Hãy tìm kiếm ân phước của Đức Giê-hô-va
Hãy tìm kiếm ân phước của Đức Giê-hô-va
“[Đức Chúa Trời] là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”.—HÊ 11:6.
1, 2. (a) Nhiều người tìm kiếm ân phước của Đức Chúa Trời bằng cách nào? (b) Tại sao chúng ta nên đặc biệt lưu ý đến việc nhận được ân phước của Đức Giê-hô-va?
Nhiều người cho rằng giàu sang, có nhà lầu xe hơi, làm ăn phát đạt là được trời ban phước. Người ta thường thấy giới lãnh đạo của các tôn giáo chúc phước cho nhiều người, thú vật và các vật vô tri. Nhiều người tìm đến một số nơi linh thiêng với hy vọng nhận được một phước lành. Các nhà chính trị thường xuyên cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho nước mình. Bạn có nghĩ rằng những lời cầu xin ấy là phù hợp không? Chúng có hiệu nghiệm không? Ai thật sự được Đức Chúa Trời ban phước, và tại sao?
2 Đức Giê-hô-va báo trước rằng trong những ngày sau rốt, dân của Ngài sẽ là những người thánh sạch và hiếu hòa đến từ mọi nước. Họ sẽ rao truyền tin mừng về Nước Trời trên khắp đất bất kể sự ghen ghét và chống đối (Ê-sai 2:2-4; Mat 24:14; Khải 7:9, 14). Là những người đã chấp nhận thuộc về dân ấy, chúng ta muốn—và cần—được Đức Chúa Trời ban phước, vì không có ân phước của Ngài chúng ta không thể mong thành công (Thi 127:1). Nhưng làm thế nào để nhận được ân phước của Đức Chúa Trời?
Phước lành trên những người vâng lời
3. Nếu dân Y-sơ-ra-ên vâng lời, điều gì sẽ xảy ra?
3 Đọc Châm-ngôn 10:6, 7. Ngay trước khi dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, Đức Giê-hô-va cho biết họ sẽ được bảo vệ và vô cùng thịnh vượng nếu nghe theo tiếng phán Ngài (Phục 28:1, 2). Phước lành của Đức Giê-hô-va chắc chắn “giáng xuống” cho những người biết vâng lời.
4. Vâng lời từ trong lòng bao hàm điều gì?
4 Dân Y-sơ-ra-ên cần vâng lời với thái độ nào? Luật pháp Đức Chúa Trời cho biết Ngài sẽ không hài lòng nếu dân sự không phụng sự Ngài cách “vui lòng lạc-ý” (Đọc Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:45-47). Đức Giê-hô-va xứng đáng để chúng ta vâng lời từ trong lòng. Việc vâng lời cách máy móc theo những mệnh lệnh cụ thể là điều mà thậm chí loài thú và các quỉ có thể làm (Mác 1:27; Gia 3:3). Vâng lời từ trong lòng là biểu hiện của tình yêu thương, cho thấy niềm vui đến từ việc tin rằng điều răn của Đức Giê-hô-va không nặng nề và “Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”.—Hê 11:6; 1 Giăng 5:3.
5. Làm thế nào việc tin nơi lời hứa của Đức Giê-hô-va thôi thúc một người vâng theo điều luật nơi Phục-truyền Luật-lệ Ký 15:7, 8?
5 Hãy xem làm thế nào sự vâng lời với lòng tin cậy có thể được thể hiện qua việc làm theo điều luật ghi nơi Phục-truyền Luật-lệ Ký 15:7, 8. (Đọc). Miễn cưỡng vâng theo luật ấy có thể giúp người nghèo lúc đầu, nhưng liệu có tạo mối quan hệ tốt và bầu không khí ấm áp trong vòng dân sự Đức Chúa Trời không? Quan trọng hơn, miễn cưỡng vâng theo có cho thấy người đó tin nơi khả năng cung cấp của Đức Giê-hô-va đối với tôi tớ Ngài, và xem đó là cơ hội để noi theo lòng rộng rãi của Ngài không? Dĩ nhiên là không! Đức Chúa Trời để ý đến lòng của người thật sự rộng rãi và hứa ban phước cho mọi hành động và công việc của người đó (Phục 15:10). Tin nơi lời hứa ấy sẽ thôi thúc một người hành động, nhờ đó mang lại nhiều ân phước.—Châm 28:20.
