Bạn có tin chắc mình đã tìm thấy sự thật không? Tại sao?
‘Hãy tự chứng minh cho chính mình về ý muốn của Đức Chúa Trời, là ý muốn tốt lành, hoàn hảo và đẹp lòng ngài’.—RÔ 12:2.
1. Hàng giáo phẩm của các tôn giáo tự nhận theo Chúa Giê-su đã làm gì trong thời chiến?
Phải chăng Đức Chúa Trời muốn các tín đồ đạo Đấng Ki-tô ra trận và giết những người thuộc quốc gia khác? Suốt 100 năm qua, nhiều người tự nhận là tín đồ đạo Đấng Ki-tô đã làm thế. Các sĩ quan tuyên úy của người Công giáo nước này đã ban phước cho binh lính và vũ khí trong cuộc chiến chống lại người Công giáo nước kia. Các sĩ quan tuyên úy của đạo Tin Lành cũng làm y như vậy. Điều này dẫn đến những cuộc tàn sát, điển hình là Thế Chiến II.
2, 3. Nhân Chứng Giê-hô-va đã giữ vị thế nào trong Thế Chiến II và sau đó? Tại sao?
2 Nhân Chứng Giê-hô-va đã làm gì trong cuộc chiến đó? Lịch sử cho thấy họ đã giữ vị thế trung lập của tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Lập trường của họ dựa vào điều gì? Chủ yếu dựa vào gương mẫu và lời dạy của Chúa Giê-su. Ngài phán: “Bởi điều này mà mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đồ tôi: Đó là có tình yêu thương giữa anh em” (Giăng 13:35). Họ cũng ghi nhớ cách áp dụng lập luận mà sứ đồ Phao-lô viết cho các tín đồ ở Cô-rinh-tô.—Đọc 2 Cô-rinh-tô 10:3, 4.
3 Thế nên, các tín đồ chân chính có lương tâm được Kinh Thánh rèn luyện sẽ không luyện tập hoặc tham gia chiến *. Vào năm 1994, Nhân Chứng Giê-hô-va không can dự đến cuộc thanh trừng chủng tộc tại Rwanda. Họ cũng giữ sự trung lập trong những cuộc xung đột đẫm máu tại vùng Balkan khi Nam Tư cũ tan rã.
tranh. Vì giữ vị thế trung lập nên hàng ngàn anh chị Nhân Chứng đã bị ngược đãi, trong đó có già lẫn trẻ, nam lẫn nữ. Nhiều người đã chịu khổ trong các trại cưỡng bức lao động hoặc nhà tù. Vào thời Quốc Xã tại Đức, một số anh chị thậm chí đã bị giết. Tại châu Âu, các Nhân Chứng không bao giờ quên sứ mạng rao truyền tin mừng về Nước Trời, bất chấp sự ngược đãi tàn bạo. Họ trung thành thực thi sứ mạng ấy trong tù, trong các trại tập trung và nơi bị lưu đày4. Sự trung lập của Nhân Chứng Giê-hô-va tác động thế nào đến người khác?
4 Qua sự trung lập không lay chuyển của Nhân Chứng Giê-hô-va, hàng ngàn người trên khắp thế giới tin chắc rằng các Nhân Chứng thể hiện tình yêu thương chân thật đối với Đức Chúa Trời và người đồng loại. Nói cách khác, họ thực hành tôn giáo thật của Đấng Ki-tô. Nhưng có những khía cạnh khác trong sự thờ phượng của chúng ta đã khiến nhiều người tin chắc rằng khi thấy Nhân Chứng Giê-hô-va là họ đang thấy những môn đồ chân chính của Đấng Ki-tô.
CÔNG VIỆC GIÁO DỤC VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ
5. Các tín đồ thời ban đầu đã đối mặt với thay đổi nào?
5 Từ lúc bắt đầu thánh chức, Chúa Giê-su đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rao truyền tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. Ngài chọn 12 môn đồ để cùng đặt nền tảng cho công việc rao giảng toàn cầu. Sau đó, ngài huấn luyện một nhóm gồm 70 môn đồ (Lu 6:13; 10:1). Họ được trang bị để đem tin mừng đến cho người khác, trước hết là cho người Do Thái. Nhưng thật ngạc nhiên! Các môn đồ của Chúa Giê-su sẽ mang tin mừng đến với những người không cắt bì thuộc các nước. Hẳn là một thay đổi lớn đối với các môn đồ Do Thái sốt sắng!—Công 1:8.
