Nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua
Nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua
“Nhịn-nhục theo-đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”.—HÊ 12:1.
1, 2. Sứ đồ Phao-lô ví đời sống tín đồ Đấng Christ với điều gì?
Hằng năm, các cuộc đua đường trường được tổ chức nhiều nơi. Những vận động viên được xem là tài năng tham gia cuộc đua với một mục tiêu: chiến thắng. Còn những vận động viên khác biết rằng họ không thể thắng cuộc. Đối với họ, về đến đích cũng là một thành tích đáng tự hào.
2 Theo Kinh Thánh, đời sống của tín đồ Đấng Christ được ví như một cuộc đua. Trong lá thư thứ nhất gửi cho anh em đồng đạo ở Cô-rinh-tô, sứ đồ Phao-lô lưu ý họ về điều này. Ông viết: “Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng”.—1 Cô 9:24.
3. Tại sao Phao-lô nói chỉ một người được thưởng?
3 Có phải Phao-lô muốn nói rằng chỉ có một người được phần thưởng sự sống, còn những người khác thì không? Dĩ nhiên không! Các vận động viên được huấn luyện và cố gắng hết sức để trở thành người chiến thắng. Phao-lô muốn anh em đồng đạo nỗ lực sao cho đạt được sự sống đời đời. Khi làm thế, họ có hy vọng nhận được phần thưởng sự sống. Thật vậy, trong cuộc chạy đua của tín đồ Đấng Christ, những ai chạy về đích đều nhận được giải thưởng.
4. Chúng ta nên xem xét điều gì liên quan đến cuộc đua đặt trước mặt mình?
4 Những lời này thật khích lệ nhưng cũng khiến chúng ta suy nghĩ nghiêm túc về lối sống của mình. Tại sao thế? Vì không gì có thể sánh bằng giải thưởng của chúng ta, dù đó là đời sống trên trời hay trong địa đàng. Cuộc đua thì dài và gay go; có nhiều chướng ngại vật, sự phân tâm và nguy hiểm trên đường (Mat 7:13, 14). Đáng buồn thay, một số người đã chạy chậm lại, bỏ cuộc hoặc ngã dọc đường. Trên đường đua dẫn đến sự sống, có những cạm bẫy và mối nguy hiểm nào? Làm sao bạn có thể tránh? Bạn cần làm gì để về đích và đạt được giải thưởng?
Cần nhịn nhục
5. Nơi Hê-bơ-rơ 12:1, Phao-lô nói gì với anh em đồng đạo người Hê-bơ-rơ?
5 Trong lá thư gửi cho tín đồ tại Giê-ru-sa-lem và Giu-đa, một lần nữa Phao-lô nói đến các vận động viên chạy đua. (Đọc Hê-bơ-rơ 12:1). Ông không chỉ lưu ý đến lý do tham gia cuộc đua mà còn cho thấy rõ một người cần phải làm gì để chiến thắng. Trước tiên, chúng ta hãy xem xét tại sao Phao-lô viết lá thư này cho anh em đồng đạo người Hê-bơ-rơ và ông muốn khuyến khích họ làm gì. Sau đó, chúng ta sẽ xem mình có thể rút ra bài học nào.
6. Các nhà lãnh đạo tôn giáo gây áp lực nào cho những tín đồ Đấng Christ?
6 Các tín đồ sống vào thế kỷ thứ nhất, đặc biệt là những người sống tại Giê-ru-sa-lem và Giu-đa, đang đương đầu với nhiều gian nan thử thách. Họ bị các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người có sức ảnh hưởng đến dân chúng, gây áp lực. Gần 30 năm trước, những nhà lãnh đạo tôn giáo này đã quy tội cho Chúa Giê-su là kẻ nổi loạn, khiến ngài bị giết như một tội phạm. Tuy nhiên, họ không Công 4:1-3; 5:17, 18; 6:8-12; 7:59; 8:1, 3.
ngừng lại ở đó. Nơi sách Công-vụ, có nhiều lời tường thuật về việc họ đe dọa và chống lại những ai theo Chúa Giê-su gần như ngay sau những biến cố lạ thường vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN. Điều này khiến cho đời sống của những tín đồ trung thành càng khó khăn.—7. Điều gì khiến cuộc sống của các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất trở nên khó khăn?
