Đọc Kinh Thánh—Nguồn sức mạnh của đời tôi
Đọc Kinh Thánh—Nguồn sức mạnh của đời tôi
Do Marceau Leroy kể lại
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Đây là câu mà tôi đã lén đọc trong phòng của mình. Tại sao tôi lại làm thế? Vì chắc chắn cha tôi, một người vô thần, không thích cuốn sách này, đó là cuốn Kinh Thánh.
Trước đó, tôi chưa từng đọc Kinh Thánh và những lời mở đầu này trong sách Sáng-thế Ký khiến tôi giật mình. Tôi nghĩ: “Lời giải thích này phù hợp với các định luật vật lý, các định luật khiến tôi luôn kinh ngạc!”. Quá bị cuốn hút, tôi đọc Kinh Thánh từ tám giờ tối đến tận bốn giờ sáng. Từ đó, tôi bắt đầu có thói quen đọc Lời Đức Chúa Trời. Để tôi giải thích làm sao việc đọc Kinh Thánh lại là một nguồn sức mạnh cho cả đời tôi.
“Con sẽ phải đọc mỗi ngày”
Tôi sinh năm 1926 tại Vermelles, một làng mỏ ở miền bắc nước Pháp. Trong Thế Chiến II, than là một mặt hàng quan trọng của quốc gia. Là một người làm ở mỏ than, tôi được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên để cải thiện đời sống, tôi học vô tuyến điện tử và điện, là những ngành cho tôi thấy rõ sự hài hòa của các định luật vật lý. Khi tôi 21 tuổi, một bạn cùng lớp đưa cho tôi quyển Kinh Thánh và nói: “Cuốn sách này rất đáng để đọc”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy Kinh Thánh. Khi đọc xong, tôi tin chắc Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, một sự mặc khải cho nhân loại.
Vì nghĩ rằng những người hàng xóm cũng thích đọc Kinh Thánh nên tôi lấy tám quyển cho họ. Thật ngạc nhiên, họ chế giễu và chống đối tôi. Những người bà con mê tín dị đoan cảnh báo tôi: “Một khi đã đọc cuốn sách này, con sẽ phải đọc mỗi ngày!”. Tôi đã đọc Kinh Thánh và chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc. Điều này trở thành một thói quen trong đời tôi.
Thấy tôi thích Kinh Thánh, một số người hàng xóm đưa cho tôi các ấn phẩm của Nhân Chứng Giê-hô-va. Các sách nhỏ như cuốn Một thế giới, một chính phủ (One World, One Government) * giải thích tại sao Kinh Thánh cho thấy Nước Trời là hy vọng duy nhất cho nhân loại (Mat 6:10). Thế nên, tôi càng quyết tâm hơn để chia sẻ với người khác hy vọng này.
Một trong những người đầu tiên mà tôi rao giảng đã nhận Kinh Thánh là Noël, bạn của tôi từ thời thơ ấu. Anh theo đạo Công Thi-thiên 115:4-8 và Ma-thi-ơ 23:9, 10—Đức Chúa Trời không chấp nhận việc thờ hình tượng cũng như dùng các tước hiệu tôn giáo—tôi đã can đảm để bênh vực niềm tin mới của mình. Kết quả là Noël đã chấp nhận lẽ thật. Cho tới nay, anh vẫn là một Nhân Chứng trung thành.
giáo và sắp xếp để cả hai cùng gặp một người đang học làm linh mục. Tôi thấy sợ. Tuy nhiên, nhờ biếtTôi cũng đi thăm chị tôi. Chồng của chị có các sách ma thuật và bị ma quỷ quấy rối. Dù lúc đầu tôi cảm thấy bất lực, nhưng những câu Kinh Thánh như Hê-bơ-rơ 1:14 giúp tôi tin rằng tôi được các thiên sứ của Đức Giê-hô-va hỗ trợ. Khi anh rể áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh và bỏ hết mọi thứ liên quan đến ma thuật, anh đã thoát khỏi ảnh hưởng của ma quỷ. Anh và chị tôi đã trở thành những Nhân Chứng sốt sắng.
Vào năm 1947, một Nhân Chứng người Mỹ là anh Arthur Emiot đến nhà tôi rao giảng. Tôi rất vui và hỏi anh các Nhân Chứng nhóm họp ở đâu. Anh nói có một nhóm ở Liévin, cách chỗ tôi khoảng 10km. Thời đó rất khó để có một chiếc xe đạp, nên trong nhiều tháng, tôi đi bộ đến nhóm họp. Tại Pháp, công việc của Nhân Chứng Giê-hô-va bị cấm suốt tám năm. Lúc ấy, cả nước chỉ có 2.380 Nhân Chứng, trong đó có nhiều người Ba Lan nhập cư. Tuy nhiên vào ngày 1-9-1947, công việc của anh em chúng ta ở Pháp một lần nữa đã được công nhận. Văn phòng chi nhánh hoạt động trở lại tại Villa Guibert, Paris. Vì không có ai làm tiên phong tại Pháp nên vào tháng 12-1947, tờ Informant (nay là Thánh Chức Nước Trời) kêu gọi các anh chị làm tiên phong đều đều, với số giờ là 150 giờ mỗi tháng (vào năm 1949, số giờ này được giảm xuống còn 100). Hoàn toàn đồng tình với lời của Chúa Giê-su nơi Giăng 17:17: “Lời [Đức Chúa Trời] tức là lẽ thật”, tôi làm báp-têm vào năm 1948 và tháng 12-1949, tôi làm tiên phong.
