Hỡi bạn trẻ—Hãy để Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn
Hỡi bạn trẻ—Hãy để Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn
“Khá cầu lấy sự khôn-ngoan, khá cầu lấy sự thông-sáng”.—CHÂM 4:5.
1, 2. (a) Điều gì giúp sứ đồ Phao-lô đương đầu với sự xung đột trong lòng? (b) Làm thế nào bạn có thể có được sự khôn ngoan và hiểu biết?
“Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính-dấp theo tôi”. Bạn có biết ai đã nói lời này không? Không ai khác là sứ đồ Phao-lô. Dù yêu mến Đức Giê-hô-va nhưng ông đã có lúc nhận thấy mình phải phấn đấu để làm điều lành. Ông cảm thấy thế nào về sự xung đột trong lòng? Ông viết: “Khốn-nạn cho tôi!” (Rô 7:21-24). Bạn có hiểu cảm giác của Phao-lô không? Đôi khi bạn có cảm thấy khó làm điều lành không? Điều đó có khiến bạn cảm thấy bực bội, như Phao-lô không? Nếu có, đừng nản lòng. Phao-lô đã thành công đương đầu với thử thách, và bạn cũng có thể làm thế.
2 Phao-lô thành công vì ông để cho “các sự dạy-dỗ có ích” hướng dẫn mình (2 Ti 1:13, 14). Nhờ đó, ông có được sự khôn ngoan và hiểu biết cần thiết để đối phó với thử thách và quyết định đúng. Giê-hô-va Đức Chúa Trời có thể giúp bạn có sự khôn ngoan và hiểu biết (Châm 4:5). Ngài cung cấp những lời khuyên tốt nhất trong lời của Ngài là Kinh Thánh (Đọc 2 Ti-mô-thê 3:16, 17). Hãy xem cách bạn có thể hưởng được lợi ích từ những nguyên tắc được tìm thấy trong Kinh Thánh khi đối xử với cha mẹ, khi quản lý tiền bạc và khi ở một mình.
Trong gia đình
3, 4. Tại sao bạn có lẽ thấy khó vâng theo luật lệ của cha mẹ? Và tại sao cha mẹ đặt ra những luật lệ?
3 Bạn có thấy khó làm theo luật lệ của cha mẹ không? Tại sao bạn cảm thấy như thế? Một lý do có thể là bạn mong muốn được tự do hơn. Đó là điều tự nhiên và là một phần của sự trưởng thành. Tuy nhiên, khi còn ở nhà, bạn phải vâng phục cha mẹ.—Ê-phê 6:1-3.
4 Có quan điểm đúng về những luật lệ và đòi hỏi của cha mẹ có thể khiến bạn dễ làm theo. Thật vậy, có lẽ đôi khi bạn cảm thấy như em Brielle * 18 tuổi, em nói về cha mẹ: “Cha mẹ em hoàn toàn không nhớ cảm giác ở lứa tuổi của em. Cha mẹ không muốn em nói ra quan điểm của mình, không muốn để em quyết định mà cũng không muốn em trở thành người lớn”. Như Brielle, bạn có thể cảm thấy cha mẹ kìm hãm sự tự do mà bạn nghĩ lẽ ra mình nên có. Tuy nhiên, cha mẹ bạn đặt ra những luật lệ chủ yếu vì họ quan tâm đến bạn. Hơn nữa, cha mẹ tín đồ Đấng Christ biết họ phải khai trình với Đức Giê-hô-va về cách họ chăm lo cho bạn.—1 Ti 5:8.
5. Vâng lời cha mẹ mang lại lợi ích thế nào cho bạn?
5 Thật vậy, vâng theo luật lệ của cha mẹ có thể so sánh như việc trả nợ tiền ngân hàng—bạn càng trả đủ và đúng thời hạn, càng có Châm-ngôn 1:8). Bạn càng vâng lời, cha mẹ bạn có thể càng cho bạn thêm tự do (Lu 16:10). Dĩ nhiên, nếu bạn cứ tiếp tục vi phạm luật lệ, đừng ngạc nhiên khi cha mẹ hạn chế hoặc thậm chí tước đi sự tự do của bạn.
khả năng ngân hàng cho bạn vay thêm tiền. Tương tự, bạn nợ cha mẹ lòng tôn kính và sự vâng lời. (Đọc6. Cha mẹ có thể giúp người trẻ vâng phục như thế nào?
