Họ trông đợi Đấng Mê-si
Họ trông đợi Đấng Mê-si
“Dân-chúng vẫn trông-đợi, và ai nấy đều tự hỏi trong lòng nếu Giăng phải là Đấng Christ chăng”.—LU 3:15.
1. Một số người chăn chiên đã nghe thiên sứ công bố điều gì?
Màn đêm buông xuống, những người chăn đang ở ngoài đồng canh giữ bầy chiên. Họ vô cùng hoảng hốt khi thấy thiên sứ của Đức Giê-hô-va xuất hiện gần đó và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lòa quanh họ! Vị thiên sứ công bố một điều tuyệt vời: “Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui-mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay... đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa”, đấng sẽ trở thành Đấng Mê-si. Những người chăn chiên có thể nhận ra em bé này vì em nằm trong máng cỏ tại một thị trấn gần đó. Đột nhiên “muôn-vàn thiên-binh” thốt lên lời ca ngợi Đức Giê-hô-va: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình-an dưới đất, ân-trạch cho loài người!”.—Lu 2:8-14.
2. Từ “Mê-si” có nghĩa gì, và làm sao nhận ra Đấng Mê-si?
2 Dĩ nhiên, những người chăn chiên Do Thái này biết rằng “Mê-si”, hay “Christ”, ám chỉ “Đấng Được Xức Dầu” của Đức Chúa Trời (Xuất 29:5-7). Nhưng làm sao họ có thể biết và thuyết phục người khác tin em bé mà thiên sứ nói đến được Đức Giê-hô-va chọn làm Đấng Mê-si? Đó là qua việc xem xét những lời tiên tri trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ và so sánh những lời ấy với cuộc đời của em bé này.
Tại sao người ta trông đợi Đấng Mê-si?
3, 4. Chúng ta hiểu Đa-ni-ên 9:24, 25 như thế nào?
3 Khi Giăng Báp-tít bắt đầu công việc rao giảng nhiều năm sau, lời nói và hoạt động của ông khiến một số người thắc mắc liệu ông có phải là Đấng Mê-si. (Đọc Lu-ca 3:15). Có thể một số người đã hiểu đúng lời tiên tri về Đấng Mê-si liên quan đến “bảy mươi tuần-lễ”. Nếu thế, họ có thể xác định thời điểm Đấng Mê-si xuất hiện. Một phần của lời tiên tri ấy nói: “Từ khi ra lệnh tu-bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần-lễ, và sáu mươi hai tuần-lễ” (Đa 9:24, 25). Nhiều học giả đồng ý rằng các tuần lễ này là tuần năm. Chẳng hạn, bản Trịnh Văn Căn nói: “Đã ấn định bảy mươi tuần năm”.
4 Ngày nay, những người thờ phượng Đức Giê-hô-va biết rằng 69 tuần lễ, hoặc 483 năm, nơi Đa-ni-ên 9:25 bắt đầu vào năm 455 TCN, khi vua Ạt-ta-xét-xe của nước Phe-rơ-sơ cho phép Nê-hê-mi trở về để khôi phục và xây lại thành Giê-ru-sa-lem (Nê 2:1-8). Các tuần lễ này kết thúc sau 483 năm, tức vào năm 29 CN, khi Chúa Giê-su người Na-xa-rét làm báp-têm và được xức dầu bằng thánh linh để trở thành Đấng Mê-si.—Mat 3:13-17. *
5. Chúng ta sẽ xem xét những lời tiên tri nào?
5 Giờ đây, chúng ta hãy xem xét một vài lời tiên tri khác liên quan đến Đấng Mê-si. Những lời này đã được ứng nghiệm lúc Chúa Giê-su ra đời, vào thời thơ ấu và khi thi hành sứ mệnh. Chắc chắn điều này sẽ củng cố đức tin của chúng ta nơi lời tiên tri của Đức Chúa Trời, đồng thời cho thấy rõ bằng chứng Chúa Giê-su thật sự là Đấng Mê-si được mong đợi từ lâu.