6. Hê-bơ-rơ 11:6 bảo đảm với chúng ta điều gì?
6 Ngoài việc tin Đức Giê-hô-va là Đấng hay thưởng, Hê-bơ-rơ 11:6 còn nêu bật một điều cần thiết khác để nhận được ân phước. Câu này cho thấy Đức Giê-hô-va thưởng cho những ai “tìm-kiếm Ngài”. Trong tiếng nguyên thủy, từ “tìm-kiếm” bao hàm cường độ và nỗ lực tập trung. Câu Kinh Thánh này củng cố chúng ta biết bao! Nếu ra sức cố gắng, chúng ta sẽ nhận được ân phước. Nguồn của những ân phước này là “Đức Chúa Trời không thể nói dối” (Tít 1:2). Qua nhiều thiên niên kỷ, Đức Chúa Trời cho thấy những gì Ngài hứa là hoàn toàn đáng tin cậy. Lời Ngài luôn luôn đúng (Ê-sai 55:11). Vì thế, chúng ta có thể hoàn toàn tin chắc rằng nếu thể hiện đức tin thật thì Đức Chúa Trời sẽ là Đấng hay thưởng cho chúng ta.
7. Làm thế nào chúng ta có thể nhận được ân phước qua “dòng-dõi” của Áp-ra-ham?
7 Chúa Giê-su là thành phần chính của “dòng-dõi” Áp-ra-ham. Và những tín đồ Đấng Christ được xức dầu là thành phần phụ của “dòng-dõi” được báo trước. Họ được giao nhiệm vụ “rao-giảng nhân-đức của Đấng đã gọi [họ] ra khỏi nơi tối-tăm, đến nơi sáng-láng lạ-lùng của Ngài” (Ga 3:7-9, 14, 16, 26-29; 1 Phi 2:9). Nếu không chấp nhận những người mà Chúa Giê-su chọn để coi sóc gia tài của ngài, chúng ta không thể hy vọng có mối quan hệ tốt với Đức Giê-hô-va. Không có sự giúp đỡ của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, chúng ta không thể hiểu trọn vẹn điều mình đọc trong Lời Đức Chúa Trời và cũng không biết cách áp dụng chúng (Mat 24:45-47). Khi thực hành những gì mình học trong Kinh Thánh, chắc chắn chúng ta có thể nhận được ân phước của Đức Chúa Trời.
Tiếp tục tập trung vào ý muốn Đức Chúa Trời
8, 9. Tộc trưởng Gia-cốp đã nỗ lực hành động phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời như thế nào?
8 Khi nói đến việc hết sức nỗ lực để được ân phước Đức Chúa Trời, chúng ta có thể liên tưởng đến tộc trưởng Gia-cốp. Dù không biết lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham sẽ được thực hiện thế nào, nhưng ông tin rằng Ngài sẽ làm cho con cháu của Áp-ra-ham trở nên đông đúc và thành một dân lớn. Vì thế, năm 1781 TCN, Gia-cốp đến Cha-ran để tìm một người vợ. Ông không chỉ muốn tìm một bạn đời dễ mến mà hơn thế nữa, ông tìm một người nữ thờ phượng Đức Giê-hô-va có
thiêng liêng tính và là người sẽ trở thành mẹ của các con ông.9 Gia-cốp đã gặp người bà con là Ra-chên. Dần dần ông yêu Ra-chên và đồng ý làm việc cho cha nàng là La-ban bảy năm để có thể lấy nàng làm vợ. Đây không chỉ là một chuyện tình lãng mạn, đáng nhớ. Hẳn Gia-cốp biết về lời hứa mà Đức Chúa Trời Toàn Năng đã nói với ông nội của ông là Áp-ra-ham, và sau đó nhắc lại với cha ông là Y-sác (Sáng 18:18; 22:17, 18; 26:3-5, 24, 25). Sau này, Y-sác nói với Gia-cốp: “Cầu-xin Đức Chúa Trời toàn-năng ban phước cho con, làm con sanh-sản, thêm nhiều và trở nên một đám dân đông. Cầu-xin Ngài ban cho con và dòng-dõi con phước lành của Áp-ra-ham, hầu cho xứ con đã kiều-ngụ sẽ làm sản-nghiệp cho con, tức xứ Ngài đã ban cho Áp-ra-ham!” (Sáng 28:3, 4). Vì thế, nỗ lực của Gia-cốp để tìm người vợ thích hợp và xây dựng một gia đình cho thấy lòng tin chắc của ông nơi những gì Đức Giê-hô-va phán.
10. Tại sao Đức Giê-hô-va đã vui lòng đáp lại lời cầu xin của Gia-cốp?
10 Gia-cốp không nhắm mục tiêu tìm kiếm nhiều của cải cho gia đình. Ông nghĩ đến lời hứa của Đức Chúa Trời về dòng dõi của mình, và tập trung vào việc thực hiện ý muốn Ngài. Gia-cốp cương quyết làm mọi việc trong khả năng để nhận được ân phước của Ngài bất kể nhiều trở ngại. Ông tiếp tục có thái độ như thế cho đến khi về già, và Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ông vì có thái độ đó.—Đọc Sáng-thế Ký 32:24-29.
11. Phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời được tiết lộ, chúng ta nên nỗ lực làm gì?
11 Như Gia-cốp, chúng ta không biết mọi chi tiết về việc thực hiện ý định của Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, nhờ học hỏi Lời Đức Chúa Trời, chúng ta biết được những điểm chính về điều sắp xảy ra liên quan đến “ngày của Chúa” (2 Phi 3:10, 17). Chẳng hạn, dù không biết chính xác khi nào ngày ấy đến, nhưng chúng ta biết nó đang đến gần. Chúng ta tin nơi Lời Đức Chúa Trời là nếu làm chứng cặn kẽ trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, chúng ta sẽ cứu mạng chính mình và những người biết lắng nghe.—1 Ti 4:16.
12. Chúng ta có thể tin chắc điều gì?
12 Chúng ta nhận ra rằng sự cuối cùng sẽ đến bất cứ lúc nào. Thời điểm của Đức Giê-hô-va không tùy thuộc vào việc làm chứng cho từng Mat 10:23). Hơn nữa, chúng ta có sự chỉ dẫn thích hợp về cách để rao giảng hữu hiệu. Với đức tin, chúng ta dùng hết khả năng và những gì mình có để tham gia công việc này. Nhưng liệu khu vực rao giảng của chúng ta sẽ luôn có kết quả tốt không? Điều đó không biết trước được (Đọc Truyền-đạo 11:5, 6). Công việc của chúng ta là rao giảng, và chúng ta tin cậy Đức Giê-hô-va sẽ ban phước (1 Cô 3:6, 7). Điều có thể chắc chắn là Ngài thấy nỗ lực của chúng ta, và qua thánh linh, Ngài sẽ cung cấp sự chỉ dẫn cụ thể mà chúng ta cần.—Thi 32:8.
người trên đất (Để nhận được thánh linh
13, 14. Làm thế nào sức mạnh của thánh linh Đức Chúa Trời giúp các tôi tớ Ngài có đủ khả năng?
13 Còn nếu chúng ta cảm thấy không đủ khả năng thực hiện một công việc được giao hoặc tham gia thánh chức thì sao? Chúng ta nên cầu xin Đức Giê-hô-va ban thánh linh để nâng cao bất cứ khả năng nào mình có trong việc phụng sự Ngài. (Đọc Lu-ca 11:13). Dù một người có kinh nghiệm gì hoặc hoàn cảnh trước đây thế nào, thánh linh Đức Chúa Trời có thể giúp người ấy hội đủ điều kiện để làm một công việc hay nhận một đặc ân. Chẳng hạn, ngay sau cuộc hành trình rời khỏi xứ Ê-díp-tô, thánh linh Đức Chúa Trời đã giúp những người làm nghề chăn chiên và nô lệ đánh bại kẻ thù dù họ chưa có kinh nghiệm đánh trận (Xuất 17:8-13). Sau đó không lâu, thánh linh cũng giúp Bết-sa-lê-ên và Ô-hô-li-áp thực hiện kế hoạch tuyệt mỹ về việc xây dựng đền tạm do Đức Chúa Trời soi dẫn.—Xuất 31:2-6; 35:30-35.
14 Khi dân Đức Chúa Trời thời nay cần bắt đầu tự điều hành việc in ấn, thánh linh mạnh mẽ cũng trang bị cho họ để chăm lo cho các nhu cầu của tổ chức. Trong một lá thư, anh R. J. Martin, giám thị xưởng in thời đó, cho biết những điều đã được thực hiện vào năm 1927: “Vào đúng lúc, Đức Chúa Trời đã mở đường; và chúng tôi có trong tay chiếc máy in quay lớn mà không biết gì về cấu trúc và hoạt động của nó. Nhưng Đức Chúa Trời biết cách để giúp những người dâng mình nhanh chóng có khả năng sử dụng... Chỉ trong vài tuần, chúng tôi có thể chạy máy in, và nó vẫn tiếp tục hoạt động, làm được công việc mà thậm chí những nhà chế tạo cũng không ngờ đến”. Cho đến thời nay, Đức Giê-hô-va tiếp tục ban phước cho tôi tớ Ngài vì những nỗ lực như thế.
15. Làm thế nào Rô-ma 8:11 có thể là niềm khích lệ với những người đang đương đầu với cám dỗ?
15 Thánh linh Đức Giê-hô-va hoạt động trong nhiều cách. Tất cả tôi tớ Đức Chúa Trời Rô-ma 7:21, 25 và 8:11. Thật vậy, “Thánh-Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết” có thể hoạt động vì chúng ta, cho chúng ta thêm sức để chống lại những ham muốn xác thịt. Dù câu Kinh Thánh đó viết cho những người được xức dầu bằng thánh linh, nhưng nguyên tắc này được áp dụng cho mọi tôi tớ của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta được sự sống nhờ thể hiện đức tin nơi Chúa Giê-su, nỗ lực làm chết những ham muốn sai trái và sống hòa hợp với sự hướng dẫn của thánh linh.