Trở lại Dunkerque sau khi ra tù
Nhiệm sở đầu tiên của tôi là thành phố Agen, miền nam nước Pháp. Nhưng tôi ở đó chẳng được bao lâu. Vì không còn làm nghề thợ mỏ nữa nên tôi bị bắt phải đi lính. Tôi từ chối nhập ngũ nên bị bỏ tù. Dù không được phép mang Kinh Thánh vào nhưng tôi có được vài trang sách Thi-thiên. Những trang Kinh Thánh này đã khích lệ tôi. Khi được thả ra, tôi phải quyết định có nên ngưng việc phụng sự trọn thời gian để ổn định đời sống không. Một lần nữa, những điều đọc được trong Kinh Thánh đã giúp đỡ tôi. Tôi suy ngẫm lời của Phao-lô nơi Phi-líp 4:11-13, trong đó có câu: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”. Nhờ thế, tôi đã quyết chí tiếp tục làm tiên phong. Năm 1950, tôi được phái đến nhiệm sở mới, đó là thị trấn Dunkerque, nơi tôi từng rao giảng.
Khi đến đó, tôi chẳng có gì. Thị trấn này bị tàn phá rất nhiều trong Thế Chiến II và rất khó tìm được chỗ ở. Tôi quyết định thăm lại một gia đình mình từng rao giảng. Gặp tôi, bà chủ nhà quá đỗi vui mừng: “Ồ, anh Leroy, anh ra tù rồi! Chồng tôi nói nếu thế giới có nhiều người như anh thì sẽ chẳng bao giờ có chiến tranh”. Họ có một nhà nghỉ và cho phép tôi ở đó cho đến mùa du lịch. Hôm ấy, anh của Arthur Emiot là Evans * có một công việc cho tôi. Anh làm thông dịch tại cảng và đang tìm người làm bảo vệ ca đêm trên một con tàu. Anh giới thiệu tôi với một viên chức trên tàu. Lúc đó, tôi gầy như cây tăm vì đã ở tù một thời gian. Khi anh Evans giải thích vì sao tôi gầy như thế, viên chức này bảo tôi hãy dùng những thức ăn ở trong tủ lạnh. Trong cùng ngày đó, tôi có chỗ để ở, việc để làm và đồ để ăn! Tôi càng tin chắc hơn những lời của Chúa Giê-su nơi Ma-thi-ơ 6:25-33.
Khi đến mùa du lịch, người bạn làm tiên phong với tôi là anh Simon Apolinarski
cùng tôi phải tìm chỗ ở khác. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm phụng sự tại nhiệm sở này. Có người cho chúng tôi ở trong một chuồng ngựa, ban ngày chúng tôi đi rao giảng còn ban đêm thì ngủ trên những đống rơm trong chuồng. Chúng tôi đã làm chứng cho ông chủ chuồng ngựa và ông là một trong số nhiều người chấp nhận lẽ thật. Không lâu sau, một bài báo địa phương cảnh báo người dân ở Dunkerque về “sự bùng phát hoạt động của Nhân Chứng Giê-hô-va trong vùng”. Lúc ấy, tôi và Simon cùng một vài người công bố khác là những Nhân Chứng ít ỏi ở đó! Lúc khó khăn, chúng tôi được khích lệ qua việc suy ngẫm về hy vọng của tín đồ Đấng Christ cũng như cách Đức Giê-hô-va chăm sóc chúng tôi. Khi tôi phải đến nhiệm sở khác vào năm 1952, có đến 30 tiên phong đều đều ở Dunkerque.Được vững mạnh để thực hiện các trách nhiệm mới
Sau một thời gian ngắn ở thành phố Amiens, tôi được bổ nhiệm làm tiên phong đặc biệt tại Boulogne-Billancourt, một vùng ngoại ô của Paris. Tôi có nhiều học hỏi Kinh Thánh, vài người trong số họ đã phụng sự trọn thời gian và làm giáo sĩ. Một thanh niên tên là Guy Mabilat đã chấp nhận lẽ thật và sau đó phụng sự với tư cách là giám thị vòng quanh rồi làm giám thị địa hạt. Sau này, anh giám sát việc xây xưởng in mà ngày nay nằm ở Bê-tên Louviers, cách Paris khá xa. Việc thường xuyên thảo luận Kinh Thánh với người khác đã làm Lời Đức Chúa Trời in sâu vào tâm trí tôi, giúp tôi cải thiện khả năng dạy dỗ và lòng tràn ngập niềm vui.
