Phụng sự Đức Chúa Trời của sự tự do
Phụng sự Đức Chúa Trời của sự tự do
“Yêu thương Đức Chúa Trời nghĩa là vâng giữ các điều răn ngài; tuy nhiên, điều răn của ngài chẳng hề nặng nề”.—1 GIĂNG 5:3.
BẠN TRẢ LỜI THẾ NÀO?
Sa-tan cố khiến luật pháp của Đức Chúa Trời có vẻ là gánh nặng như thế nào?
Tại sao chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong việc chọn bạn?
Điều gì sẽ giúp chúng ta giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời của sự tự do?
1. Đức Giê-hô-va dùng sự tự do của mình như thế nào? Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp của A-đam và Ê-va ra sao?
Đức Giê-hô-va là đấng duy nhất có sự tự do tuyệt đối. Tuy nhiên, ngài không bao giờ lạm dụng sự tự do ấy, cũng không độc chiếm sự tự do bằng cách theo dõi nhất cử nhất động của tôi tớ ngài. Thay vì thế, ngài ban cho họ quyền tự do ý chí, điều này cho phép họ tự mình hành động và đáp ứng những ước muốn đúng đắn của mình. Chẳng hạn, trong số các chỉ dẫn mà Đức Chúa Trời ban cho A-đam và Ê-va thì chỉ có một lệnh cấm: Họ không được ăn trái của “cây biết điều thiện và điều ác” (Sáng 2:17). Quả là họ có nhiều tự do khi làm theo ý muốn của Đấng Tạo Hóa!
2. Làm sao tổ phụ đầu tiên của chúng ta đánh mất quyền tự do mà Đức Chúa Trời ban cho?
2 Tại sao Đức Chúa Trời ban cho tổ phụ đầu tiên của chúng ta nhiều sự tự do đến thế? Ngài tạo ra họ giống hình ảnh của ngài và ban cho họ một lương tâm. Ngài mong đợi họ đáp lại tình yêu thương của ngài bằng cách đi theo đường lối đúng (Sáng 1:27; Rô 2:15). Đáng buồn thay, A-đam và Ê-va không biết ơn về quyền tự do mà Đấng Tạo Hóa ban cho họ. Thay vì thế, họ nghe theo Sa-tan và chọn sự tự do không chính đáng, tức sự độc lập về đạo đức. Tuy nhiên, thay vì được tự do hơn, tổ phụ của chúng ta đã bán mình và con cái vào vòng vây tội lỗi, dẫn đến hậu quả thảm khốc.—Rô 5:12.
3, 4. Sa-tan cố khiến chúng ta nghĩ gì về tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va?
3 Nếu Sa-tan có thể dối gạt hai người hoàn toàn, chưa kể đến nhiều tạo vật thần linh, và khiến họ chối bỏ quyền tối thượng của Đức Chúa Trời thì hắn cũng có thể dối gạt chúng ta. Chiến thuật của hắn vẫn không thay đổi. Hắn cố khiến chúng ta nghĩ rằng tiêu chuẩn 1 Giăng 5:3). Nếu thường xuyên tiếp xúc với những người có ý niệm ấy, chúng ta có thể bị ảnh hưởng nhiều. Một chị 24 tuổi, từng phạm tội vô luân, cho biết: “Bạn bè xấu ảnh hưởng rất nhiều đến tôi, đặc biệt vì tôi rất sợ có quan điểm khác với họ”. Có lẽ bạn cũng bị bạn bè gây áp lực như thế.
của Đức Chúa Trời là gánh nặng, làm cho đời sống chúng ta vô vị (4 Đáng buồn thay, đôi khi chúng ta chịu áp lực từ chính các bạn trong hội thánh. Một anh Nhân Chứng trẻ từng chơi với vài bạn trong hội thánh, những người này hẹn hò với người ngoài. Anh cho biết: “Rồi em chợt nhận ra rằng càng chơi với họ, em càng giống họ. Em bắt đầu yếu đi về thiêng liêng, không còn thích đồ ăn thiêng liêng tại các buổi nhóm họp và ít khi đi rao giảng. Đây là dấu hiệu cho thấy em không nên chơi với các bạn ấy nữa!”. Bạn có ý thức là bạn bè có thể ảnh hưởng nhiều đến mình không? Hãy xem một gương trong Kinh Thánh có thể giúp chúng ta ngày nay.—Rô 15:4.