6 Một cách cha mẹ có thể giúp người trẻ vâng theo những luật lệ của họ là qua việc nêu gương. Khi sẵn lòng vâng theo điều Đức Chúa Trời đòi hỏi, cha mẹ cho thấy luật lệ của Ngài là hợp lý. Điều này sẽ giúp người trẻ hiểu vâng theo luật lệ cha mẹ đặt ra là thích đáng (1 Giăng 5:3). Hơn nữa, Kinh Thánh cho biết có những dịp Đức Giê-hô-va cũng cho tôi tớ Ngài cơ hội nói lên ý kiến của mình về một số vấn đề (Sáng 18:22-32; 1 Vua 22:19-22). Vậy, có những lúc cha mẹ có thể cho con cơ hội để bày tỏ suy nghĩ về những đề tài khác nhau.
7, 8. (a) Một số người trẻ phải đối mặt với thử thách nào? (b) Bạn có thể được lợi ích từ sự sửa phạt nhờ nhận ra điều gì?
7 Người trẻ cũng có thể phải đối mặt với những lời phê bình của cha mẹ, điều mà họ nghĩ là bất công. Đôi khi bạn có thể cảm thấy như một thanh niên tên Craig, người nói: “Mẹ tôi cứ như cảnh sát điều tra, luôn luôn tìm chỗ sơ hở của tôi”.
8 Chúng ta thường cảm thấy bị chỉ trích khi bị sửa trị hoặc phê bình. Kinh Thánh công nhận sự sửa phạt, dù hoàn toàn đúng, cũng khó chấp nhận (Hê 12:11). Điều gì có thể giúp bạn nhận lợi ích từ sự sửa phạt? Một điều quan trọng cần nhớ là lời khuyên của cha mẹ thường được thúc đẩy bởi tình yêu thương dành cho bạn (Châm 3:12). Họ muốn giúp bạn tránh những thói xấu và vun trồng thói quen tốt. Có lẽ cha mẹ nhận thấy không sửa trị bạn thì chẳng khác nào ghét bạn! (Đọc Châm-ngôn 13:24). Ngoài ra, hãy hiểu rằng phạm lỗi là một phần trong tiến trình học hỏi. Vì thế, khi bị sửa trị, hãy tìm sự khôn ngoan trong những lời phê bình đó. Kinh Thánh nói: “Thà được [sự khôn ngoan] hơn là được tiền-bạc, hoa-lợi nó sanh ra tốt hơn vàng ròng”.—Châm 3:13, 14.
9. Thay vì cứ nghĩ về điều có vẻ bất công, người trẻ có thể làm gì?
9 Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng phạm lỗi (Gia 3:2). Khi sửa phạt bạn, đôi khi họ có thể nói những lời vô độ (Châm 12:18). Tại sao cha mẹ bạn phản ứng như thế? Có lẽ họ đang bị căng thẳng, hoặc nghĩ rằng bạn phạm lỗi là vì họ không làm tốt phần của mình. Thay vì cứ nghĩ về điều bạn thấy bất công, hãy biết ơn vì cha mẹ thật lòng muốn giúp bạn. Việc chấp nhận sự sửa trị sẽ giúp ích cho bạn khi bạn trưởng thành.
10. Làm thế nào bạn có thể dễ chấp nhận và được lợi ích từ luật lệ và sự sửa phạt của cha mẹ?
10 Bạn có muốn dễ chấp nhận và được lợi ích từ luật lệ và sự sửa phạt của cha mẹ không? Nếu có, bạn cần cải thiện cách trò chuyện với cha mẹ. Như thế nào? Bước đầu tiên là lắng nghe. Kinh Thánh nói: “Mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia 1:19). Thay vì nhanh chóng biện hộ cho mình, hãy cố gắng kìm chế cảm xúc và tiếp thu những gì cha mẹ nói. Tập trung vào điều họ nói, chứ không phải cách họ nói. Rồi cho thấy bạn hiểu bằng cách lễ phép nhận lỗi. Làm thế, bạn bảo đảm với cha mẹ rằng bạn đã lắng nghe họ. Nếu bạn muốn giải thích lời nói hay hành động của mình thì sao? Trong hầu hết trường hợp, điều khôn ngoan là “cầm-giữ miệng mình” cho đến khi bạn làm theo ý muốn của cha mẹ (Châm 10:19). Một khi thấy bạn đã lắng nghe, cha mẹ sẽ sẵn sàng nghe bạn nói. Cách cư xử chín chắn như thế chứng tỏ bạn được Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn.
Trong việc quản lý tiền bạc
11, 12. (a) Về tiền bạc, Lời Đức Chúa Trời khuyến khích chúng ta làm gì, và tại sao? (b) Cha mẹ có thể giúp bạn quản lý tiền bạc như thế nào?