7 Ngoài ra, các tín đồ này sống trong giai đoạn trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt. Chúa Giê-su đã báo trước sự hủy diệt sẽ đến trên dân Do Thái bất trung. Ngài cũng cho biết về các biến cố sẽ xảy ra ngay trước đó cũng như những chỉ thị cụ thể để được sống sót. (Đọc Lu-ca 21:20-22). Vậy họ sẽ làm gì? Chúa Giê-su cảnh báo: “Hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá-độ, sự say-sưa và sự lo-lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê-mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình-lình trên các ngươi như lưới bủa”.—Lu-ca 21:34.
8. Điều gì có lẽ đã khiến một số tín đồ chậm lại hoặc bỏ cuộc đua?
8 Kể từ khi Chúa Giê-su cho biết những lời cảnh báo trên cho đến lúc Phao-lô viết thư gửi cho anh em người Hê-bơ-rơ thì đã gần 30 năm trôi qua. Điều gì xảy ra cho các tín đồ Đấng Christ trong suốt 30 năm đó? Vì bị áp lực và phân tâm lo cho đời sống hằng ngày, một số người không tiến bộ về thiêng liêng và không củng cố đức tin mình (Hê 5:11-14). Một số khác dường như cảm thấy đời sống sẽ thoải mái hơn nếu họ hòa đồng với phần đông người Do Thái xung quanh. Suy cho cùng, những người Do Thái này không hẳn đã lìa bỏ Đức Chúa Trời, họ vẫn tuân thủ Luật pháp Môi-se ở một chừng mực nào đó. Cũng có những tín đồ bị một số người trong hội thánh, là những người vận động người khác giữ Luật pháp Môi-se và truyền thống Do Thái, thuyết phục hoặc hăm dọa. Phao-lô sẽ nói gì để giúp các anh em đồng đạo tỉnh thức về thiêng liêng và nhịn nhục theo đòi cuộc đua?
9, 10. (a) Qua những lời của Phao-lô nơi cuối chương 10 của lá thư gửi anh em người Hê-bơ-rơ, chúng ta được khích lệ ra sao? (b) Tại sao Phao-lô viết về gương trung thành của nhiều người chứng kiến thời xưa?
9 Thật thú vị khi chúng ta xem xét cách Phao-lô, dưới sự soi dẫn của Đức Chúa Trời, tìm cách khích lệ tín đồ người Hê-bơ-rơ. Nơi chương 10, Phao-lô cho thấy rõ Luật pháp “chỉ là bóng của sự tốt-lành ngày sau” và giá chuộc của Chúa Giê-su có giá trị tha tội cho họ. Cuối chương này, Phao-lô khuyên: “Anh em cần phải nhịn-nhục, hầu cho khi đã làm theo ý-muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình. Còn ít lâu, thật ít lâu nữa, thì Đấng đến sẽ đến; Ngài không chậm-trễ đâu”.—Hê 10:1, 36, 37.
10 Nơi chương 11, Phao-lô giải thích rõ đức tin nơi Đức Chúa Trời có nghĩa gì. Ông minh họa điều này bằng cách dẫn chứng gương mẫu của các tôi tớ thời xưa của Đức Giê-hô-va, là những người có đức tin. Có phải ông đi lạc đề không? Chắc chắn không. Phao-lô biết rằng các anh em đồng đạo cần can đảm và chịu đựng thì mới có đức tin. Thế nên, gương mẫu xuất sắc của những tôi tớ trung thành thời xưa này sẽ củng cố anh em người Hê-bơ-rơ hầu đương đầu với gian nan thử thách. Do đó sau khi kể ra các gương mẫu ấy, Phao-lô có thể nói: “Vì chúng ta được nhiều người chứng-kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội-lỗi dễ vấn-vương ta, lấy lòng nhịn-nhục theo-đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”.—Hê 12:1.