ÔNG DỤ LẤY LÒNG HỌ
5, 6. Áp-sa-lôm đã lừa người khác như thế nào? Mưu mô của hắn có thành công không?
5 Kinh Thánh nói về nhiều người đã ảnh hưởng xấu đến người khác. Chẳng hạn như Áp-sa-lôm, con của vua Đa-vít. Áp-sa-lôm là một người rất đẹp trai. Nhưng với thời gian, như Sa-tan, Áp-sa-lôm trở nên tham vọng. Ông ham muốn ngồi trên ngôi vua cha dù mình không có quyền làm thế *. Với thủ đoạn nham hiểm hầu tước ngôi vua, Áp-sa-lôm vừa giả vờ quan tâm đến người Y-sơ-ra-ên đồng hương, vừa ranh mãnh khiến họ nghĩ rằng đức vua chẳng màng gì đến họ. Thật vậy, y như Kẻ Quỷ Quyệt trong vườn Ê-đen, Áp-sa-lôm vừa ra vẻ là ân nhân vừa nhẫn tâm phỉ báng cha mình.—2 Sa 15:1-5.
6 Mưu mô xảo quyệt của Áp-sa-lôm có thành công không? Cũng thành công phần nào, vì Kinh Thánh nói: “Áp-sa-lôm dụ lấy lòng người Y-sơ-ra-ên” (2 Sa 15:6). Nhưng cuối cùng, vì tính ngạo mạn mà hắn phải chuốc lấy sự thảm bại. Hắn mất mạng, hàng ngàn người bị hắn lừa cũng lãnh kết cuộc như thế.—2 Sa 18:7, 14-17.
7. Qua lời tường thuật về Áp-sa-lôm, chúng ta rút ra bài học nào? (Xem hình trang 14).
7 Tại sao những người Y-sơ-ra-ên này dễ bị dụ như thế? Có lẽ họ thèm muốn những điều Áp-sa-lôm đã hứa với họ. Hoặc có lẽ họ bị dáng vẻ bề ngoài của ông đánh lừa. Dù trường hợp nào đi nữa, chúng ta có thể chắc chắn điều này: Họ không thật sự trung thành với Đức Giê-hô-va và vị vua được ngài bổ nhiệm. Ngày nay, Sa-tan vẫn ra sức dùng những “Áp-sa-lôm thời nay” để dụ dỗ tôi tớ Đức Chúa Trời. Có lẽ họ nói: “Tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va gò bó quá. Hãy xem kìa, đời sống của những người không phụng sự ngài thật sung sướng làm sao!”. Liệu bạn có nhận ra lời dối trá đê hèn ấy và giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời không? Bạn có nhận thấy là chỉ có “luật pháp hoàn hảo” của Đức Giê-hô-va, tức luật pháp của Đấng Ki-tô, mới có thể mang đến cho bạn sự tự do thật không? (Gia 1:25). Nếu có, bạn hãy quý trọng luật pháp ấy, đừng bao giờ để mình bị dẫn dụ và lạm dụng sự tự do của tín đồ đạo Đấng Ki-tô.—Đọc 1 Phi-e-rơ 2:16.
8. Những kinh nghiệm nào cho thấy việc lờ đi tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va không mang lại hạnh phúc?
8 Sa-tan đặc biệt nhắm vào những người trẻ. Một anh, hiện ở độ tuổi 30, nói về thời niên thiếu của mình: “Hồi đó, tôi xem các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va là điều gò bó, chứ không mang lại sự che chở”. Thế là anh phạm tội vô luân. Nhưng anh không thấy hạnh phúc. Anh
cho biết thêm: “Trong nhiều năm sau, tôi vẫn còn hối hận và bị mặc cảm tội lỗi giày vò”. Một chị từng có hành vi vô luân lúc còn niên thiếu viết rằng sau khi phạm tội, chị cảm thấy vô cảm và trống rỗng. Chị cho biết thêm: “Dù 19 năm đã trôi qua, những ký ức đau buồn ấy vẫn quay về”. Một chị khác nói: “Khi nhận ra hành vi của tôi làm người thân yêu chịu nhiều đau khổ, tôi bị suy sụp về mặt tinh thần, tâm linh và cảm xúc. Sống mà không có ân huệ của Đức Giê-hô-va thì thật là khủng khiếp”. Sa-tan không muốn bạn nghĩ tới những hậu quả này.9. (a) Các câu hỏi nào có thể giúp chúng ta xem lại quan điểm của mình về Đức Giê-hô-va cũng như các điều luật và nguyên tắc của ngài? (b) Tại sao biết rõ về Đức Chúa Trời là điều quan trọng?
