Gắng sức sống hòa thuận
Gắng sức sống hòa thuận
“Chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa-thuận”.—RÔ 14:19.
1, 2. Tại sao Nhân Chứng Giê-hô-va có sự hòa thuận?
Thật hiếm thấy sự hòa thuận trong thế giới ngày nay. Dù sống trong cùng một quốc gia và nói cùng một thứ tiếng, người ta thường bị chia rẽ về tôn giáo, chính trị và giai cấp xã hội. Ngược lại, dân sự Đức Giê-hô-va thì có sự hòa thuận, dù họ đến từ “mọi nước, mọi chi-phái, mọi dân-tộc, mọi tiếng”.—Khải 7:9.
2 Nói chung, sự hòa thuận của chúng ta không do ngẫu nhiên mà có. Chúng ta có được điều này chủ yếu là nhờ “được hòa-thuận với Đức Chúa Trời” qua đức tin nơi Con Ngài, đấng đã hy sinh mạng sống để chúng ta được tha tội (Rô 5:1; Ê-phê 1:7). Hơn nữa, Đức Chúa Trời ban thánh linh cho các tôi tớ Ngài, mà một khía cạnh của trái thánh linh là bình an (Ga 5:22). Việc “không thuộc về thế-gian” là một lý do khác góp phần vào sự bình an và hợp nhất của chúng ta (Giăng 15:19). Thay vì ủng hộ chính trị, chúng ta giữ sự trung lập. Vì “lấy gươm rèn lưỡi-cày” nên chúng ta không tham gia vào các cuộc nội chiến lẫn chiến tranh giữa các nước.—Ê-sai 2:4.
3. Sự hòa thuận tác động thế nào đến chúng ta, và bài này sẽ xem xét điều gì?
3 Sự hòa thuận mà chúng ta có không chỉ bao hàm việc không làm hại anh em mình. Dù hội thánh của Nhân Chứng Giê-hô-va gồm những người thuộc nhiều sắc tộc, văn Giăng 15:17). Sự hòa thuận thôi thúc chúng ta “làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta trong đức-tin” (Ga 6:10). Thế nên, sự hòa thuận với Đức Giê-hô-va và anh em đồng đạo là điều vô cùng quý giá. Vậy, hãy xem xét làm sao chúng ta có thể gắng sức hòa thuận trong hội thánh.
hóa khác nhau, nhưng chúng ta “yêu-mến lẫn nhau” (Khi có va chạm
4. Khi xúc phạm người khác, chúng ta nên làm gì?
4 Môn đồ Gia-cơ viết: “Chúng ta thảy đều vấp-phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp-phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn-vẹn” (Gia 3:2). Vì thế, trong vòng anh em đồng đạo khó tránh khỏi sự bất đồng và hiểu lầm (Phi-líp 4:2, 3). Tuy nhiên, vấn đề giữa các cá nhân có thể được giải quyết mà không phá vỡ sự bình an trong hội thánh. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét lời khuyên mà mình nên áp dụng nếu nhận ra mình đã xúc phạm người khác.—Đọc Ma-thi-ơ 5:23, 24.
5. Chúng ta có thể gắng sức hòa thuận như thế nào khi người khác phạm lỗi với mình?
5 Còn nếu người khác phạm lỗi với chúng ta thì sao? Liệu chúng ta có đòi người đó xin lỗi mình không? Kinh Thánh nói tình yêu thương “không nuôi hận thù” (1 Cô 13:5, Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Vậy, khi người khác phạm lỗi với mình, chúng ta “không nuôi hận thù” theo nghĩa chúng ta tha thứ và bỏ qua. (Đọc Cô-lô-se 3:13). Đây là cách tốt nhất để giải quyết các xích mích hằng ngày, vì điều này góp phần vào việc hòa thuận với anh em và giúp chúng ta có bình an tâm trí. Một câu châm ngôn khuyến khích chúng ta “bỏ qua tội phạm”.—Châm 19:11.