“Nhiều người chứng-kiến vây lấy như đám mây”
11. Việc nghĩ về gương của “nhiều người chứng-kiến” có thể tác động thế nào đến chúng ta?
11 “Nhiều người chứng-kiến vây lấy như đám mây rất lớn” không chỉ là khán giả hay người đứng ngoài cuộc, những người chỉ
xem cuộc đua, hoặc thấy vận động viên hay đội tuyển mà họ yêu thích thắng giải. Họ còn là những người tham gia cuộc đua, và họ đã chạy về đích. Dù đã qua đời, nhưng họ được xem là những vận động viên dày dạn kinh nghiệm, có thể khuyến khích những người ít kinh nghiệm hơn. Hãy hình dung một vận động viên cảm thấy thế nào khi biết có một số vận động viên xuất sắc nhất đang quan sát và cổ vũ mình. Chẳng phải điều này sẽ thôi thúc người ấy cố hết sức hay sao? Những người chứng kiến vào thời xưa chứng minh rằng có thể chiến thắng cuộc đua ấy, dù cam go đến đâu. Do vậy, qua việc ghi nhớ gương của “nhiều người chứng-kiến”, các tín đồ người Hê-bơ-rơ vào thế kỷ thứ nhất có thể can đảm và “nhịn-nhục theo-đòi cuộc chạy đua”. Ngày nay, chúng ta cũng có thể làm thế.12. Những gương mà Phao-lô đề cập có sự tương đồng nào với chúng ta?
12 Phao-lô đề cập đến nhiều người trung thành có hoàn cảnh tương tự chúng ta. Chẳng hạn, Nô-ê sống trong một thế gian sắp bị trận Đại Hồng Thủy hủy diệt. Chúng ta cũng đang sống gần thời điểm thế gian này sắp bị kết liễu. Đức Giê-hô-va đã kêu gọi Áp-ra-ham và Sa-ra rời quê hương để thờ phượng Ngài, chờ đợi những lời Ngài hứa sẽ được ứng nghiệm. Chúng ta cũng được khuyến khích quên mình hầu phụng sự Đức Giê-hô-va để được Ngài chấp nhận và ban phước. Môi-se phải đi qua đồng vắng đáng sợ để tiến đến Đất Hứa. Chúng ta cũng đi qua thế gian sắp tàn để tiến đến thế giới mới. Những gì mà họ trải qua, thành công và thất bại cũng như ưu và nhược điểm của họ thật đáng để chúng ta xem xét.—Rô 15:4; 1 Cô 10:11.
Họ thành công nhờ đâu?
13. Nô-ê đương đầu với các thử thách nào, và điều gì giúp ông vượt qua?
13 Điều gì đã giúp các tôi tớ trung thành này của Đức Giê-hô-va nhịn nhục và hoàn tất cuộc đua? Hãy lưu ý những gì Phao-lô viết về Nô-ê. (Đọc Hê-bơ-rơ 11:7). Việc “nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt-tuyệt các xác-thịt” là điều mà Nô-ê “chưa thấy” (Sáng 6:17). Điều này chưa bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, Nô-ê không nghĩ rằng trận nước lụt không thể xảy ra. Tại sao thế? Vì ông tin nếu Đức Giê-hô-va nói điều gì thì Ngài sẽ thực hiện. Nô-ê không cảm thấy những điều Đức Chúa Trời bảo ông làm là quá khó. Thay vì thế, “Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn” (Sáng 6:22). Hãy xem xét những gì Nô-ê phải làm: đóng tàu, đưa thú vật vào tàu, trữ thực phẩm cho người lẫn muông thú, loan báo thông điệp cảnh báo và giúp gia đình mạnh mẽ về thiêng liêng. Đó không phải là những công việc đơn giản. Tuy nhiên, nhờ đức tin và sự nhịn nhục của Nô-ê, ông cùng gia đình đã thoát chết và được Đức Giê-hô-va ban phước.
14. Áp-ra-ham và Sa-ra đã trải qua thử thách nào, và chúng ta rút ra bài học gì?
14 Kế tiếp, Phao-lô cũng liệt kê Áp-ra-ham và Sa-ra trong số “nhiều người chứng-kiến vây lấy như đám mây”. Họ phải bỏ lại đời sống tiện nghi tại U-rơ, chấp nhận một tương lai có vẻ bấp bênh. Họ nêu gương về sự vâng lời và đức tin vững vàng trong những lúc khó khăn. Với tất cả những hy sinh mà Áp-ra-ham dành cho sự thờ phượng thật, ông được gọi cách thích hợp là “cha hết thảy những kẻ tin” (Rô 4:11). Vì độc giả của Phao-lô đã biết về Áp-ra-ham nên ông chỉ đề cập đến một số sự kiện nổi bật trong cuộc đời Áp-ra-ham. Tuy nhiên, bài học mà Phao-lô nêu lên rất có ý nghĩa. Ông nói: “Hết thảy những người đó [kể cả Áp-ra-ham cùng gia đình] đều chết trong đức-tin, chưa nhận-lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào-mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ-hành trên đất” (Hê 11:13). Rõ ràng, đức tin và mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời đã giúp họ nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua.