11 Kinh Thánh nói: “Tiền-bạc che thân”. Nhưng câu Kinh Thánh này cũng cho thấy sự khôn ngoan còn có giá trị hơn tiền bạc (Truyền 7:12). Lời Đức Chúa Trời khuyến khích chúng ta có quan điểm đúng về tiền bạc, chứ không yêu nó. Tại sao bạn nên tránh vun trồng lòng ham mê tiền bạc? Hãy xem minh họa này: Trong tay của một đầu bếp giỏi, một con dao bén là công cụ hữu dụng. Nhưng nếu con dao này rơi vào tay một người vô ý và bất cẩn thì có thể gây hại nghiêm trọng. Tiền bạc được quản lý khéo léo sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, những người “muốn nên giàu-có” thường phải hy sinh tình bạn, mối quan hệ trong gia đình và thậm chí mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Kết quả là họ tự chuốc lấy “nhiều điều đau-đớn”.—Đọc 1 Ti-mô-thê 6:9, 10.
12 Làm thế nào bạn có thể học cách quản lý tiền bạc khéo léo? Sao không xin lời khuyên của cha mẹ bạn về cách quản lý tiền bạc? Sa-lô-môn viết: “Kẻ khôn sẽ nghe và thêm lên sự học-vấn, người thông-sáng sẽ được rộng mưu-trí [“sự hướng dẫn”, Bản Dịch Mới]” (Châm 1:5). Một chị trẻ tên Anna đã nhờ cha mẹ hướng dẫn. Chị nói: “Cha tôi dạy tôi cách lập ngân sách, và cho tôi thấy tầm quan trọng của việc biết cách sắp xếp trong vấn đề quản lý tiền bạc”. Mẹ của Anna cũng dạy chị những bài học thực tế. Chị cho biết: “Mẹ cho tôi thấy lợi ích của việc so sánh giá cả khi mua”. Điều này đã giúp Anna thế nào? Chị nói: “Bây giờ tôi có thể tự quản lý tiền bạc. Tôi cẩn thận kiểm soát việc chi tiêu, vì thế tôi được bình an và không lo lắng nhờ tránh được những món nợ không cần thiết”.
13. Làm thế nào bạn có thể kỷ luật mình trong việc chi tiêu tiền?
13 Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình dần dần bị mắc nợ nhiều nếu mua đồ tùy hứng hoặc xài tiền để gây ấn tượng với bạn bè. Điều gì có thể giúp bạn tránh những bẫy này? Bạn phải học cách kỷ luật mình khi sử dụng tiền. Đây là điều mà Ellena, độ ngoài 20 tuổi, đã làm. Em nói: “Khi đi chơi với bạn, em dự tính trước và tính mức tiền giới hạn em sẽ dùng... Em cũng thấy điều khôn ngoan là chỉ đi mua sắm với những người bạn cẩn thận trong việc xài tiền và khuyến khích em so sánh giá trước, chứ không mua tùy hứng”.
14. Tại sao chúng ta nên cảnh giác trước “sự mê-đắm về giàu-sang”?
14 Kiếm tiền và quản lý tiền là một phần quan trọng của đời sống. Tuy nhiên, Chúa Giê-su nói rằng hạnh phúc thật đến với những ai “biết tâm linh mình nghèo khổ” (Mat 5:3, Bản Diễn Ý). Ngài cảnh báo rằng một người quan tâm đến vấn đề tâm linh cũng có thể bị nghẹt ngòi bởi những điều được miêu tả là “sự mê-đắm về giàu-sang” (Mác 4:19). Vậy, thật quan trọng biết bao khi bạn để Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn và duy trì quan điểm đúng về tiền bạc!
Khi ở một mình
15. Khi nào lòng trung thành với Đức Chúa Trời dễ bị thử thách nhất?
15 Bạn nghĩ lòng trung thành với Đức Chúa Trời sẽ bị thử thách nhiều nhất là khi
nào—khi ở với người khác hay khi ở một mình? Tại trường hoặc ở sở làm, sức đề kháng thiêng liêng của bạn thường mạnh mẽ. Bạn cảnh giác hơn với những mối nguy hại về mặt thiêng liêng. Nhưng khi thoải mái và tinh thần cảnh giác giảm, đó là lúc các tiêu chuẩn đạo đức của bạn dễ bị tấn công nhất.16. Tại sao bạn muốn vâng lời Đức Giê-hô-va ngay cả khi ở một mình?