6. Điều gì giúp Phi-e-rơ nhận ra Đức Chúa Trời không thiên vị?
6 Sứ đồ Phi-e-rơ được phái đến nhà một người ngoại không cắt bì tên là Cọt-nây. Bấy giờ Phi-e-rơ nhận ra Đức Chúa Trời không thiên vị. Cọt-nây cùng cả nhà ông làm báp-têm. Đạo Đấng Ki-tô nay được nới rộng thành một cánh đồng mới bao la. Người từ mọi nước đều có cơ hội nghe và chấp nhận sự thật (Công 10:9-48). Giờ đây, cánh đồng ấy là cả thế giới.
7, 8. Tổ chức của Đức Giê-hô-va đã chủ động làm gì? (Xem hình nơi đầu bài).
7 Suốt lịch sử thời hiện đại của Nhân Chứng Giê-hô-va, các anh dẫn đầu đã sốt sắng đẩy mạnh việc rao giảng và dạy dỗ tin mừng trên khắp thế giới. Ngày nay, gần tám triệu Nhân Chứng sốt sắng đang làm hết sức mình để loan báo thông điệp của Đấng Ki-tô trong hơn 600 ngôn ngữ, và con số này vẫn còn gia tăng! Nhân Chứng Giê-hô-va được nhận diện rõ qua việc rao giảng từng nhà và trên đường phố. Đôi khi, họ dùng những bàn trưng bày ấn phẩm và quầy lưu động.
8 Hơn 2.900 người dịch đã được huấn luyện để dịch Kinh Thánh và các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. Công việc của họ không giới hạn trong những ngôn ngữ được xem là thông dụng. Họ cũng nỗ lực dịch hàng trăm ngôn ngữ không thông dụng nhưng được hàng
triệu người sử dụng. Chẳng hạn, hàng triệu người Catalonia ở Tây Ban Nha nói tiếng Catalan hằng ngày. Đặc biệt gần đây, tiếng Catalan cùng những dạng khác của nó được hồi sinh tại Andorra, Alicante, quần đảo Balearic và Valencia. Hiện nay, Nhân Chứng Giê-hô-va đang xuất bản ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh trong tiếng Catalan, và các buổi nhóm họp bằng ngôn ngữ này đã sưởi ấm lòng người Catalonia.9, 10. Điều gì cho thấy tổ chức Đức Chúa Trời quan tâm đến nhu cầu tâm linh của mọi người?
9 Khuôn mẫu dịch thuật và cách dạy dỗ này được áp dụng rộng rãi trong nhiều nền văn hóa. Thí dụ, Mexico là nước nói tiếng Tây Ban Nha nhưng có những cộng đồng bản địa khá lớn nói các ngôn ngữ khác. Người Maya là một trong những cộng đồng đó. Chi nhánh Mexico đã sắp xếp cho nhóm dịch tiếng Maya đến sống tại một vùng của Mexico để họ có thể nói và nghe ngôn ngữ này hằng ngày. Một thí dụ khác là tiếng Nepali, một trong những ngôn ngữ được sử dụng tại Nepal. Nước này có hơn 29 triệu dân và khoảng 120 ngôn ngữ, nhưng có hơn 10 triệu người nói tiếng Nepali và nhiều người khác dùng nó như ngôn ngữ thứ hai. Ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh cũng được xuất bản trong tiếng Nepali.
10 Tổ chức Đức Giê-hô-va rất xem trọng sứ mạng rao truyền tin mừng về Nước Trời ra khắp đất. Điều này được thấy qua việc họ ủng hộ nhiều nhóm dịch trên khắp thế giới. Hàng triệu tờ chuyên đề, sách mỏng và tạp chí đã được phân phát trong các đợt rao giảng toàn cầu, hoàn toàn miễn phí. Chi phí này được tài trợ bởi sự đóng góp tình nguyện của Nhân Chứng Giê-hô-va. Họ làm theo lời chỉ dẫn của Chúa Giê-su: “Anh em đã nhận không thì hãy cho không”.—Mat 10:8.
11, 12. Công việc rao giảng toàn cầu của Nhân Chứng Giê-hô-va tác động thế nào đến người khác?