Những lời tiên tri về thời thơ ấu
6. Hãy giải thích Sáng-thế Ký 49:10 được ứng nghiệm thế nào.
6 Đấng Mê-si sẽ được sanh ra trong chi phái Giu-đa của nước Y-sơ-ra-ên. Khi chúc phước cho các con trước lúc lâm chung, tộc trưởng Gia-cốp đã tiên tri: “Cây phủ-việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập-pháp [“gậy lập pháp”, Bản Diễn Ý] không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng-phục Đấng đó” (Sáng 49:10). Nhiều học giả Do Thái thời xưa liên kết những lời này với Đấng Mê-si. Vậy, kể từ khi Đa-vít, thuộc chi phái Giu-đa, lên làm vua thì cây phủ việt (vương quyền) và gậy lập pháp (quyền chỉ huy) đã thuộc về chi phái Giu-đa. Sê-đê-kia là vị vua cuối cùng trong dòng vua thuộc chi phái này. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời báo cho Sê-đê-kia rằng quyền cai trị sẽ được trao cho người xứng đáng. Người ấy là “Đấng Si-lô” có nghĩa là “Đấng có quyền [cai trị]”. Đấng này sẽ thừa kế vĩnh viễn ngôi vua (Ê-xê 21:31, 32). Sau Sê-đê-kia, Chúa Giê-su là hậu duệ duy nhất của vua Đa-vít được hứa ban cho vương quyền ấy. Trước khi ngài chào đời, thiên sứ Gáp-ri-ên nói với Ma-ri: “Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ-phụ Ngài. Ngài sẽ trị-vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô-cùng” (Lu 1:32, 33). Đấng Si-lô hẳn là Chúa Giê-su, hậu duệ của Giu-đa và Đa-vít.—Mat 1:1-3, 6; Lu 3:23, 31-34.
7. Đấng Mê-si sanh ra ở đâu, và tại sao điều này đáng chú ý?
7 Đấng Mê-si sẽ sanh ra tại Bết-lê-hem. Nhà tiên tri Mi-chê viết: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai-trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc-tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô-cùng” (Mi 5:1). Đấng Mê-si phải sanh ra tại một thị trấn của Giu-đa tên Bết-lê-hem, trước đây từng được gọi là Ép-ra-ta. Cả mẹ của Chúa Giê-su là Ma-ri lẫn cha nuôi là Giô-sép đều sống ở thành Na-xa-rét, nhưng sắc lệnh kê khai dân số của chính quyền La Mã đã buộc họ quay về Bết-lê-hem, và đây chính là nơi Chúa Giê-su chào đời vào năm 2 TCN (Mat 2:1, 5, 6). Lời tiên tri ứng nghiệm chính xác làm sao!
8, 9. Kinh Thánh tiên tri điều gì về sự ra đời của Đấng Mê-si và biến cố sau đó?
Ê-sai 7:14). Từ Hê-bơ-rơ (ʽal·mahʹ) được dịch là “gái đồng-trinh” nơi Ê-sai 7:14 cũng có nghĩa là thiếu nữ. Tuy nhiên, khi cho thấy lời tiên tri này liên quan đến sự ra đời của Chúa Giê-su, Ma-thi-ơ được soi dẫn dùng từ Hy Lạp có nghĩa là đồng trinh (par·theʹnos). Hai người viết Phúc âm là Ma-thi-ơ lẫn Lu-ca đều cho biết Ma-ri còn đồng trinh và mang thai nhờ thánh linh Đức Chúa Trời.—Mat 1:18-25; Lu 1:26-35.
8 Đấng Mê-si sẽ được một nữ đồng trinh sanh ra. (Đọc9 Trẻ em sẽ bị giết sau khi Đấng Mê-si chào đời. Biến cố tương tự đã diễn ra nhiều thế kỷ trước đó, khi Pha-ra-ôn của Ê-díp-tô ban lệnh ném các bé trai người Hê-bơ-rơ xuống sông Ni-lơ (Xuất 1:22). Nhưng điều đáng lưu ý là nơi Giê-rê-mi 31:15, 16 mô tả Ra-chên khóc con cái mình và chúng trở về từ “xứ kẻ thù”. Tiếng khóc của nàng vang xa đến tận Ra-ma thuộc lãnh thổ Bên-gia-min ở phía bắc Giê-ru-sa-lem. Ma-thi-ơ cho thấy những lời của Giê-rê-mi đã được ứng nghiệm khi vua Hê-rốt ra lệnh giết các bé trai ở Bết-lê-hem và các vùng xung quanh. (Đọc Ma-thi-ơ 2:16-18). Hãy hình dung nỗi đau đớn của những người sống trong vùng đó!
