹ.
14. Chủ gia đình có thể dùng lưỡi như thế nào để nâng đỡ những người họ chăm sóc?
14 Người viết Thi-thiên viết về Đức Giê-hô-va: “Sự nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] Ngài nâng-đỡ tôi” (Thi 94:18). Đức Giê-hô-va nâng đỡ dân Ngài qua cách nổi bật là khuyên bảo và hướng dẫn họ (Thi 119:105). Làm thế nào chủ gia đình có thể học từ gương của Cha trên trời và dùng lưỡi để nâng đỡ những người họ chăm sóc? Bằng cách cung cấp sự hướng dẫn và khích lệ cần thiết. Buổi thờ phượng của gia đình là dịp tốt biết bao để nhận được những điều quý giá về thiêng liêng!—Châm 24:4.
Thể hiện lòng yêu thương trung thành với anh em đồng đạo
15. Các trưởng lão và những người thành thục khác có thể dùng lưỡi để gìn giữ anh em trong hội thánh như thế nào?
15 Vua Đa-vít cầu nguyện: “Nguyện sự nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] và sự chân-thật của Ngài gìn-giữ tôi luôn luôn” (Thi 40:11). Các trưởng lão và những người thành thục khác trong hội thánh có thể noi gương Đức Giê-hô-va về mặt này như thế nào? Dùng lưỡi để hướng sự chú ý đến thông tin dựa trên Kinh Thánh chắc chắn là hành động yêu thương nhân từ.—Châm 17:17.
16, 17. Qua những cách nào chúng ta có thể cho thấy cách nói năng của mình thể hiện phép tắc yêu thương nhân từ?
16 Chúng ta nên làm gì nếu thấy một tín đồ Đấng Christ đang làm điều trái nguyên tắc Kinh Thánh? Chẳng phải lòng yêu thương nhân từ thúc đẩy chúng ta dùng lưỡi để sửa người đó sao? (Thi 141:5). Nếu chúng ta biết một anh em phạm tội trọng, tình yêu thương trung thành thôi thúc chúng ta khuyến khích người phạm tội “mời các trưởng-lão Hội-thánh đến” để họ ‘nhân danh Chúa xức dầu và cầu-nguyện cho người’ (Gia 5:14). Nếu người phạm tội không chịu gặp trưởng lão mà chúng ta không báo cáo vấn đề, thì điều đó không yêu thương, cũng không nhân từ. Trong số chúng ta cũng có người nản lòng, cô đơn, tự ti mặc cảm hoặc lòng đầy thất vọng. Cách tốt để biểu lộ phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi mình là “yên-ủi những kẻ ngã lòng”.—1 Tê 5:14.
17 Chúng ta nên phản ứng thế nào trước những lời đồn mà kẻ thù Đức Chúa Trời lan truyền về các anh em đồng đạo? Thay vì nghi ngờ sự trung kiên của anh em, chúng ta nên lờ đi lời đồn như thế hoặc hỏi người tin nơi lời cáo buộc, nếu là người phải lẽ, có chắc chắn điều đó có cơ sở không. Nếu kẻ thù của Châm 18:24.
dân Đức Chúa Trời muốn biết anh em chúng ta ở đâu để làm hại, chúng ta sẽ không cung cấp thông tin vì tình yêu thương trung thành với anh em.—‘Người nào yêu thương nhân từ sẽ tìm được sự sống’
18, 19. Tại sao chúng ta phải giữ phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi khi đối xử với anh em đồng đạo?
18 Lòng yêu thương trung thành phải được thể hiện trong cách cư xử với anh em cùng thờ phượng Đức Giê-hô-va. Ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cũng phải giữ phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi. Khi lòng yêu thương nhân từ của dân Y-sơ-ra-ên giống như “móc tan ra vừa lúc sớm mai”, Đức Giê-hô-va không hài lòng (Ô-sê 6:4, 6). Ngược lại, Ngài hài lòng với những người luôn thể hiện tính yêu thương nhân từ. Hãy xem Ngài ban phước như thế nào cho người tìm cầu đức tính này.
19 Châm-ngôn 21:21 nói: “Người nào tìm-cầu sự công-bình và sự nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] sẽ tìm được sự sống, sự công-bình, và tôn-trọng”. Một trong những ân phước mà người ấy sẽ hưởng là tìm được sự sống—không phải một cuộc sống ngắn ngủi mà là đời đời. Đức Giê-hô-va giúp người ấy “cầm lấy sự sống thật” (1 Ti 6:12, 19). Vậy, chúng ta hãy ‘lấy sự nhân-từ [“yêu thương nhân từ”, NW] đối với nhau’.—Xa 7:9.
[Chú thích]
^ đ. 1 “Yêu thương nhân từ” là một cách dịch của từ dùng trong nguyên ngữ Kinh Thánh. Những cách dịch như “nhân-từ” và “ơn” trong nhiều câu Kinh Thánh được viện dẫn của bản Liên Hiệp Thánh Kinh Hội trong bài này thật ra nói đến “yêu thương nhân từ”, như sẽ được giải thích.
^ đ. 4 Xin xem thêm Tháp Canh ngày 15-5-2002, trang 12, 13, 18 và 19.
Bạn giải thích thế nào?
• Bạn định nghĩa yêu thương nhân từ là gì?
• Điều gì sẽ giúp chúng ta có phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi mình?
• Vợ chồng thể hiện tình yêu thương trung thành qua lời nói như thế nào?
• Điều gì cho thấy chúng ta giữ phép tắc yêu thương nhân từ nơi lưỡi khi đối xử với anh em đồng đạo?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 23]
Đa-vít ca ngợi lòng yêu thương nhân từ của Đức Giê-hô-va
[Hình nơi trang 24]
Bạn có đều đặn giữ Buổi thờ phượng của gia đình không?