6. Chúng ta nên làm gì nếu thấy khó bỏ qua lỗi lầm nào đó?
6 Nói sao nếu chúng ta thấy khó bỏ qua một lỗi lầm nào đó? Kể về lỗi lầm ấy cho nhiều người nghe chắc chắn không phải là khôn ngoan. Điều đó sẽ phá vỡ sự bình an trong hội thánh. Chúng ta nên làm gì để giải quyết vấn đề? Ma-thi-ơ 18:15 nói: “Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người; như người nghe lời, thì ngươi được anh em lại”. Dù đoạn Ma-thi-ơ 18:15-17 áp dụng cho một người phạm tội trọng, nhưng theo nguyên tắc được nói đến trong câu 15 thì chúng ta nên tử tế gặp riêng người phạm lỗi và cố làm hòa. *
7. Tại sao chúng ta nên nhanh chóng giải quyết bất đồng?
7 Sứ đồ Phao-lô viết: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm-giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma-quỉ nhân dịp” (Ê-phê 4:26, 27). Chúa Giê-su nói: ‘Phải lập-tức hòa với kẻ nghịch mình’ (Mat 5:25). Vậy, một người gắng sức hòa thuận thì phải nhanh chóng giải quyết vấn đề. Tại sao thế? Như một vết thương bị nhiễm trùng mà không được chữa trị thì sẽ tồi tệ hơn, cũng vậy, nếu không nhanh chóng giải quyết thì vấn đề sẽ trầm trọng hơn. Chúng ta đừng để cho sự tự ái, lòng đố kỵ hoặc việc xem trọng của cải vật chất ngăn cản chúng ta giải quyết bất đồng ngay khi chúng nảy sinh.—Gia 4:1-6.
Khi vấn đề liên quan đến nhiều người
8, 9. (a) Có hai quan điểm khác biệt nào trong hội thánh ở Rô-ma vào thế kỷ thứ nhất? (b) Phao-lô đưa ra lời khuyên nào cho các tín đồ có sự bất đồng ở Rô-ma?
8 Đôi khi sự mâu thuẫn trong hội thánh không chỉ liên quan đến hai người nhưng nhiều người. Đó là trường hợp của các tín đồ ở thành Rô-ma và sứ đồ Phao-lô được Rô 14:1-6.
soi dẫn để viết thư cho họ. Có sự bất đồng giữa các tín đồ gốc Do Thái và tín đồ gốc dân ngoại. Dường như một số người trong hội thánh ấy đã khinh dễ những người có lương tâm yếu đuối, tức nhạy cảm hơn. Còn những người có lương tâm yếu đuối lên án những người có lương tâm mạnh hơn. Sự bất đồng giữa họ chỉ là những vấn đề cá nhân. Phao-lô đã cho hội thánh lời khuyên nào?—9 Phao-lô khuyên cả hai bên. Ông bảo rằng những ai biết mình không còn theo Luật pháp Môi-se không nên khinh dễ anh em mình (Rô 14:2, 10). Thái độ ấy có thể gây vấp phạm cho những ai vẫn còn ghê tởm việc ăn những thức ăn mà Luật pháp Môi-se cấm. Phao-lô khuyên họ: “Chớ vì một thức ăn mà hủy-hoại việc Đức Chúa Trời... Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng-cữ mọi sự chi làm dịp vấp-phạm cho anh em mình” (Rô 14:14, 15, 20, 21). Mặt khác, Phao-lô khuyên các tín đồ có lương tâm nhạy cảm hơn không xét đoán những người có quan điểm cởi mở hơn (Rô 14:13). Ông bảo “mỗi người trong anh em chớ có tư-tưởng cao quá lẽ” về bản thân (Rô 12:3). Sau khi đưa ra lời khuyên cho cả hai bên, Phao-lô viết: “Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa-thuận và làm gương sáng cho nhau”.—Rô 14:19.
10. Như các tín đồ ở Rô-ma vào thế kỷ thứ nhất, ngày nay chúng ta cần làm gì để giải quyết những bất đồng?
10 Chúng ta có thể chắc chắn rằng hội thánh ở Rô-ma đã nghe theo lời khuyên của Phao-lô và làm những điều chỉnh cần thiết. Tương tự thế, khi có bất đồng với anh em đồng đạo, chẳng phải chúng ta cũng nên giải quyết một cách hòa nhã bằng cách khiêm nhường xem xét và áp dụng những lời khuyên trong Kinh Thánh sao? Như các tín đồ ở Rô-ma, ngày nay hai bên bất đồng cần nhân nhượng để “hòa-thuận cùng nhau”.—Mác 9:50, 51.
Trưởng lão có thể giúp như thế nào?
11. Trưởng lão nên cẩn thận điều gì khi một người đến nói cho anh biết vấn đề bất đồng giữa người đó với một anh em đồng đạo?