11 Là những người rao giảng và dạy dỗ hết lòng, Nhân Chứng Giê-hô-va tin chắc mình đã tìm thấy sự thật. Vì thế, họ hy sinh rất nhiều để chia sẻ tin mừng cho những người thuộc các quốc gia và nhóm dân tộc thiểu số. Nhiều anh chị đã đơn giản hóa đời sống, học một ngoại ngữ và tập làm quen với nền văn hóa khác để tham gia vào công việc rao giảng và dạy dỗ toàn cầu. Công việc trọng yếu này là
một yếu tố khác khiến nhiều người tin chắc Nhân Chứng Giê-hô-va là những môn đồ chân chính của Chúa Giê-su.12 Các Nhân Chứng làm mọi điều đó vì tin chắc mình đã tìm thấy sự thật. Nhưng có điều gì khác khiến hàng triệu người tin chắc Nhân Chứng Giê-hô-va đã tìm thấy sự thật?—Đọc Rô-ma 14:17, 18.
TẠI SAO HỌ TIN?
13. Làm thế nào Nhân Chứng Giê-hô-va giữ cho tổ chức được thanh sạch?
13 Chúng ta có thể học được nhiều điều bổ ích từ lời phát biểu của các tín đồ tận tụy thời nay. Họ tin chắc mình đã tìm thấy sự thật. Một tôi tớ lâu năm của Đức Giê-hô-va cho biết: “Nhân Chứng Giê-hô-va nỗ lực hết sức để giữ cho tổ chức được thanh sạch và không ô uế, dù người được khuyên bảo và sửa trị là ai đi nữa”. Làm sao Nhân Chứng đạt được tiêu chuẩn đạo đức cao này? Bằng cách theo sát tiêu chuẩn nơi Lời Đức Chúa Trời và bắt chước kiểu mẫu mà Chúa Giê-su cùng các môn đồ đã để lại. Do đó, trong lịch sử thời hiện đại của Nhân Chứng Giê-hô-va, có tương đối ít người bị khai trừ vì không tuân theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Đại đa số anh em chúng ta vẫn gìn giữ lối sống thanh sạch và gương mẫu, gồm cả những người trước kia có lối sống không được Đức Chúa Trời chấp nhận nhưng đã thay đổi.—Đọc 1 Cô-rinh-tô 6:9-11.
14. Nhiều người bị khai trừ đã làm gì, và kết quả ra sao?
14 Còn những người đã bị khai trừ theo chỉ thị của Kinh Thánh thì sao? Hàng ngàn người đã ăn năn về hành vi sai trái và được hội thánh nhận lại. (Đọc 2 Cô-rinh-tô 2:6-8). Việc giữ tiêu chuẩn đạo đức cao của Kinh Thánh giúp hội thánh được thanh sạch và nhờ thế mang lại sự yên tâm và niềm tin cậy. Chỉ riêng việc chúng ta giữ tiêu chuẩn cao của Đức Chúa Trời cũng đã khiến nhiều người tin chắc Nhân Chứng Giê-hô-va là một dân làm theo sự thật. Điều này hoàn toàn tương phản với sự dung túng thường thấy trong nhiều tôn giáo.
15. Nhờ đâu một anh tin chắc mình đã tìm thấy sự thật?
15 Tại sao những Nhân Chứng lâu năm tin rằng họ đã tìm thấy sự thật? Một anh ở độ tuổi ngũ tuần giải thích: “Từ thuở thiếu niên tôi đã tin rằng đức tin của mình phải dựa trên ba trụ cột hay tiền đề sau: (1) Đức Chúa Trời thật sự hiện hữu; (2) ngài soi dẫn Kinh Thánh; (3) ngài đang dùng và ban phước cho hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va ngày nay. Suốt những năm học hỏi Kinh Thánh, tôi luôn xem xét và tự hỏi ba trụ cột ấy có thực sự dựa trên nền tảng vững chắc không. Năm này qua năm khác, tôi càng thấy nhiều bằng chứng cho mỗi trụ cột. Điều đó làm đức tin tôi vững mạnh và giúp tôi càng tin chắc rằng mình đã tìm thấy sự thật”.
16. Tại sao một chị tin chắc mình đã tìm thấy sự thật?
2 Sử-ký 16:9: ‘Con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài’”. Chị nói tiếp: “Nhờ sự thật, tôi biết làm thế nào để có một tấm lòng trọn thành hầu được Đức Giê-hô-va giúp sức. Mối quan hệ với ngài là điều vô cùng quý giá đối với tôi. Tôi quý trọng vai trò của Chúa Giê-su trong việc giúp tôi hiểu sâu sắc về Đức Chúa Trời, và sự hiểu biết đó đã nâng đỡ tôi”.
