Hãy góp phần gây dựng các buổi nhóm họp của hội thánh
Hãy góp phần gây dựng các buổi nhóm họp của hội thánh
“Khi anh em nhóm lại với nhau,... hãy làm hết thảy cho được gây-dựng”.—1 CÔ 14:26.
1. Theo 1 Cô-rinh-tô chương 14, mục tiêu quan trọng của các buổi nhóm họp là gì?
“Quả là buổi nhóm họp khích lệ!”. Bạn có bao giờ nói lên cảm nghĩ như thế sau khi tham dự một buổi nhóm họp ở Phòng Nước Trời không? Chắc chắn có! Các buổi nhóm họp của hội thánh thật sự là một nguồn khích lệ, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Xét cho cùng, như thời của các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất, mục tiêu quan trọng của buổi nhóm họp thời nay là để củng cố về thiêng liêng cho những người tham dự. Hãy xem cách sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh mục tiêu ấy trong lá thư đầu chương 14, ông nhiều lần cho biết mỗi phần được trình bày tại các buổi nhóm nên có cùng mục tiêu, đó là “gây-dựng Hội-thánh”.—Đọc 1 Cô-rinh-tô 14:3, 12, 26 *.
tiên gửi cho anh em ở Cô-rinh-tô. Trong2. (a) Các buổi nhóm mang tính gây dựng là kết quả của điều gì? (b) Chúng ta sẽ xem xét câu hỏi nào?
2 Trước tiên, chúng ta nhận biết những buổi nhóm họp mang tính gây dựng là kết quả của thánh linh Đức Chúa Trời tác động. Do đó, các buổi nhóm bắt đầu bằng lời cầu nguyện chân thành với Đức Giê-hô-va, xin Cha trên trời ban phước cho việc nhóm lại qua thánh linh. Tuy nhiên, tất cả các thành viên của hội thánh đều có thể góp phần làm cho chương trình nhóm họp được gây dựng. Vậy, chúng ta có thể thực hiện những bước nào để các buổi nhóm hằng tuần tại Phòng Nước Trời luôn là nguồn mang lại sự sảng khoái và khích lệ về thiêng liêng?
3. Các buổi nhóm họp quan trọng như thế nào?
3 Để trả lời, chúng ta sẽ xem xét một số khía cạnh của các buổi nhóm họp mà những anh điều khiển nên nhớ. Chúng ta cũng xem làm thế nào cả hội thánh có thể góp phần giúp các buổi này trở thành những dịp khích lệ cho người tham dự. Đây là điều rất đáng chú ý vì các buổi nhóm của chúng ta là những buổi họp thánh. Thật vậy, đến dự và tham gia vào các buổi nhóm họp là những phần quan trọng trong việc thờ phượng Đức Giê-hô-va.—Thi 26:12; 111:1; Ê-sai 66:22, 23.
Buổi nhóm dành cho việc học Kinh Thánh
4, 5. Mục tiêu của Buổi học Tháp Canh là gì?
4 Tất cả chúng ta muốn nhận lợi ích trọn vẹn từ Buổi học Tháp Canh hằng tuần. Vì thế, để hiểu rõ mục tiêu chính của buổi học này, chúng ta hãy ôn lại một số điều chỉnh trong tạp chí Tháp Canh và các bài học hỏi.
5 Bắt đầu với ấn bản học hỏi đầu tiên của tạp chí Tháp Canh, số ra ngày 15-1-2008, có một chi tiết quan trọng ở trang bìa của tạp chí. Bạn có để ý không? Hãy nhìn kỹ tạp chí mà bạn đang cầm, phía dưới hình tháp canh, bạn sẽ thấy một cuốn Kinh Thánh mở ra. Chi tiết mới này cho thấy rõ lý do có ấn bản học hỏi. Đó là để giúp nghiên cứu Kinh Thánh. Thật vậy, tại Buổi học Tháp Canh hằng tuần, Lời Đức Chúa Trời được “giải nghĩa” và như thời của Nê-hê-mi xưa, có những giải thích “làm cho người ta hiểu”.—Nê 8:8; Ê-sai 54:13.
6. (a) Có sự điều chỉnh nào dành cho Buổi học Tháp Canh? (b) Liên quan đến những câu Kinh Thánh được ghi là “đọc”, chúng ta nên nhớ điều gì?