11 Nói sao nếu một người đến gặp trưởng lão để nói về vấn đề giữa mình với người thân hoặc anh em đồng đạo? Châm-ngôn 21:13 nói: “Ai bưng tai không khứng nghe tiếng kêu-la của người nghèo-khổ, người đó cũng sẽ kêu-la mà sẽ chẳng có ai đáp lại”. Chắc chắn một trưởng lão sẽ không “bưng tai”. Tuy nhiên, một câu châm ngôn khác cảnh báo: “Nghe một bên chỉ thấy vài khía cạnh, nghe đôi bên mới biết trọn vấn đề” (Châm 18:17, Bản Diễn Ý). Trưởng lão nên lắng nghe một cách tử tế nhưng anh cần cẩn thận không đứng về phía người cho anh biết vấn đề. Sau khi nghe xong, anh có thể hỏi người đó đã nói chuyện với người kia chưa? Trưởng lão cũng có thể nhắc lại các bước dựa trên Kinh Thánh mà người bị tổn thương cần thực hiện để làm hòa.
12. Hãy kể những trường hợp cho thấy mối nguy hiểm của việc hành động hấp tấp khi nghe về một vấn đề.
12 Hãy xem ba trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy rõ mối nguy hiểm của việc hành động hấp tấp, sau khi chỉ nghe một bên trình bày. Phô-ti-pha tin lời vợ nói rằng Giô-sép toan cưỡng hiếp bà. Giận dữ cách vô lý, Phô-ti-pha bỏ tù Giô-sép (Sáng 39:19, 20). Vua Đa-vít tin lời Xíp-ba nói rằng chủ ông là Mê-phi-bô-sết đã theo phe kẻ thù. Đa-vít hấp tấp nói: “Thế thì, mọi vật thuộc về Mê-phi-bô-sết đều nên của ngươi” (2 Sa 16:4; 19:25-27). Người ta tâu với vua Ạt-ta-xét-xe rằng dân Do Thái đang xây lại tường thành Giê-ru-sa-lem và sắp nổi loạn chống lại đế quốc Phe-rơ-sơ. Ông tin những lời dối trá này rồi ra lệnh cho ngưng công việc xây cất tại thành Giê-ru-sa-lem. Vì thế, dân Do Thái đã ngưng việc xây lại đền thờ của Đức Chúa Trời (E-xơ-ra 4:11-13, 23, 24). Các trưởng lão nên khôn ngoan làm theo lời khuyên mà sứ đồ Phao-lô viết cho Ti-mô-thê về việc tránh phán xét cách hấp tấp.—Đọc 1 Ti-mô-thê 5:21.
13, 14. (a) Khi người khác có bất đồng, chúng ta nên nhớ điều gì? (b) Điều gì giúp các trưởng lão xét xử công bình?
13 Ngay dù sự bất đồng của hai bên dường như được sáng tỏ, điều quan trọng là ý thức “nếu có ai tưởng mình biết điều gì, thật người ấy chưa biết như mình nên biết” (1 Cô 8:2). Chúng ta có thật sự biết hết mọi chi tiết dẫn đến sự bất đồng không? Chúng ta có biết rõ quá khứ của những người liên quan không? Khi phải xét xử, việc trưởng lão không để mình bị lầm lạc bởi những thông tin sai, mưu kế tinh vi hoặc tin đồn là quan trọng biết bao! Đức Chúa Trời bổ nhiệm Chúa Giê-su làm quan xét phân xử cách công bình. Chúa Giê-su “chẳng phán-xét theo mắt mình thấy, và chẳng cứ sự tai nghe mà đoán-định” (Ê-sai 11:3, 4). Hơn nữa, ngài được thánh linh Đức Giê-hô-va hướng dẫn. Tương tự thế, các trưởng lão cũng được thánh linh Đức Chúa Trời dẫn dắt.
14 Trước khi xét xử một vấn đề, trưởng lão cần phải cầu nguyện xin Đức Giê-hô-va ban thánh linh giúp đỡ, làm theo sự hướng dẫn của thánh linh bằng cách xem xét Lời Đức Chúa Trời cũng như các ấn phẩm của lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan.—Mat 24:45.
Hòa thuận bất chấp mọi giá?
15. Khi nào chúng ta nên báo cáo tội trọng?
15 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta được khuyên là gắng sức hòa thuận. Kinh Thánh cũng nói: “Sự khôn-ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh-sạch, sau lại hòa-thuận” (Gia 3:17). Theo câu này, sự thanh sạch phải là điều ưu tiên, sau đó mới đến hòa thuận. Điều này có nghĩa, chúng ta phải ủng hộ các tiêu chuẩn đạo đức thanh sạch của Đức Chúa Trời và đáp ứng những đòi hỏi công bình của Ngài. Nếu biết một anh em đồng đạo phạm tội trọng, một tín đồ nên khuyến khích người ấy thú tội với trưởng lão (1 Cô 6:9, 10; Gia 5:14-16). Nếu người phạm tội không làm theo, người tín đồ biết sự việc nên báo cho trưởng lão. Nếu chỉ vì muốn hòa thuận với người phạm tội mà không báo cáo, thì người biết sự việc đang đồng lõa với người phạm tội.—Đọc Lê-vi Ký 5:1.