9 Sự thật là việc hưởng thú vui của tội lỗi thường đi kèm với hậu quả đau thương. Đáng buồn là nhiều tín đồ trẻ và ngay cả một số tín đồ lớn tuổi hơn phải rút ra bài học ấy từ kinh nghiệm bản thân (Ga 6:7, 8). Thế nên, hãy tự hỏi: “Mình có nhận ra rằng mưu mô của Sa-tan chỉ là sự lừa dối hiểm độc không? Mình có xem Đức Giê-hô-va là người bạn thân nhất, là đấng luôn nói sự thật và muốn điều tốt nhất cho mình không? Mình có tuyệt đối tin rằng ngài không bao giờ cấm mình được hưởng một điều tốt đẹp, mang lại hạnh phúc không?”. (Đọc Ê-sai 48:17, 18). Để hết lòng nói “có”, bạn cần hiểu nhiều hơn là chỉ biết sơ sài về Đức Giê-hô-va. Bạn cần biết rõ về ngài và hiểu rằng Đức Giê-hô-va đưa ra các điều luật và nguyên tắc Kinh Thánh vì yêu thương bạn chứ không phải muốn bó buộc bạn.—Thi 25:14.
CẦU XIN ĐỂ CÓ TẤM LÒNG KHÔN NGOAN, BIẾT VÂNG PHỤC
10. Tại sao chúng ta nên cố gắng noi gương vị vua trẻ Sa-lô-môn?
10 Lúc còn trẻ, vua Sa-lô-môn khiêm nhường cầu nguyện: “Tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ chẳng biết phải ra vào làm sao”. Rồi ông cầu xin cho mình có tấm lòng khôn ngoan và “khôn-sáng [“vâng phục”, Bản Phổ thông]” (1 Vua 3:7-9, 12). Đức Giê-hô-va đã đáp lại lời cầu xin chân thành của ông và ngài sẽ làm thế với bạn, cho dù bạn trẻ hay lớn tuổi. Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va sẽ không làm phép lạ để cho bạn được khôn ngoan và thông sáng. Nhưng ngài giúp bạn được khôn ngoan nếu bạn học Lời ngài cách nghiêm túc, cầu xin ngài ban thần khí và tận dụng các sắp đặt về thiêng liêng được cung cấp qua hội thánh (Gia 1:5). Thật vậy, qua những cách này, Đức Giê-hô-va làm cho ngay cả các tín đồ trẻ được khôn ngoan hơn những người lờ đi lời khuyên của ngài, hơn cả những người được cho là “khôn ngoan và trí thức” trong thế gian này.—Lu 10:21; đọc Thi-thiên 119:98-100.
11-13. (a) Chúng ta rút ra những bài học quý giá nào qua Thi-thiên 26:4, Châm-ngôn 13:20 và 1 Cô-rinh-tô 15:33? (b) Bạn sẽ áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh này như thế nào?
11 Để giúp chúng ta hiểu giá trị của việc học Kinh Thánh và suy ngẫm những gì đã học hầu có sự hiểu biết sâu sắc hơn về Đức Giê-hô-va, hãy xem các câu Kinh Thánh sau. Mỗi câu nêu lên một nguyên tắc quan trọng liên quan đến việc chọn bạn: “Tôi không ngồi chung cùng người dối-trá, cũng chẳng đi với kẻ giả-hình” (Thi 26:4). “Ai giao-tiếp với người khôn-ngoan, trở nên khôn-ngoan; nhưng kẻ làm bạn với bọn điên-dại [“kẻ dại”, Các Giờ Kinh Phụng Vụ] sẽ bị tàn-hại” (Châm 13:20). “Kết hợp với người xấu sẽ làm hư hỏng những thói quen tốt”.—1 Cô 15:33.
