Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh gần đây không? Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây:

• Ba yếu tố quan trọng nào giúp chúng ta kháng cự khuynh hướng bất lương?

Đó là: (1) Vun đắp lòng kính sợ Đức Chúa Trời (1 Phi 3:​12). (2) Vun trồng một lương tâm được Kinh Thánh rèn luyện. (3) Cố gắng thỏa lòng.​—15/4, trang 6, 7.

• Tại sao có thể nói rằng phụng sự Đức Giê-hô-va với sự trang nghiêm không có nghĩa chúng ta luôn nghiêm nghị hoặc không thể thư giãn?

Chúng ta có thể xem gương mẫu của Chúa Giê-su. Ngài dùng bữa với người khác. Chúng ta biết là Ngài không quá nghiêm nghị. Ngay cả trẻ em cũng thoải mái ở gần Chúa Giê-su.​—15/4, trang 10.

• Vợ chồng có thể làm gì nếu sau khi có con, mối quan hệ của họ không còn được như trước?

Họ cần củng cố tình cảm vợ chồng. Người chồng cố gắng giúp vợ không cảm thấy bất an. Cả hai cần cởi mở nói với nhau về cảm xúc và nhu cầu thể chất.​—1/5, trang 12, 13.

• Minh họa về cây ô-li-ve nơi Rô-ma chương 11 tượng trưng cho điều gì?

Cây ô-li-ve có liên quan đến những người thuộc thành phần thứ hai của dòng dõi Áp-ra-ham, dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng. Rễ cây ô-li-ve tượng trưng cho Đức Giê-hô-va và thân cây tượng trưng cho Chúa Giê-su. Khi đa số người Y-sơ-ra-ên không chấp nhận Chúa Giê-su, những người tin đạo thuộc dân ngoại đã được thế vào cho đủ số những người thuộc thành phần thứ hai của dòng dõi Áp-ra-ham.​—15/5, trang 22-​25.

• Chúng ta có tin mừng nào cho người nghèo?

Tin mừng đó là: Đức Chúa Trời đã chọn Chúa Giê-su làm Vua. Chúa Giê-su là đấng lãnh đạo lý tưởng, có khả năng chấm dứt sự nghèo khổ. Tại sao? Ngài sẽ trị vì toàn thể nhân loại và có quyền lực để hành động; ngài đối xử nhân từ với người nghèo khổ; và ngài có khả năng loại trừ khuynh hướng ích kỷ của con người, nguyên nhân sâu xa của sự nghèo khổ.​—1/6, trang 7.

• Chúa Giê-su có ý gì khi nói với Cai-phe: “Thật như lời”?​—Mat 26:​63, 64.

Dường như “thật như lời” là cách nói thông dụng của người Do Thái để khẳng định một điều gì đó là đúng. Khi thầy cả thượng phẩm Cai-phe hỏi Chúa Giê-su có phải là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hay không, Chúa Giê-su đã dùng câu “thật như lời” để khẳng định điều đó.​—1/6, trang 18.

• Là người hoàn toàn, Chúa Giê-su có thể lập gia đình và sinh những người con hoàn toàn. Vậy, chúng ta có nên xem con cháu của ngài là một phần của giá chuộc không?

Câu trả lời là không. Dù Chúa Giê-su có khả năng sinh ra hàng tỷ con cháu hoàn toàn, nhưng con cháu của ngài không là một phần của giá chuộc. Chỉ riêng mạng sống hoàn toàn của Chúa Giê-su cũng đủ tương xứng với mạng sống của A-đam (1 Ti 2:6).​—15/6, trang 13

• Tín đồ Đấng Christ cho thấy họ ghi tạc lời cảnh báo về các giáo sư giả nơi Công-vụ 20:​29, 30 như thế nào?

Họ không mời vào nhà và cũng không chào hỏi các giáo sư giả (Rô 16:17; 2 Giăng 9-11). Tín đồ Đấng Christ không xem chương trình truyền hình có những người bội đạo, không đọc tài liệu hoặc vào các trang web của họ.​—15/7, trang 15, 16.

• Ai nên dạy trẻ em về Đức Chúa Trời?

Theo lời khuyên trong Kinh Thánh thì cả cha lẫn mẹ nên làm điều này (Châm 1:8; Ê-phê 6:4). Các nghiên cứu cho thấy khi cả cha lẫn mẹ cùng dạy con thì chúng sẽ phát triển tốt hơn.​—1/8, trang 6, 7.