10. Hãy giải thích Ô-sê 11:1 được ứng nghiệm thế nào nơi Chúa Giê-su.
10 Như dân Y-sơ-ra-ên, Đấng Mê-si sẽ được gọi ra khỏi Ê-díp-tô (Ô-sê 11:1). Trước khi vua Hê-rốt ban lệnh giết các bé trai, một thiên sứ đã bảo Giô-sép và Ma-ri đem Chúa Giê-su đến Ê-díp-tô. Họ ở đó “cho tới khi vua Hê-rốt băng, hầu cho ứng-nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên-tri [Ô-sê] mà phán rằng: Ta đã gọi Con ta ra khỏi nước Ê-díp-tô” (Mat 2:13-15). Tất nhiên, Chúa Giê-su không thể dàn xếp các biến cố liên quan đến sự ra đời và thời thơ ấu của mình cho phù hợp với lời tiên tri.
Đấng Mê-si bắt đầu sứ mệnh!
11. Lời tiên tri về người dọn đường cho Đấng Được Xức Dầu được ứng nghiệm thế nào?
11 Sẽ có người dọn đường cho Đấng Được Xức Dầu. Ma-la-chi báo trước là “đấng tiên-tri Ê-li” sẽ làm việc này, chuẩn bị lòng người ta để chào đón Đấng Mê-si. (Đọc Ma-la-chi 4:5, 6). Chúa Giê-su cho biết “đấng tiên-tri Ê-li” chính là Giăng Báp-tít (Mat 11:12-14). Mác cũng nói rõ thánh chức của Giăng làm ứng nghiệm lời tiên tri Ê-sai về việc dọn đường cho Đấng Mê-si (Ê-sai 40:3; Mác 1:1-4). Chúa Giê-su không sắp xếp cho Giăng làm công việc như Ê-li và dọn đường cho ngài. Công việc này là ý muốn Đức Chúa Trời để người ta nhận diện Đấng Mê-si.
12. Đấng Mê-si sẽ được giao sứ mệnh nào?
12 Đấng Mê-si sẽ được Đức Chúa Trời giao một sứ mệnh. Tại nhà hội ở Na-xa-rét, nơi Chúa Giê-su lớn lên, ngài đọc cuộn sách của Ê-sai và áp dụng những lời sau cho mình: “Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà-hiếp được tự-do; và để đồn ra năm lành của Chúa”. Vì Chúa Giê-su chính là Đấng Mê-si nên ngài có thể nói: “Hôm nay đã được ứng-nghiệm lời Kinh-thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó”.—Lu 4:16-21.
13. Việc Chúa Giê-su thi hành sứ mệnh tại Ga-li-lê được báo trước ra sao?
13 Việc Đấng Mê-si thi hành sứ mệnh tại Ga-li-lê được báo trước. Về “đất Sa-bu-lôn và đất Nép-ta-li... xứ Ga-li-lê của dân ngoại”, Ê-sai viết: “Dân đi trong nơi tối-tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết” (Ê-sai 8:23; 9:1). Chúa Giê-su ở thành Ca-bê-na-um và bắt đầu thánh chức ở vùng Ga-li-lê, gồm có Sa-bu-lôn và Nép-ta-li. Những người ở đây được lợi ích từ ánh sáng của lẽ thật mà ngài mang đến cho họ (Mat 4:12-16). Tại Ga-li-lê, Chúa Giê-su nói bài giảng sâu sắc được gọi là Bài giảng trên núi, chọn các sứ đồ, làm phép lạ đầu tiên, và có lẽ hiện ra cho khoảng 500 môn đồ thấy sau khi ngài được sống lại (Mat 5:1–7:27; 28:16-20; Mác 3:13, 14; Giăng 2:8-11; 1 Cô 15:6). Qua việc rao giảng trong “đất Sa-bu-lôn và đất Nép-ta-li”, ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai. Dĩ nhiên, Chúa Giê-su cũng đi đến nhiều nơi khác ở nước Y-sơ-ra-ên để rao giảng thông điệp Nước Trời.
Các lời tiên tri khác về Đấng Mê-si
14. Thi-thiên 78:2 được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su như thế nào?
14 Đấng Mê-si sẽ dùng dụ ngôn hoặc thí dụ. Người viết Thi-thiên là A-sáp hát: “Ta sẽ mở miệng ra nói thí-dụ” (Thi 78:2). Làm thế nào chúng ta biết câu này áp dụng cho Chúa Giê-su? Ma-thi-ơ cho chúng ta biết điều đó. Sau khi ghi lại những thí dụ về Nước Trời được ví như hạt cải và men, ông nói: “[Chúa Giê-su] chẳng phán điều gì cùng họ mà không dùng lời ví-dụ, để được ứng-nghiệm lời đấng tiên-tri rằng: Ta sẽ mở miệng ra mà nói lời ví-dụ, ta sẽ rao-bảo những điều kín-nhiệm từ khi dựng nên trời đất” (Mat 13:31-35). Thật vậy, thí dụ hoặc dụ ngôn là một trong những phương pháp dạy dỗ hữu hiệu của Chúa Giê-su.