12 Chúng ta rút ra những bài học quý giá nào qua các câu Kinh Thánh trên? (1) Đức Giê-hô-va muốn chúng ta khéo chọn bạn. Ngài muốn che chở chúng ta về mặt đạo đức lẫn tâm linh. (2) Bạn bè có thể ảnh hưởng tốt hay xấu đến chúng ta, đó là điều hiển nhiên. Cách diễn đạt của những câu Kinh Thánh trên cho thấy Đức Giê-hô-va muốn động đến lòng chúng ta. Tại sao có thể nói vậy? Hãy lưu ý rằng không câu nào nghe có vẻ giống điều luật, như “con không được...”. Thay vì thế, các câu này chỉ đơn giản nêu lên sự thật. Giống như việc Đức Giê-hô-va nói với chúng ta: “Đây là sự thật. Con sẽ phản ứng ra sao? Lòng con như thế nào?”.
13 Cuối cùng, vì ba câu Kinh Thánh trên là các sự thật căn bản nên chúng bất hủ và có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Ví dụ, hãy tự hỏi: “Làm sao mình có thể tránh tiếp xúc với những ‘kẻ giả-hình’? Những hoàn cảnh nào có thể khiến mình phải tiếp xúc với những người như thế? (Châm 3:32; 6:12). Ai là ‘người khôn-ngoan’ mà Đức Giê-hô-va muốn mình kết hợp? Ai là ‘kẻ dại’ mà ngài muốn mình tránh? (Thi 111:10; 112:1; Châm 1:7). Mình sẽ mất đi ‘những thói quen tốt’ nào khi chọn kết hợp với người xấu? Có phải mình chỉ gặp người xấu ngoài thế gian? (2 Phi 2:1-3)”. Bạn sẽ trả lời thế nào?
14. Làm sao bạn có thể làm cho Buổi thờ phượng của gia đình phong phú hơn?
14 Có nhiều câu Kinh Thánh khác cho biết quan điểm của Đức Giê-hô-va về những vấn đề mà bạn hoặc gia đình quan tâm. Vậy, sao bạn không dùng cách lý luận trên để xem xét những câu ấy *? Các bậc cha mẹ có thể sắp xếp để thảo luận những đề tài như thế trong Buổi thờ phượng của gia đình. Khi làm thế, hãy nhớ rằng mục tiêu là giúp mọi người trong nhà càng hiểu rõ hơn về tình yêu thương sâu đậm của Đức Chúa Trời được thể hiện qua các điều luật và nguyên tắc của ngài (Thi 119:72). Thật vậy, việc học hỏi như thế sẽ giúp cho cả nhà càng gắn bó với Đức Giê-hô-va và càng gắn bó với nhau.
15. Làm sao biết mình tiến bộ đến đâu trong việc vun trồng một tấm lòng khôn ngoan, biết vâng phục?
15 Làm sao biết mình tiến bộ đến đâu trong việc vun trồng một tấm lòng khôn ngoan, biết vâng phục? Một cách là so sánh quan điểm của bạn với những người trung thành thời xưa, như vua Đa-vít, người đã viết: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui-mừng làm theo ý-muốn Chúa, Luật-pháp Chúa ở trong lòng tôi” (Thi 40:8). Tương tự, người viết bài Thi-thiên 119 nói: “Tôi yêu-mến luật-pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy-gẫm luật-pháp ấy” (Thi 119:97). Tình yêu thương như thế không lớn lên trên đất cạn. Nó chỉ có được nhờ học hỏi kỹ lưỡng, cầu nguyện, suy ngẫm và qua kinh nghiệm, tức tự mình cảm nghiệm vô số ân phước trong đời nhờ làm theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.—Thi 34:8.
CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO ĐẤNG KI-TÔ
16. Chúng ta cần nhớ điều gì nếu muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến vì sự tự do thật?
16 Qua lịch sử, các nước đã đấu tranh để giành sự tự do. Chúng ta càng phải sẵn sàng chiến đấu về thiêng liêng hầu gìn giữ sự tự do của tín đồ đạo Đấng Ki-tô! Hãy nhớ rằng kẻ thù của bạn không chỉ có Sa-tan, thế gian và tinh thần độc hại của nó, mà còn bao gồm cả sự bất toàn của mình, trong đó có tấm lòng dối trá (Giê 17:9; Ê-phê 2:3). Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va, bạn có thể thắng trận. Hơn nữa, mỗi thắng lợi, dù lớn hay nhỏ, sẽ mang lại ít nhất hai lợi ích. Thứ nhất, bạn sẽ làm Đức Giê-hô-va vui lòng (Châm 27:11). Thứ hai, khi hưởng sự tự do mà ‘luật pháp hoàn hảo dẫn đến tự do’ mang lại, bạn sẽ càng quyết tâm đi trên ‘đường hẹp’ dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Trong tương lai, bạn sẽ hưởng sự tự do trọn vẹn hơn đang chờ đón những người trung thành với Đức Giê-hô-va.—Gia 1:25; Mat 7:13, 14.
17. Tại sao chúng ta không nên nản chí vì sự bất toàn của mình? Và Đức Giê-hô-va giúp chúng ta như thế nào?
17 Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có lúc phạm lỗi (Truyền 7:20). Khi điều đó xảy ra, đừng quá nản lòng hoặc cảm thấy mình không có giá trị gì. Nếu bị “vấp ngã”, hãy đứng dậy và đi tiếp, cho dù phải nhờ trưởng lão địa phương giúp. Gia-cơ viết: “Lời cầu nguyện với đức tin sẽ giúp người bệnh được lành, và Đức Giê-hô-va sẽ nâng người ấy dậy. Ngoài ra, nếu người ấy có phạm tội thì sẽ được tha” (Gia 5:15). Thật vậy, đừng bao giờ quên rằng Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và ngài đã kéo bạn vào hội thánh vì ngài thấy tiềm năng của bạn. (Đọc Thi-thiên 103:8, 9). Thế nên, Đức Giê-hô-va sẽ không bao giờ từ bỏ bạn nếu bạn hết lòng phụng sự ngài.—1 Sử 28:9.
18. Làm thế nào chúng ta có thể hành động phù hợp với lời cầu nguyện của Chúa Giê-su nơi Giăng 17:15?
18 Khi Chúa Giê-su cùng cầu nguyện với 11 sứ đồ trung thành vào đêm cuối cùng của ngài, ngài tha thiết cầu xin cho họ: “Xin Cha che chở họ vì cớ Kẻ Ác” (Giăng 17:15). Chúa Giê-su không chỉ quan tâm đến các sứ đồ mà còn quan tâm đến tất cả môn đồ của mình. Do đó, chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ đáp lời cầu nguyện của Chúa Giê-su bằng cách che chở chúng ta trong thời kỳ đặc biệt và khó đương đầu này. “Ngài [Đức Giê-hô-va] là thuẫn-đỡ của người làm theo sự đoan-chính,... giữ-gìn đường của thánh-đồ Ngài” (Châm 2:7, 8). Khi cố gắng “làm theo sự đoan-chính”, tức giữ lòng trung kiên, chắc chắn chúng ta sẽ gặp thử thách, nhưng đây là đường lối duy nhất dẫn đến sự sống vĩnh cửu và sự tự do thật (Rô 8:21). Vậy, đừng để bất cứ ai khiến bạn đi chệch khỏi con đường này!
[Chú thích]
^ đ. 5 Sau khi Áp-sa-lôm được sinh ra thì Đức Chúa Trời mới hứa là một con trai tương lai của Đa-vít sẽ nối ngôi ông. Thế nên, lẽ ra Áp-sa-lôm phải biết Đức Giê-hô-va không chọn ông để kế vị Đa-vít.—2 Sa 3:3.
^ đ. 14 Thí dụ: Nơi 1 Cô-rinh-tô 13:4-8, bạn có thể xem Phao-lô miêu tả thế nào về tình yêu thương; nơi Thi-thiên 19:7-11, bạn sẽ thấy việc vâng theo luật pháp của Đức Giê-hô-va mang lại ân phước nào.
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 14]
Làm thế nào chúng ta nhận ra những “Áp-sa-lôm thời nay” và tránh sự ảnh hưởng của họ?