Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh gần đây không? Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây:

• Niềm tin nơi thuyết tiền định là đặc trưng của những giáo phái bắt nguồn từ ai?

Học thuyết Calvin nhấn mạnh giáo lý về thuyết tiền định. Những dạy dỗ của nhà cải cách Jean Cauvin (John Calvin) ảnh hưởng đối với các giáo phái như Giáo hội Canh tân, Giáo hội Trưởng lão, Tin lành tự quản và Thanh giáo.​—1/9, trang 18-​21.

• Vợ của Ca-in từ đâu mà có?

Ê-va đã “sanh con trai con gái” và vợ của Ca-in có thể là cháu của bà (Sáng 5:4).​—1/9, trang 25.

• Đức Chúa Trời sai thiên sứ nào dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên khi họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô? (Xuất 23:​20, 21).

Điều hợp lý là thiên sứ có ‘danh Đức Giê-hô-va ngự trong mình người’ là con đầu lòng của Đức Chúa Trời, đấng sau này trở thành Chúa Giê-su.​—15/9, trang 21.

• Tại sao sách 1 Cô-rinh-tô bàn về thịt đã dâng cho hình tượng?

Thú vật được dâng làm của lễ trong các đền thờ Hy Lạp và La Mã, nhưng số thịt thừa trong buổi lễ có thể được mang ra bán ngoài chợ. Tín đồ Đấng Christ không tham dự vào sự thờ phượng ngoại giáo, nhưng họ không nhất thiết xem thịt đến từ nguồn đó là ô uế khi được bán trong chợ. Sứ đồ Phao-lô viết: “Phàm vật gì bán ở hàng thịt, hãy ăn, đừng vì cớ lương-tâm mà hỏi chi về việc đó; bởi chưng đất và mọi vật chứa trong đất đều thuộc về Chúa” (1 Cô 10:25, 26).​—1/10, trang 12.

• Về sự thờ phượng thật, một số lời biện hộ nào không được Đức Chúa Trời chấp nhận?

“Việc này khó quá”, “Tôi không có ước muốn”, “Tôi bận quá”, “Tôi không có đủ khả năng”, “Tôi bị tổn thương”. Đó là những lời biện hộ không chính đáng nhằm tránh thi hành mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.​—15/10, trang 12-​15.

• Bạn có thể gây dựng buổi nhóm họp hầu mang lại lợi ích cho mình và người khác qua những cách nào?

Những cách đó là: chuẩn bị trước, tham dự đều đặn, đến đúng giờ, mang đủ tài liệu, tránh phân tâm, tham gia, bình luận ngắn gọn, hoàn thành trách nhiệm được giao, khen những người có phần, giao tiếp trước và sau buổi nhóm.​—15/10, trang 22.

• Bệnh cùi, bao gồm bệnh gọi là Hansen ngày nay, được miêu tả trong lời tường thuật nào của Kinh Thánh liên quan đến em gái nhỏ?

Nơi 2 Các Vua chương 5 kể về một em gái người Y-sơ-ra-ên, là đầy tớ trong nhà quan tổng binh Sy-ri tên Na-a-man. Vì ông bị bệnh cùi, em gái khuyên ông đến gặp nhà tiên tri Ê-li-sê để được chữa lành.​—1/11, trang 22.

• Chúng ta học được gì từ việc A-rôn chiều theo áp lực của người khác?

Khi Môi-se không có mặt, dân Y-sơ-ra-ên nài nỉ A-rôn làm một vị thần cho họ. Ông đã làm thế. Điều này cho thấy áp lực bạn bè không chỉ dành cho người trẻ. Nó có thể ảnh hưởng ngay cả những người lớn muốn làm điều đúng. Chúng ta cần kháng cự áp lực xấu từ bạn bè.​—15/11, trang 8.

• Điều gì đúng và điều gì sai?

Sa-tan là nhân vật có thật: Đúng (2 Cô 11:​14). Người chết đi về cõi vô hình: Sai (Truyền 9:​5). Thiên sứ trung thành quan tâm đến chúng ta: Đúng (Thi 34:7). Chúa Giê-su ngang hàng với Đức Chúa Trời: Sai (1 Cô 11:3).​—1/12, trang 8, 9.