16. Chúng ta rút ra bài học gì qua lời tường thuật về Giê-hu và vua Giô-ram?
16 Lời tường thuật về Giê-hu cho thấy sự công bình của Đức Chúa Trời quan trọng hơn sự hòa thuận. Đức Chúa Trời cử Giê-hu đi thi hành sự phán xét của Ngài đối với nhà A-háp. Vua gian ác Giô-ram, con trai của A-háp và Giê-sa-bên, thắng xe đến gặp Giê-hu và nói: “Hỡi Giê-hu, bình-an chăng?”. Giê-hu trả lời thế nào? Ông đáp: “Hễ sự gian-dâm, sự tà-thuật của Giê-sa-bên mẹ vua, còn nhiều dường ấy, thì bình-an sao đặng?” (2 Vua 9:22). Nói xong, Giê-hu giương cung bắn xuyên tim Giô-ram. Như Giê-hu, các trưởng lão không nên thỏa hiệp với những người cố ý phạm tội mà không ăn năn chỉ vì muốn hòa thuận với họ. Các trưởng lão khai trừ những người phạm tội không ăn năn để hội thánh luôn được hòa thuận với Đức Chúa Trời.—1 Cô 5:1, 2, 11-13.
17. Các tín đồ Đấng Christ cần làm gì để giữ sự hòa thuận?
17 Hầu hết những bất đồng của chúng ta không phải là tội trọng nên không cần đưa ra ủy ban tư pháp. Vì thế, chúng ta nên để tình yêu thương thôi thúc chúng ta bỏ qua lỗi lầm của anh em. Lời Đức Chúa Trời nói: “Người nào bỏ qua lầm lỗi, tìm kiếm sự thương mến nhau; còn cứ nhắc lại lỗi lầm phân rẽ bạn bè” (Châm 17:9, Bản Dịch Mới). Làm theo những lời này sẽ giúp chúng ta giữ được sự bình an trong hội thánh cũng như duy trì mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va.—Mat 6:14, 15.
Gắng sức hòa thuận mang lại ân phước
18, 19. Chúng ta nhận được lợi ích nào khi gắng sức sống hòa thuận?
18 Việc “tìm cách làm nên hòa-thuận” sẽ mang lại ân phước dồi dào. Khi làm theo đường lối Đức Giê-hô-va, chúng ta có mối quan hệ mật thiết với Ngài, góp phần vào sự bình an và hợp nhất với anh em trong địa đàng thiêng liêng. Việc gắng sức sống hòa thuận trong hội thánh cũng giúp chúng ta biết cách hòa thuận với những người mình rao giảng ‘tin mừng bình-an’ (Ê-phê 6:15). Chúng ta được trang bị tốt để ‘ở tử-tế, nhịn-nhục với mọi người’.—2 Ti 2:24.
19 Chúng ta cũng hãy nhớ rằng “sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình” (Công 24:15). Khi điều này xảy ra, hàng triệu người có gốc gác, tính tình và nhân cách khác nhau sẽ được sống lại—từ những người đã qua đời thời nay đến thời “sáng-thế” (Lu 11:50, 51). Quả là một đặc ân khi chúng ta được giúp những người này yêu chuộng sự hòa thuận. Sự huấn luyện chúng ta có hiện nay sẽ giúp ích rất nhiều vào lúc đó!
[Chú thích]
^ đ. 6 Muốn biết sự hướng dẫn của Kinh Thánh về việc giải quyết các tội trọng như vu khống và gian lận, xin xem Tháp Canh ngày 15-10-1999, trang 17-22.
Bạn học được gì?
• Nếu xúc phạm người khác, chúng ta nên làm gì?
• Khi người khác phạm lỗi với mình, chúng ta nên làm gì để gắng sức sống hòa thuận?
• Khi người khác có bất đồng, chúng ta cần nhớ điều gì?
• Hãy giải thích tại sao không nên bất chấp mọi giá để gắng sức sống hòa thuận.
[Câu hỏi thảo luận]]
[Các hình nơi trang 29]
Đức Giê-hô-va yêu thương những người sẵn lòng tha thứ cho người khác