16 Một chị đã kết hôn hiện đang phụng sự tại trụ sở trung ương New York phát biểu như sau về tổ chức của Đức Giê-hô-va: “Đây là tổ chức duy nhất rao truyền danh Đức Giê-hô-va một cách không lay chuyển. Điều này thật hợp lý vì danh Đức Chúa Trời xuất hiện khoảng 7.000 lần trong Kinh Thánh! Tôi quý trọng lời khích lệ được ghi nơi17. Một anh từng theo thuyết vô thần được thuyết phục để tin điều gì, và tại sao?
17 Một anh từng theo thuyết vô thần nhìn nhận: “Sự sáng tạo đã thuyết phục tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn loài người vui hưởng sự sống. Thế nên ngài sẽ không để sự đau khổ kéo dài mãi mãi. Ngoài ra, trong khi thế gian ngày càng chìm đắm trong tội lỗi thì dân Đức Giê-hô-va ngày càng gia tăng đức tin, lòng sốt sắng và tình yêu thương. Chỉ thần khí Đức Giê-hô-va mới thực hiện được phép lạ này trong thời hiện đại”.—Đọc 1 Phi-e-rơ 4:1-4.
18. Bạn cảm thấy thế nào về lời phát biểu của hai anh lâu năm?
18 Một Nhân Chứng lâu năm khác cho biết lý do anh tin vào sự thật mà chúng ta đang rao giảng: “Qua nhiều năm học hỏi Kinh Thánh, tôi tin chắc Nhân Chứng Giê-hô-va đã nỗ lực trở lại với khuôn mẫu của đạo Đấng Ki-tô thời ban đầu. Khi đi khắp thế giới, tôi được chứng kiến tận mắt sự hợp nhất toàn cầu của Nhân Chứng Giê-hô-va. Sự thật trong Kinh Thánh đã mang lại cho tôi niềm thỏa nguyện và hạnh phúc”. Khi một anh ngoài 60 tuổi được hỏi tại sao anh tin chắc mình đã tìm thấy sự thật, anh tập trung vào Chúa Giê-su Ki-tô và giải thích: “Chúng ta đã nghiên cứu kỹ lưỡng về cuộc đời và thánh chức của Chúa Giê-su và nhờ đó quý trọng gương mẫu của ngài. Chúng ta đã điều chỉnh lối sống để đến gần Đức Chúa Trời hơn, thông qua Chúa Giê-su Ki-tô. Chúng ta nhận ra sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su là nền tảng cho sự cứu rỗi và biết rằng ngài đã được sống lại. Chúng ta có bằng chứng đáng tin cậy từ những người tận mắt chứng kiến điều đó”.—Đọc 1 Cô-rinh-tô 15:3-8.
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ VỚI SỰ THẬT?
19, 20. (a) Phao-lô nhấn mạnh với hội thánh Rô-ma về trách nhiệm nào? (b) Là những tín đồ đã dâng mình, chúng ta có đặc ân nào?
19 Là tín đồ đạo Đấng Ki-tô, chúng ta yêu thương người lân cận nên không thể giữ sự hiểu biết quý giá về sự thật cho riêng mình. Phao-lô lý luận với anh em tại hội thánh Rô-ma: “Nếu anh công bố ‘lời trong miệng anh’ rằng Giê-su là Chúa và tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời đã làm ngài sống lại, anh sẽ được cứu. Vì nhờ tin trong lòng mà đạt được sự công chính, còn bởi miệng công bố mà được cứu rỗi”.—Rô 10:9, 10.
20 Là những Nhân Chứng đã dâng mình cho Đức Giê-hô-va, chúng ta tin chắc mình đã tìm thấy sự thật và ý thức mình có đặc ân dạy người khác tin mừng về sự cai trị của Nước Trời. Khi chúng ta thi hành sứ mạng rao giảng, mong sao những điều chúng ta dạy từ Kinh Thánh cũng như lòng tin chắc của chúng ta sẽ tạo ấn tượng cho người khác.
^ đ. 3 Xem sách Nhân Chứng Giê-hô-va—Những người rao giảng về Nước Trời (Jehovah’s Witnesses—Proclaimers of God’s Kingdom), trang 191-198, 448-454.