15. Điều gì thôi thúc Môi-se bỏ lại đời sống giàu sang cùng địa vị?
15 Môi-se cũng là một tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va ở trong số “nhiều người chứng-kiến vây lấy như đám mây”. Môi-se đã bỏ lại đằng sau một đời sống giàu sang và địa vị hầu “cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà-hiếp”. Điều gì thôi thúc ông làm thế? Phao-lô cho biết: “Người ngửa trông sự ban-thưởng... Người đứng vững như thấy Đấng không thấy được”. (Đọc Hê-bơ-rơ 11:24-27). Môi-se không chọn việc “tạm hưởng sự vui-sướng của tội-lỗi”. Đức Chúa Trời có thật đối với Môi-se và ông biết rằng mọi lời Ngài hứa sẽ được thực hiện. Điều đó giúp ông thể hiện lòng can đảm và nhịn nhục phi thường. Ông luôn kiên trì trong việc dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô và tiến vào Đất Hứa.
16. Tại sao Môi-se không nản lòng khi không được vào Đất Hứa?
16 Như Áp-ra-ham, Môi-se không thấy được lời hứa của Đức Chúa Trời được ứng nghiệm trong đời ông. Tại sao? Vì tức giận về việc dân Y-sơ-ra-ên nhiều lần bất phục tùng nên Môi-se và A-rôn đã “không tôn [Đức Chúa Trời] thánh giữa dân Y-sơ-ra-ên” (Phục 32:51, 52). Thế nên, ngay trước khi dân Y-sơ-ra-ên tiến vào Đất Hứa, Đức Giê-hô-va nói với Môi-se: “Ngươi sẽ thấy xứ ở trước mặt mình, nhưng không được vào trong xứ ấy mà ta ban cho dân Y-sơ-ra-ên”. Môi-se có nản lòng và ấm ức không? Không. Ông nói về một ân phước dành cho dân sự và kết luận: “Ồ! Y-sơ-ra-ên, ngươi có phước dường bao! Hỡi dân được Đức Giê-hô-va cứu-rỗi, ai giống như ngươi? Ngài là cái thuẫn giúp-đỡ ngươi, thanh gươm khiến cho ngươi nên vinh-hiển”.—Phục 33:29.
Bài học cho chúng ta
17, 18. (a) Liên quan đến cuộc đua dẫn đến sự sống, chúng ta học được điều gì từ gương của “nhiều người chứng-kiến”? (b) Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài kế tiếp?
17 Khi xem lại đời sống của vài người trong số “nhiều người chứng-kiến vây lấy như đám mây”, chúng ta thấy rõ là để chạy được về đích, chúng ta phải hoàn toàn tin nơi Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài (Hê 11:6). Đức tin phải tác động đến mọi khía cạnh của đời sống chúng ta. Không như những người không có đức tin, các tôi tớ của Đức Giê-hô-va nhìn thấy một tương lai tươi sáng mà Ngài đã hứa. Chúng ta cũng có thể “thấy Đấng không thấy được” và nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua.—2 Cô 5:7.
18 Cuộc đua của tín đồ Đấng Christ không dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta có thể về đến đích. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét điều gì giúp chúng ta làm được điều đó?
Bạn giải thích thế nào?
• Tại sao Phao-lô viết rất nhiều về nhiều người chứng kiến trung thành thời xưa?
• Gương của “nhiều người chứng-kiến” giúp chúng ta nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua như thế nào?
• Bạn học được gì từ gương của nhiều người chứng kiến trung thành như Nô-ê, Áp-ra-ham, Sa-ra và Môi-se?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 19]
Áp-ra-ham và Sa-ra sẵn sàng từ bỏ đời sống tiện nghi tại U-rơ