6 Vì Kinh Thánh là sách chính của chúng ta, nên đã có một điều chỉnh dành cho Buổi học Tháp Canh. Một số câu Kinh Thánh được viện dẫn trong các bài học được ghi là “đọc”. Tất cả chúng ta được khuyến khích theo dõi trong Kinh Thánh của mình khi các câu này được đọc lên (Công 17:11). Tại sao? Vì khi thấy lời khuyên của Đức Chúa Trời trong chính Kinh Thánh của mình, lòng chúng ta sẽ được tác động sâu sắc hơn (Hê 4:12). Do đó, trước khi các câu Kinh Thánh ấy được đọc, người điều khiển buổi họp nên cho cử tọa có đủ thời gian để mở các câu Kinh Thánh này và theo dõi.
Có thêm thời gian để bày tỏ đức tin
7. Chúng ta có cơ hội làm gì trong Buổi học Tháp Canh?
7 Có một điều chỉnh khác trong các bài học của Tháp Canh liên quan đến độ dài của bài. Trong vài năm gần đây, các bài học đã ngắn hơn. Vì thế, trong Buổi học Tháp Canh, thời gian đọc các đoạn được rút ngắn và có nhiều thời gian hơn để bình luận. Nhiều người hơn trong hội thánh giờ đây có cơ hội nói Thi-thiên 22:22; 35:18; 40:9.
lên đức tin của mình qua việc trả lời câu hỏi, áp dụng một câu Kinh Thánh, kể lại kinh nghiệm ngắn cho thấy sự khôn ngoan khi làm theo các nguyên tắc Kinh Thánh hoặc những cách khác. Cũng nên dành thời gian để bình luận về các hình.—Đọc8, 9. Vai trò của anh điều khiển Buổi học Tháp Canh là gì?
8 Tuy nhiên, chỉ khi cử tọa trả lời ngắn gọn và anh điều khiển tránh bình luận quá thường xuyên, chúng ta mới có khoảng thời gian thêm ấy để có nhiều lời bình luận trong Buổi học Tháp Canh. Vậy, điều gì có thể giúp anh điều khiển giữ thăng bằng giữa việc bình luận của anh và của cử tọa để buổi học xây dựng mọi người?
9 Để trả lời, hãy xem một minh họa. Buổi học Tháp Canh được điều khiển khéo léo thì giống như một đóa hoa đẹp mắt. Như một đóa hoa lớn gồm nhiều bông hoa, Buổi học Tháp Canh có nhiều lời bình luận khác nhau. Và như những bông hoa có kích cỡ và màu sắc đa dạng, các lời bình luận có độ dài và cách trình bày khác nhau. Còn anh điều khiển có vai trò gì?
Khi anh thỉnh thoảng bình luận thì giống như những nhánh lá xanh được cẩn thận thêm vào đóa hoa ấy. Những nhánh lá này không lấn át các bông hoa, ngược lại chúng tạo nên hình dạng và làm hài hòa cả đóa hoa. Tương tự, anh điều khiển cần nhớ rằng lời bình luận của anh không phải là tâm điểm của cuộc thảo luận, nhưng chúng chỉ bổ túc cho những lời ca ngợi Đức Giê-hô-va của các anh chị. Thật vậy, nếu những lời bình luận phong phú của hội thánh và một số lời nhận xét đúng lúc của anh điều khiển được khéo léo phối hợp với nhau, thì điều này giống như một đóa hoa đẹp gồm những lời nói mang lại sự vui thích cho tất cả mọi người.“Hằng dâng tế-lễ bằng lời ngợi-khen cho Đức Chúa Trời”
10. Các tín đồ thời ban đầu xem các buổi họp hội thánh như thế nào?
10 Lời miêu tả của Phao-lô về các buổi nhóm nơi 1 Cô-rinh-tô 14:26-33 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách điều khiển buổi nhóm họp vào thế kỷ thứ nhất. Bình luận về đoạn Kinh Thánh này, một học giả cho biết rằng thời ban đầu, một điều rất đáng lưu ý về việc tham dự các buổi nhóm để thờ phượng là “hầu hết mọi người đều cảm thấy mình có đặc ân và trách nhiệm góp một phần nào đó. Một người không đến để ngồi nghe cách thụ động. Ngoài việc đến để nhận lợi ích, người ấy đến để ban cho”. Thật vậy, các tín đồ thời ban đầu xem các buổi họp hội thánh là cơ hội để bày tỏ đức tin của mình.—Rô 10:10.