đều có thể nhận được thánh linh, và thánh linh giúp họ vượt qua những trở ngại to lớn. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy quá lo lắng về sự cám dỗ thì sao? Chúng ta có thể được thêm sức từ những lời của Phao-lô nơi16. Chúng ta phải làm gì để nhận thánh linh Đức Chúa Trời?
16 Chúng ta có thể nào mong đợi Đức Chúa Trời ban lực mạnh mẽ này mà không cần nỗ lực không? Dĩ nhiên không. Ngoài việc cầu nguyện xin thánh linh, chúng ta phải siêng năng hấp thu lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời (Châm 2:1-6). Ngoài ra, hội thánh tín đồ Đấng Christ có thánh linh Đức Chúa Trời. Việc tham dự nhóm họp đều đặn cho thấy chúng ta có ước muốn ‘nghe lời Thánh-Linh phán cùng các Hội-thánh’ (Khải 3:6). Hơn nữa, chúng ta phải khiêm nhường hưởng ứng những điều mình học. Châm-ngôn 1:23 khuyên: “Nhân vì ta trách các ngươi, các ngươi khá trở lại; kìa, ta sẽ đổ thần-linh ta trên các ngươi”. Thật vậy, Đức Chúa Trời ban thánh linh “cho kẻ vâng lời Ngài”.—Công-vụ 5:32.
17. Chúng ta có thể so sánh tác động của ân phước Đức Chúa Trời với điều gì?
17 Nỗ lực là điều cần thiết để nhận ân phước của Đức Chúa Trời, nhưng hãy nhớ rằng không phải chỉ vì nhờ cố gắng như thế mà Đức Chúa Trời ban nhiều phước lành cho dân Ngài. Tác động của ân phước Đức Chúa Trời có thể so sánh với cách cơ thể chúng ta được lợi ích khi tiếp nhận thức ăn bổ dưỡng. Đức Chúa Trời thiết kế cơ thể con người theo một cách để chúng ta thưởng thức đồ ăn và hấp thu những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngài cũng cung cấp thực phẩm. Chúng ta không hiểu hết làm thế nào thức ăn có được chất dinh dưỡng. Và đa số chúng ta cũng không giải thích được cách cơ thể sản sinh năng lượng từ thực phẩm mình ăn. Chúng ta chỉ biết tiến trình đó diễn ra như thế và mình phải hợp tác bằng cách ăn uống. Nếu chúng ta chọn thức ăn bổ dưỡng thì có nhiều lợi ích hơn nữa. Tương tự, Đức Giê-hô-va đưa ra những đòi hỏi về sự sống vĩnh cửu và Ngài cho chúng ta sự giúp đỡ cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi ấy. Rõ ràng Ngài giúp chúng ta rất nhiều và xứng đáng để được ngợi khen. Tuy nhiên, chúng ta phải hợp tác với Ngài, hành động hòa hợp với ý muốn Ngài để nhận được ân phước.—A-ghê 2:18, 19.
18. Bạn quyết tâm gì, và tại sao?
18 Hãy hết lòng hoàn thành công việc được giao. Luôn nương cậy Đức Giê-hô-va để được thành công (Mác 11:23, 24). Khi làm thế, chúng ta được bảo đảm rằng “ai tìm thì gặp” (Mat 7:8). Những người được xức dầu bằng thánh linh sẽ được ban phước bằng “mão triều-thiên của sự sống” ở trên trời (Gia 1:12). “Chiên khác” của Chúa Giê-su, những người cố gắng nhận được ân phước qua dòng dõi của Áp-ra-ham, sẽ vui mừng khi nghe Ngài phán: “Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên-đàng đã sắm-sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất” (Giăng 10:16; Mat 25:34). Thật vậy, những ai “mà Đức Chúa Trời ban phước cho sẽ nhận được đất... Và ở tại đó đời đời”.—Thi 37:22, 29.
Bạn giải thích thế nào?
• Vâng lời từ trong lòng bao hàm điều gì?
• Cần điều gì để nhận được ân phước của Đức Chúa Trời?
• Làm thế nào chúng ta có thể nhận được thánh linh, và thánh linh có thể hoạt động vì chúng ta như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 9]
Gia-cốp vật lộn với thiên sứ để được ân phước của Đức Giê-hô-va.
Bạn có nỗ lực như vậy không?
[Hình nơi trang 10]
Thánh linh Đức Chúa Trời trang bị cho Bết-sa-lê-ên và Ô-hô-li-áp có khả năng xuất sắc