16 Tại sao bạn muốn vâng lời Đức Giê-hô-va ngay cả khi ở một mình? Hãy nhớ điều này: Bạn có thể làm Đức Giê-hô-va buồn hoặc vui lòng (Sáng 6:5, 6; Châm 27:11). Vì Ngài ‘hay săn-sóc bạn’ nên hành động của bạn ảnh hưởng đến Ngài (1 Phi 5:7). Ngài muốn bạn lắng nghe Ngài để chính bạn nhận lợi ích (Ê-sai 48:17, 18). Khi một vài tôi tớ của Đức Giê-hô-va vào thời dân Y-sơ-ra-ên xưa lờ đi lời khuyên của Ngài, họ khiến Ngài đau lòng (Thi 78:40, 41). Mặt khác, Đức Giê-hô-va rất thương mến nhà tiên tri Đa-ni-ên, vì một thiên sứ gọi ông là người “rất được yêu-quí” (Đa 10:11). Tại sao? Đa-ni-ên luôn trung thành với Đức Chúa Trời không chỉ ở nơi đông người mà còn khi ở một mình.—Đọc Đa-ni-ên 6:10.
17. Bạn có thể hỏi câu hỏi nào khi chọn nội dung giải trí?
17 Để luôn trung thành với Đức Chúa Trời khi ở một mình, bạn phải phát triển “tâm tư”, tức khả năng suy xét, để “phân-biệt điều lành và dữ”, và rồi rèn luyện khả năng ấy qua việc “dụng”, tức làm theo điều mình biết là đúng (Hê 5:14). Chẳng hạn, khi chọn âm nhạc, phim ảnh hoặc trang web để giải trí, việc tự hỏi những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn chọn điều đúng và tránh điều sai: “Nội dung mà tôi đang xem có khuyến khích tôi tỏ lòng thương xót hoặc vui mừng về “tai họa [của người khác]”?” (Châm 17:5). Nó có giúp tôi “ưa điều lành” hay là khiến tôi khó “ghét điều dữ”? (A-mốt 5:15). Những gì bạn làm khi ở một mình cho thấy điều bạn thật sự quý trọng.—Lu 6:45.
18. Bạn nên làm gì nếu đã lén lút làm điều sai trái, và tại sao?
18 Bạn nên làm gì nếu đã lén lút làm điều mà mình biết là sai? Hãy nhớ rằng: “Người nào giấu tội-lỗi mình sẽ không được may-mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa-bỏ nó sẽ được thương-xót” (Châm 28:13). Thật thiếu khôn ngoan nếu tiếp tục đi theo con đường sai trái và ‘làm buồn cho Thánh-Linh của Đức Chúa Trời’ (Ê-phê 4:30). Bạn có một trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời, cha mẹ và bản thân, đó là xưng ra bất cứ hành động sai trái nào. Về điều này, “các trưởng-lão Hội-thánh” có thể giúp đỡ bạn rất nhiều. Môn đồ Gia-cơ nói: “Sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho [người phạm tội] đoạn, thì các trưởng-lão hãy cầu-nguyện cho người. Sự cầu-nguyện bởi đức-tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bịnh có phạm tội, cũng sẽ được tha” (Gia 5:14, 15). Khi làm thế, bạn có thể cảm thấy xấu hổ và dẫn đến những điều không vui. Dù vậy, nếu có can đảm xin sự giúp đỡ, bạn sẽ không phải gặp thêm những nguy hại và cảm thấy nhẹ nhõm nhờ có lại được lương tâm trong sạch.—Thi 32:1-5.
Làm vui lòng Đức Giê-hô-va
19, 20. Đức Giê-hô-va muốn bạn làm gì, và bạn phải làm gì?
19 Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời hạnh-phước” và Ngài thật sự quan tâm đến bạn (1 Ti 1:11). Ngay cả khi không ai để ý đến sự cố gắng của bạn để làm điều đúng, Ngài thấy điều đó. Không gì mà Đức Giê-hô-va không thấy. Ngài quan sát, không phải để tìm lỗi nhưng để thêm sức cho cố gắng của bạn để làm điều đúng. Kinh Thánh cho biết: “Con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”.—2 Sử 16:9.
20 Vì vậy, hãy để Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn và áp dụng lời khuyên trong đó. Làm thế, bạn sẽ có sự khôn ngoan và hiểu biết cần thiết để vượt qua những vấn đề khó khăn và có những quyết định quan trọng trong đời sống. Bạn không chỉ làm vui lòng cha mẹ và Đức Giê-hô-va mà còn có đời sống thật sự hạnh phúc.
[Chú thích]
^ đ. 4 Các tên đã được đổi.
Bạn trả lời thế nào?
• Làm thế nào người trẻ có thể chấp nhận và hưởng được lợi ích từ luật lệ cũng như sự sửa phạt của cha mẹ?
• Tại sao có quan điểm thăng bằng về tiền bạc là điều quan trọng?
• Làm thế nào bạn có thể luôn trung thành với Đức Giê-hô-va thậm chí khi ở một mình?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 6]
Bạn sẽ luôn trung thành với Đức Chúa Trời khi ở một mình không?