Vào năm 1953, bất ngờ tôi được bổ nhiệm làm giám thị vòng quanh ở Alsace-Lorraine. Từ năm 1871 đến 1945, vùng này đã bị quân Đức thôn tính hai lần. Vì thế tôi phải học nói tiếng Đức. Lúc tôi bắt đầu công việc vòng quanh thì trong vùng này không có nhiều xe hơi, truyền hình, máy đánh chữ, cũng không có máy radio xách tay hoặc máy vi tính. Nhưng cuộc sống của tôi không buồn chán hay khắc khổ. Thật ra, đây là giai đoạn rất vui trong đời tôi. Việc làm theo lời khuyên của Kinh Thánh giữ ‘mắt sáng-sủa’, tức tập trung vào một mục tiêu phụng sự Đức Giê-hô-va, đã giúp tôi ít bị phân tâm hơn so với ngày nay.—Mat 6:19-22.
Hội nghị “Nước Trời chiến thắng” vào năm 1955 tại Paris là một dịp đáng nhớ. Tại đây, tôi đã gặp người vợ tương lai là Irène Kolanski, cô ấy đã bắt đầu phụng sự trọn thời gian trước tôi một năm. Cha mẹ của Irène là người Ba Lan, đã ở trong lẽ thật lâu năm và rất sốt sắng. Tại Pháp, họ được anh
Adolf Weber đến thăm. Anh ấy là người làm vườn của anh Russell và đã đến châu Âu để rao giảng. Irène và tôi kết hôn vào năm 1956 rồi cùng làm công việc vòng quanh. Cô ấy quả là người hỗ trợ đắc lực cho tôi trong suốt nhiều năm!Hai năm sau, một điều bất ngờ khác đến với tôi. Tôi được bổ nhiệm làm giám thị địa hạt. Vì lúc ấy có ít anh hội đủ điều kiện nên tôi vẫn thăm một số hội thánh với tư cách là giám thị vòng quanh. Lúc đó thật bận rộn! Ngoài việc rao giảng 100 giờ mỗi tháng, hằng tuần tôi còn nói bài giảng, thăm ba Buổi học cuốn sách, kiểm tra hồ sơ và soạn báo cáo. Vậy tôi lấy đâu ra thời gian để đọc Lời Đức Chúa Trời? Chỉ có một giải pháp: Tôi cắt các trang trong một cuốn Kinh Thánh cũ và đem theo. Khi nào phải đợi ai đó, tôi lấy ra để đọc. Những khoảng thời gian ngắn đọc Kinh Thánh đã giúp tôi quyết tâm tiếp tục công việc này.
Năm 1967, tôi và Irène được mời vào phụng sự ở nhà Bê-tên tại Boulogne-Billancourt. Tôi phục vụ ở Ban công tác và đã làm công việc này hơn 40 năm. Một điều thích thú trong công việc của tôi là trả lời thư hỏi về Kinh Thánh. Thật vui thích được đào sâu về Lời Đức Chúa Trời và ‘bênh vực Tin Mừng’! (Phi-líp 1:7, Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Tôi cũng thích điều khiển buổi thảo luận Kinh Thánh trong chương trình thờ phượng buổi sáng tại Bê-tên. Vào năm 1976, tôi được bổ nhiệm làm một thành viên trong Ủy ban chi nhánh ở Pháp.
Lối sống tốt nhất
Dù đã trải qua giai đoạn khó khăn, nhưng giờ đây thử thách lớn nhất trong đời tôi là tuổi già sức yếu, điều này đã làm chúng tôi bị giới hạn. Tuy nhiên, việc cùng nhau đọc và nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời đã giúp cho hy vọng về địa đàng luôn rõ ràng trong tâm trí chúng tôi. Chúng tôi thích đi xe buýt đến khu vực rao giảng để chia sẻ hy vọng này với người khác. Cộng lại thời gian phụng sự trọn thời gian của chúng tôi là hơn 120 năm. Thế nên, chúng tôi hết lòng khuyến khích tất cả những ai muốn có đời sống hữu ích, thích thú và tràn ngập niềm vui thì hãy chọn sự nghiệp phụng sự trọn thời gian. Khi viết câu Thi-thiên 37:25, vua Đa-vít “đã già”, nhưng giống như ông, tôi cũng “chẳng hề thấy người công-bình bị bỏ”.
Trong suốt cuộc đời, Đức Giê-hô-va đã thêm sức cho tôi qua Lời của Ngài. Hơn 60 năm trước bà con tôi đã “tiên đoán” tôi sẽ đọc Kinh Thánh suốt đời. Họ đã đúng. Quả thật, tôi chưa bao giờ hối tiếc vì đã đọc Kinh Thánh mỗi ngày!
[Chú thích]
^ đ. 8 Xuất bản năm 1944 nhưng hiện nay không còn ấn hành.
^ đ. 14 Muốn biết thêm thông tin về anh Evans Emiot, xin xem Tháp Canh ngày 1-1-1999, trang 22, 23.
[Hình nơi trang 5]
Tôi và Simon
[Hình nơi trang 5]
Cuốn Kinh Thánh giống với cuốn đầu tiên tôi nhận được
[Hình nơi trang 5]
Khi làm giám thị địa hạt
[Hình nơi trang 6]
Ngày cưới của chúng tôi
[Hình nơi trang 6]
Tôi và Irène thích đọc và nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời