Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh gần đây không? Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây:

Tóc của Sam-sôn có cho ông sức mạnh không?

Tóc của Sam-sôn không cho ông sức mạnh. Vì là người Na-xi-rê nên tóc của Sam-sôn tượng trưng cho mối quan hệ đặc biệt của ông với Đức Giê-hô-va. Mối quan hệ đó đã bị tổn hại khi Đa-li-la cắt tóc ông.—15/4, trang 9.

Ba yếu tố nào tác động tốt đến lòng chúng ta?

(1) Dinh dưỡng. Chúng ta cần hấp thu thức ăn thiêng liêng bổ dưỡng. (2) Tập thể dục. Sốt sắng tham gia thánh chức có thể giữ cho lòng của chúng ta trong tình trạng tốt. (3) Môi trường. Chúng ta có thể giảm thiểu sự căng thẳng khi kết hợp nhiều với anh em đồng đạo, là những người quan tâm đến chúng ta.—15/4, trang 16.

Làm sao vợ chồng có thể tạo dựng lại lòng tin sau khi một trong hai người không chung thủy?

Họ nên (1) thành thật với nhau, (2) chung sức đồng lòng, (3) bỏ thói quen cũ và tập thói quen mới, (4) biết lúc nào nên loại bỏ sự giận hờn trong lòng, tìm cách hàn gắn vết rạn nứt.—1/5, trang 12-15.

Tại sao khi nói bài giảng tang lễ, diễn giả không nên áp dụng câu Thi-thiên 116:15 cho người đã qua đời?

Câu này nói: ‘Sự chết của các người thánh [“thành tín”, Nguyễn Thế Thuấn] là quí-báu trước mặt Đức Giê-hô-va’. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời không để cho tất cả người trung thành của ngài phải chết, vì ngài xem họ là rất quý báu. Ngài sẽ không để cho các tôi tớ của ngài với tư cách là một nhóm bị loại trừ khỏi mặt đất.—15/5, trang 22.

Người phân phát sách đạo là ai?

“Người phân phát sách đạo” là tên gọi của những người tiên phong trước năm 1931.—15/5, trang 31.

Một số yếu tố nào cho thấy Kinh Thánh khác biệt với các sách do con người viết?

Kinh Thánh chứa đựng nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm. Lời tường thuật của Kinh Thánh chính xác về lịch sử, chứ không phải là truyện truyền thuyết. Kinh Thánh cũng chính xác về khoa học và các sách trong đó đều hòa hợp với nhau. Kinh Thánh là cuốn sách thực tế cho thời nay.—1/6, trang 4-8.

“Các nước trước kia” được nói đến nơi Đa-ni-ên 2:44 là các nước nào?

Đó là những nước được tượng trưng bởi các phần của pho tượng mà Đa-ni-ên thông giải.—15/6, trang 17.

Khi nào Cường Quốc Thế Giới Anh-Mỹ trở thành cường quốc thế giới thứ bảy được tiên tri trong Kinh Thánh?

Cường quốc thế giới đôi này xuất hiện khi Anh Quốc và Hoa Kỳ hợp tác với nhau theo nghĩa đặc biệt trong Thế Chiến I.—15/6, trang 19.

Tại sao có thể nói rằng khi Đức Chúa Trời tha thứ thì ngài quên tội lỗi của những người đã ăn năn?

Đức Giê-hô-va nói về những người được hưởng ân huệ của ngài: “Ta sẽ... chẳng nhớ tội chúng nó nữa” (Giê 31:34). Ngài có thể tha thứ tội dựa trên giá chuộc. Một khi đã tha thứ thì ngài cũng quên đi, theo nghĩa là không bao giờ nhắc lại tội lỗi nhằm trừng phạt chúng ta nữa.—1/7, trang 18.

Tại sao chúng ta có thể tin những phép lạ trong Kinh Thánh?

Những phép lạ trong Kinh Thánh thường được thực hiện ở nơi công cộng, chứ không phải nơi không ai thấy. Các phép lạ này rất đơn giản, không cần dùng đến những dụng cụ phức tạp. Mục đích của các phép lạ ấy là mang đến sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, chứ không phải cho con người. Trong đó, có nhiều phép lạ phi thường mà ngay cả những kẻ chống đối vào thời đó còn thừa nhận. Dựa trên những lý do đó, chúng ta có thể tin các phép lạ trong Kinh Thánh.—1/8, trang 7, 8.