11. (a) Điều gì góp phần rất lớn vào việc gây dựng các buổi nhóm họp, và tại sao? (b) Chúng ta có thể áp dụng những đề nghị nào để cải thiện lời bình luận tại buổi nhóm họp? (Xin xem cước chú).
11 Bày tỏ đức tin tại buổi nhóm họp góp phần rất lớn vào việc “gây-dựng Hội-thánh”. Chắc chắn bạn đồng ý rằng dù đã tham dự nhóm họp nhiều năm, chúng ta vẫn luôn thật sự vui thích khi được nghe các lời bình luận của anh chị. Chúng ta cảm động khi nghe một lời bình luận chân thành của một anh chị lớn tuổi, trung thành. Chúng ta cảm thấy lên tinh thần khi nghe lời nhận xét sâu sắc của một anh trưởng lão có lòng quan tâm, và không khỏi mỉm cười khi một em trẻ phát biểu cách tự nhiên, bày tỏ tình yêu thương chân thành với Đức Giê-hô-va. Rõ ràng, khi bình luận, tất cả chúng ta đều góp phần gây dựng các buổi nhóm họp *.
12. (a) Chúng ta có thể học được gì từ gương của Môi-se và Giê-rê-mi? (b) Lời cầu nguyện đóng vai trò nào trong việc bình luận?
12 Tuy nhiên, đối với những người nhút nhát, bình luận có thể là một thử thách. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, nên nhớ rằng tình trạng ấy là bình thường. Thật vậy, ngay cả những tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời như Môi-se và Giê-rê-mi cũng cho biết họ thiếu tự tin về khả năng ăn nói của mình trước công chúng (Xuất 4:10; Giê 1:6). Đức Giê-hô-va đã giúp những tôi tớ thời xưa ca ngợi Ngài trước công chúng, thì Ngài cũng sẽ giúp bạn dâng tế lễ bằng lời ngợi khen. (Đọc Hê-bơ-rơ 13:15). Làm thế nào bạn nhận được sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va để không còn sợ việc bình luận? Trước tiên, hãy chuẩn bị kỹ cho buổi họp. Rồi trước khi đến Phòng Nước Trời, hãy cầu nguyện với Đức Giê-hô-va và cụ thể xin Ngài cho bạn có can đảm để bình luận (Phi-líp 4:6). Khi làm thế, bạn đang cầu xin điều “theo ý-muốn Ngài”, nên bạn có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ đáp lời cầu nguyện.—1 Giăng 5:14; Châm 15:29.
Buổi nhóm họp có mục tiêu ‘gây-dựng, khuyên-bảo và yên-ủi’
13. (a) Các buổi nhóm họp của chúng ta nên tác động thế nào đến những người có mặt? (b) Câu hỏi nào đặc biệt quan trọng đối với các trưởng lão?
13 Phao-lô nói rằng mục tiêu quan trọng của các buổi nhóm họp là để ‘gây-dựng, khuyên-bảo và yên-ủi’ những người có mặt *. (1 Cô 14:3). Làm thế nào các trưởng lão ngày nay có thể bảo đảm rằng các phần của mình trong buổi nhóm giúp an ủi và khiến các anh chị lên tinh thần? Để trả lời, chúng ta hãy xem một buổi họp do Chúa Giê-su điều khiển không lâu sau khi ngài sống lại.
14. (a) Có những sự việc nào xảy ra trước buổi họp do Chúa Giê-su sắp xếp? (b) Tại sao các sứ đồ hẳn cảm thấy nhẹ nhõm khi “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng [họ]”?