15. Hãy cho biết Ê-sai 53:4 được ứng nghiệm ra sao.
15 Đấng Mê-si sẽ gánh bệnh tật cho chúng ta. Ê-sai tiên tri: “Thật người đã mang sự đau-ốm của chúng ta” (Ê-sai 53:4). Ma-thi-ơ cho biết sau khi chữa bệnh cho mẹ vợ của Phi-e-rơ, Chúa Giê-su cũng chữa bệnh cho người khác hầu “được ứng-nghiệm lời của Đấng tiên-tri Ê-sai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật-nguyền của chúng ta, và gánh bịnh-hoạn của chúng ta” (Mat 8:14-17). Kinh Thánh còn ghi lại nhiều trường hợp khác mà Chúa Giê-su chữa bệnh.
16. Sứ đồ Giăng cho thấy Ê-sai 53:1 đã được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su thế nào?
16 Dù Đấng Mê-si làm nhiều điều tốt nhưng người ta sẽ không tin ngài. (Đọc Ê-sai 53:1). Sứ đồ Giăng cho thấy lời tiên tri này được ứng nghiệm: “Dẫu [Chúa Giê-su] đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài, để được ứng-nghiệm lời nầy của đấng tiên-tri Ê-sai: Lạy Chúa, ai đã tin lời giảng chúng tôi, và cánh tay Chúa đã tỏ ra cho ai?” (Giăng 12:37, 38). Ngoài ra, trong suốt thời gian Phao-lô làm thánh chức, chỉ có ít người tin Chúa Giê-su là Đấng Mê-si.—Rô 10:16, 17.
17. Thi-thiên 69:4 được ứng nghiệm ra sao?
17 Đấng Mê-si sẽ bị ghét vô cớ (Thi 69:4). Chúa Giê-su nói: “Ví thử ta không làm giữa [dân chúng] những việc mà chưa có người khác làm, thì họ vô-tội, nhưng bây giờ họ đã thấy các việc ấy, và lại ghét ta cùng Cha ta. Dường ấy, để cho ứng-nghiệm lời đã chép trong luật-pháp họ rằng: Họ ghét ta vô cớ” (Giăng 15:24, 25). Từ “luật-pháp” thường ám chỉ toàn bộ Kinh Thánh (Giăng 10:34; 12:34). Lời tường thuật trong sách Phúc âm cho thấy nhiều người ghét Chúa Giê-su, nhất là các nhà lãnh đạo Do Thái giáo. Hơn nữa, ngài nói: “Thế-gian chẳng ghét các ngươi được; nhưng ghét ta, vì ta làm chứng nầy về họ rằng công-việc họ là ác”.—Giăng 7:7.
18. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài kế tiếp hầu tin chắc Chúa Giê-su là Đấng Mê-si?
18 Các môn đồ của Chúa Giê-su sống vào thế kỷ thứ nhất tin chắc ngài là Đấng Mê-si, vì ngài đã làm ứng nghiệm các lời tiên Mat 16:16). Như chúng ta đã xem xét, một số lời tiên tri này ứng nghiệm vào thời thơ ấu cũng như trong thời gian Chúa Giê-su thi hành sứ mệnh. Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét những lời tiên tri khác về Đấng Mê-si. Qua việc suy ngẫm sâu xa về những lời tiên tri này, chúng ta sẽ tin chắc Chúa Giê-su chính là Đấng Mê-si do Cha trên trời, Đức Giê-hô-va, bổ nhiệm.
tri về Đấng Mê-si trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ ([Chú thích]
^ đ. 4 Để biết thêm chi tiết về “bảy mươi tuần-lễ”, xin xem chương 11 của sách Hãy chú ý đến lời tiên tri của Đa-ni-ên!.
Bạn trả lời thế nào?
• Những lời tiên tri nào liên quan đến sự ra đời của Chúa Giê-su đã được ứng nghiệm?
• Lời tiên tri về người dọn đường cho Đấng Mê-si được ứng nghiệm thế nào?
• Những lời tiên tri nào trong Ê-sai chương 53 được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su?
[Câu hỏi thảo luận]