14 Đầu tiên, hãy chú ý những sự việc xảy ra trước buổi họp ấy. Ngay trước khi Chúa Giê-su bị xử tử, các sứ đồ đã “bỏ Ngài và trốn đi cả”, và như được báo trước, họ “tản-lạc, ai đi đường nấy” (Mác 14:50; Giăng 16:32). Rồi sau khi được sống lại, Chúa Giê-su mời các sứ đồ đang nản lòng tham dự một buổi họp đặc biệt *. Để đáp lại lời mời, “mười một môn-đồ đi qua xứ Ga-li-lê, lên hòn núi mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ cho”. Khi họ tới nơi, “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn-đồ” (Mat 28:10, 16, 18). Hãy hình dung các sứ đồ hẳn cảm thấy nhẹ nhõm biết bao khi Chúa Giê-su chủ động làm thế! Chúa Giê-su đã nói về điều gì?
15. (a) Chúa Giê-su đã nói về đề tài nào, nhưng không nói về điều gì? (b) Buổi họp ấy đã tác động đến các sứ đồ như thế nào?
15 Chúa Giê-su bắt đầu với một thông báo: “Hết cả quyền-phép đã giao cho ta”. Rồi ngài giao cho họ một công việc: “Hãy đi dạy-dỗ muôn-dân”. Cuối cùng, ngài đưa ra lời đảm bảo đầy yêu thương này: “Ta thường ở cùng các ngươi luôn” (Mat 28:18-20). Nhưng bạn có để ý Chúa Giê-su không làm gì không? Ngài không khiển trách các sứ đồ, cũng không dùng buổi họp đó để đặt nghi vấn về động cơ của họ hoặc khiến họ cảm thấy tội lỗi hơn bằng cách nhắc đến sự yếu đức tin nhất thời của họ. Thay vì vậy, Chúa Giê-su đã bảo đảm rằng ngài và Cha ngài yêu thương họ qua việc tin cậy giao cho họ một nhiệm vụ quan trọng. Cách cư xử của Chúa Giê-su đã tác động thế nào đến họ? Họ được gây dựng, khuyên bảo và yên ủi đến độ một thời gian sau buổi họp đó, họ đã một lần nữa “dạy-dỗ rao-truyền mãi về Tin-lành”.—Công 5:42.
16. Làm thế nào các trưởng lão ngày nay noi gương Chúa Giê-su trong việc điều khiển buổi nhóm sao cho đó là nguồn mang lại sự tươi tỉnh?
16 Noi gương Chúa Giê-su, các trưởng lão ngày nay xem các buổi nhóm họp là cơ hội để nhắc nhở các anh chị đồng đạo về tình yêu thương mà Đức Giê-hô-va dành cho dân Ngài (Rô 8:38, 39). Vì thế, trong các phần của buổi nhóm họp, các trưởng lão tập trung vào ưu điểm chứ không phải khuyết điểm của anh em. Họ không nghi ngờ động cơ của anh em. Thay vì vậy, lời nói của họ cho thấy họ xem anh em là những người yêu thương Đức Giê-hô-va và muốn làm điều đúng (1 Tê 4:1, 9-12). Dĩ nhiên, đôi khi các trưởng lão có thể cho lời khuyên để điều chỉnh hội thánh nói chung, nhưng nếu chỉ có vài cá nhân cần khuyên bảo, tốt nhất các anh cho lời khuyên riêng với những người có liên quan (Ga 6:1; 2 Ti 2:24-26). Khi nói với hội thánh, các trưởng lão đặt mục tiêu khen ngợi vào lúc thích hợp (Ê-sai 32:2). Họ cố gắng điều khiển buổi nhóm theo cách mà đến cuối buổi, mọi người có mặt cảm thấy được tươi tỉnh và thêm sức.—Mat 11:28; Công 15:32.
Một nơi ẩn náu bình an
17. (a) Tại sao việc các buổi nhóm họp là nơi ẩn náu bình an là điều quan trọng hơn bao giờ hết? (b) Bạn có thể làm gì để gây dựng các buổi nhóm họp? (Xin xem khung “Mười cách để gây dựng buổi nhóm họp hầu mang lại lợi ích cho bạn và người khác”).
17 Vì thế gian Sa-tan ngày càng có nhiều sự áp bức, chúng ta cần chắc chắn rằng các buổi nhóm họp của tín đồ Đấng Christ là nơi ẩn náu bình an—nguồn gây dựng cho tất cả mọi người (1 Tê 5:11). Một chị cùng chồng đương đầu với một thử thách gay go cách đây vài năm nhớ lại: “Có mặt tại Phòng Nước Trời giống như được ở trong bàn tay chăm sóc của Đức Giê-hô-va. Trong những giờ ở đây, khi được các anh chị đồng đạo vây quanh, chúng tôi có thể trao gánh nặng cho Đức Giê-hô-va và cảm thấy được bình an phần nào” (Thi 55:22). Mong sao tất cả những người tham dự buổi nhóm họp của chúng ta cảm thấy được khích lệ và an ủi như thế. Để có được điều này, chúng ta hãy tiếp tục góp phần vào việc gây dựng các buổi nhóm họp của hội thánh.
[Chú thích]
^ đ. 1 Kinh Thánh tiên tri rằng một số đặc điểm của các buổi nhóm vào thế kỷ thứ nhất sẽ không còn nữa. Chẳng hạn, chúng ta không còn “nói tiếng lạ” hoặc “nói tiên-tri” (1 Cô 13:8; 14:5). Dù vậy, những chỉ dẫn của Phao-lô giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách các buổi nhóm họp của hội thánh nên được điều khiển thời nay.
^ đ. 11 Để biết các đề nghị về cách cải thiện lời bình luận tại buổi nhóm họp, xin xem Tháp Canh ngày 1-9-2003, trang 19-22.
^ đ. 13 Về sự khác nhau giữa việc “khuyên-bảo” và “yên-ủi”, một từ điển giải nghĩa các từ Kinh Thánh (Vine’s Expository Dictionary of Old and New Testament Words) cho biết từ Hy Lạp được dịch “yên-ủi” có “mức độ mềm mại nhiều hơn là [khuyên bảo]”.—So sánh Giăng 11:19.
^ đ. 14 Có thể Phao-lô sau này đã nhắc đến buổi họp ấy khi ông nói Chúa Giê-su đã “hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy”.—1 Cô 15:6.
Bạn trả lời thế nào?
• Các buổi nhóm họp của tín đồ Đấng Christ quan trọng như thế nào?
• Tại sao lời bình luận tại các buổi nhóm họp góp phần vào việc “gây-dựng Hội-thánh”?
• Chúng ta học được gì từ buổi họp do Chúa Giê-su điều khiển?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung/Các hình nơi trang 22, 23]
MƯỜI CÁCH ĐỂ GÂY DỰNG BUỔI NHÓM HỌP HẦU MANG LẠI LỢI ÍCH CHO BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC
Chuẩn bị trước. Khi bạn nghiên cứu trước tài liệu được thảo luận ở Phòng Nước Trời, bạn sẽ chú ý hơn và có ấn tượng sâu sắc hơn về các buổi nhóm.
Tham dự đều đặn. Việc bạn tham dự đều đặn sẽ khích lệ cho mọi người, nên sự hiện diện của bạn rất có ích.
Đến đúng giờ. Nếu ngồi vào chỗ trước khi chương trình bắt đầu, bạn có thể tham gia hát bài mở đầu và lắng nghe lời cầu nguyện, là một phần trong sự thờ phượng Đức Giê-hô-va.
Mang đủ tài liệu. Mang Kinh Thánh và các ấn phẩm được dùng trong buổi nhóm họp để bạn có thể theo dõi và nắm rõ hơn những điều được thảo luận.
Tránh phân tâm. Chẳng hạn, đừng đọc tin nhắn trong buổi nhóm, hãy chờ sau buổi nhóm. Làm thế, bạn đặt chuyện riêng tư đúng chỗ.
Tham gia. Càng nhiều người phát biểu, càng nhiều anh chị được khích lệ và xây dựng qua những lời bình luận phong phú thể hiện đức tin.
Bình luận ngắn gọn. Điều này cho nhiều người hơn có cơ hội tham gia bình luận.
Hoàn thành trách nhiệm. Là học viên trong Trường Thánh Chức hoặc có phần trong Buổi họp công tác, hãy chuẩn bị kỹ, tập dượt trước và cố gắng không hủy phần được giao.
Khen những người có phần. Hãy cho những anh chị có phần hoặc bình luận trong buổi nhóm biết bạn quý nỗ lực của họ thế nào.
Giao tiếp. Chào hỏi tử tế và nói chuyện tích cực trước và sau buổi nhóm sẽ gia tăng niềm vui và lợi ích cho những người có mặt.