Hãy tiếp tục suy ngẫm về những điều thiêng liêng
“Hãy suy ngẫm và miệt mài với những điều ấy, hầu mọi người có thể thấy rõ sự tiến bộ của con”.—1 TI 4:15.
BÀI HÁT: 57, 52
1, 2. Bộ não của con người là độc nhất trong những phương diện quan trọng nào?
Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể đọc, viết, nói, hiểu điều mình nghe, cầu nguyện và hát ngợi khen Đức Giê-hô-va. Mỗi khả năng này thật đáng kinh ngạc và có sự tham gia của các khu vực não bộ cũng như hệ thống tế bào thần kinh mà đến nay các nhà khoa học cũng chưa hoàn toàn hiểu rõ. Nhờ có bộ não độc nhất nên chúng ta có thể học một ngôn ngữ. Một giáo sư về ngôn ngữ học đã phát biểu: “Khả năng học ngôn ngữ của những em nhỏ là một trong những đặc điểm riêng biệt của [con người]”.
2 Khả năng về ngôn ngữ của con người là một món quà kỳ diệu đến từ Đức Chúa Trời (Thi 139:14; Khải 4:11). Bộ não mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cũng độc nhất trong một phương diện quan trọng khác. Khác với loài vật, con người được tạo ra “giống như hình Đức Chúa Trời”. Họ có tự do ý chí và có thể chọn dùng các kỹ năng về ngôn ngữ để ngợi khen Đức Chúa Trời.—Sáng 1:27.
3. Đức Giê-hô-va đã ban món quà tuyệt vời nào để giúp chúng ta có được sự khôn ngoan?
3 Đức Chúa Trời, đấng tạo ra ngôn ngữ, đã ban cho tất cả những ai có ước muốn tôn vinh ngài một món quà tuyệt vời là Kinh Thi 40:5; 92:5; 139:17). Nhờ đó anh chị có thể suy ngẫm về những điều giúp mình “có sự khôn ngoan để được cứu rỗi”.—Đọc 2 Ti-mô-thê 3:14-17.
Thánh. Sách này có trọn bộ hoặc một phần trong hơn 2.800 thứ tiếng. Khi tiếp thu và suy ngẫm những gì Kinh Thánh viết, anh chị đang lấp đầy tâm trí mình bằng các tư tưởng của Đức Chúa Trời (4. Suy ngẫm có nghĩa gì, và chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào trong bài này?
4 Suy ngẫm có nghĩa là tập trung tư tưởng và ngẫm nghĩ về điều gì đó, tốt hay xấu (Thi 77:12; Châm 24:1, 2). Hai đề tài tốt nhất để suy ngẫm là về Đức Giê-hô-va và Con ngài, Chúa Giê-su Ki-tô (Giăng 17:3). Dù vậy, có lẽ chúng ta thắc mắc: Có mối liên hệ nào giữa việc đọc và suy ngẫm? Chúng ta có những cơ hội nào để suy ngẫm? Làm thế nào để việc suy ngẫm trở thành một thói quen thú vị?
HÃY HỌC HỎI SAO CHO CÓ HIỆU QUẢ
5, 6. Điều gì có thể giúp anh chị hiểu cũng như ghi nhớ tốt hơn về những gì mình đọc?
5 Bộ não của chúng ta có thể làm được những điều kỳ diệu, đôi khi ngay cả lúc chúng ta không suy nghĩ đến. Chẳng hạn, các hoạt động như hít thở, đi bộ, đạp xe là những quá trình diễn ra tự động mà anh chị có thể làm, thậm chí không cần phải suy nghĩ. Ở một mức độ nào đó thì việc đọc cũng tương tự. Thế nên, điều trọng yếu là tập trung vào ý nghĩa của những gì mình đọc. Khi đọc hết một đoạn trong một ấn phẩm hoặc trước khi chuyển sang tiểu đề mới, anh chị có thể dừng lại và suy ngẫm về những gì vừa đọc để chắc chắn mình hiểu đúng. Dĩ nhiên, những điều gây phân tâm và sự thiếu tập trung có thể khiến tâm trí anh chị suy nghĩ vẩn vơ, làm cho việc đọc của anh chị không hiệu quả. Làm sao chúng ta có thể tránh được điều này?
6 Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng đọc thành tiếng trong lúc học giúp chúng ta dễ nhớ hơn. Đấng tạo ra bộ não của chúng ta biết điều này. Đó là lý do ngài đã bảo Giô-suê “suy ngẫm [“đọc nhẩm”, NW]” sách Luật pháp của ngài. (Đọc Giô-suê 1:8). Rất có thể anh chị sẽ thấy đọc khẽ hay đọc nhẩm Kinh Thánh giúp để lại ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm trí. Điều này cũng có thể giúp anh chị tập trung tốt hơn.
7. Khi nào là thời điểm tốt nhất để suy ngẫm về Lời Đức Chúa Trời? (Xem hình nơi đầu bài).
7 Trong khi việc đọc không đòi hỏi nhiều cố gắng thì việc suy ngẫm đòi hỏi có sự tập trung. Điều này giải thích tại sao bộ não của con người bất toàn có khuynh hướng chuyển sang những nhiệm vụ dễ dàng hơn và đòi hỏi ít nỗ lực hơn. Do đó, thời điểm tốt nhất để suy ngẫm là khi anh chị không mệt mỏi và ở một nơi yên tĩnh mà không có nhiều điều khiến mình bị phân tâm. Người viết Thi-thiên đã nhận thấy một thời điểm tốt để suy ngẫm là khi ông thức trên giường lúc ban đêm (Thi 63:6). Chúa Giê-su, một người có trí óc hoàn hảo, biết lợi ích của việc ở những nơi yên tĩnh để suy ngẫm và cầu nguyện.—Lu 6:12.
NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐỂ SUY NGẪM
8. (a) Ngoài việc suy ngẫm về Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể suy ngẫm thêm về điều gì khác? (b) Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào khi chúng ta nói với người khác về ngài?
8 Bên cạnh việc suy ngẫm những gì mình đọc trong Kinh Thánh, anh chị có thể suy ngẫm những điều khác nữa. Chẳng hạn, khi anh chị quan sát những kỳ công sáng tạo, hãy dừng lại và suy nghĩ. Chắc hẳn điều này sẽ thôi thúc anh chị ngợi khen Đức Giê-hô-va về sự tốt lành của ngài qua lời cầu nguyện, và nếu lúc đó ở cùng người khác, anh chị sẽ muốn chia sẻ cảm xúc biết ơn ấy (Thi 104:24; Công 14:17). Đức Giê-hô-va có quý trọng khi chúng ta suy ngẫm, cầu nguyện và nói chuyện về ngài không? Lời của ngài là Kinh Thánh cho chúng ta câu trả lời. Về thời kỳ cuối cùng và khó khăn này, Kinh Thánh đảm bảo với chúng ta: “Bấy giờ những kẻ kính-sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau, thì Đức Giê-hô-va để ý mà nghe; và một sách để ghi-nhớ được chép trước mặt ngài cho những kẻ kính-sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến [“ngẫm nghĩ”, NW] danh Ngài”.—Mal 3:16.
9. (a) Phao-lô bảo Ti-mô-thê suy ngẫm về điều gì? (b) Chúng ta có thể áp dụng lời khuyên của Phao-lô ra sao khi chuẩn bị cho thánh chức?
9 Sứ đồ Phao-lô bảo Ti-mô-thê “suy ngẫm” về tác động của cách nói năng, hạnh kiểm cũng như sự dạy dỗ của mình. (Đọc 1 Ti-mô-thê 4:12-16). Giống như Ti-mô-thê, chúng ta có rất nhiều hoạt động thiêng liêng để nghĩ đến. Chẳng hạn, chúng ta cần thời gian để suy ngẫm khi chuẩn bị cho việc điều khiển một cuộc học hỏi Kinh Thánh. Hãy nghĩ về mỗi học viên của mình và cố gắng tìm một câu hỏi thăm dò quan điểm hoặc một minh họa để giúp học viên ấy tiến bộ. Chuẩn bị cho các cuộc học hỏi Kinh Thánh theo cách này có thể củng cố đức tin của chính chúng ta và giúp chúng ta điều khiển các cuộc học hỏi một cách nhiệt tình và hiệu quả hơn. Điều này cũng đúng khi chúng ta “định chí [“chuẩn bị lòng”, NW]” để tham gia thánh chức. (Đọc E-xơ-ra 7:10). Đọc một chương trong sách Công vụ sẽ khơi dậy lòng sốt sắng của chúng ta trong thánh chức “như cời cho ngọn lửa bùng lên”. Suy ngẫm về những câu Kinh Thánh chúng ta định dùng ngày hôm đó và các ấn phẩm mà mình muốn mời nhận sẽ giúp chúng ta thi hành công việc rao giảng (2 Ti 1:6). Hãy nghĩ về những người trong khu vực và những điều có thể thu hút sự quan tâm của họ. Những sự chuẩn bị như thế có thể giúp anh chị dùng Kinh Thánh một cách hữu hiệu để làm chứng cho người khác.—1 Cô 2:4.
10. Chúng ta có những cơ hội nào khác để suy ngẫm về những điều thiêng liêng?
10 Anh chị có thỉnh thoảng ghi chú trong phần diễn văn công cộng hay trong các hội tạp chí Tháp Canh và Tỉnh Thức! hằng tháng cùng với các ấn phẩm mới nhất được ra mắt tại hội nghị cho chúng ta những thông tin mới để có thể đọc và tiếp thu. Khi đọc sách Niên giám (Yearbook), có lẽ anh chị sẽ thấy hữu ích để tạm ngừng sau khi đọc xong một kinh nghiệm, rồi mới chuyển sang kinh nghiệm khác. Khi làm thế, anh chị sẽ có thời gian để suy ngẫm về những gì vừa đọc và để cho kinh nghiệm ấy động đến lòng mình. Có lẽ anh chị muốn gạch chân những ý tưởng chính hoặc ghi chú ở bên lề. Những thông tin đó có thể sẽ hữu ích khi anh chị chuẩn bị cho một cuộc thăm lại, một cuộc thăm chiên hay một bài giảng trong tương lai. Quan trọng hơn hết, thỉnh thoảng dừng lại và suy ngẫm khi đọc các ấn phẩm sẽ giúp anh chị có cơ hội để hấp thu nội dung ấy và để cầu nguyện cảm tạ Đức Giê-hô-va về những điều tốt lành mà anh chị đang học.
nghị không? Xem lại các ghi chú này sẽ là cơ hội tuyệt vời để anh chị suy ngẫm về những điều mình đã học được từ Lời Đức Chúa Trời cũng như từ tổ chức của ngài. Bên cạnh đó, mỗi sốSUY NGẪM LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI HẰNG NGÀY
11. Ấn phẩm quan trọng nhất mà chúng ta nên suy ngẫm là gì, và điều này sẽ giúp chúng ta như thế nào? (Cũng xem cước chú).
11 Dĩ nhiên, Kinh Thánh là ấn phẩm quan trọng nhất mà chúng ta nên suy ngẫm. Nhưng nói sao nếu một ngày nào đó anh chị không được phép sở hữu hoặc đọc Kinh Thánh? * Không ai có thể ngăn cản anh chị suy ngẫm về những điều mình đã ghi lại trong trí, chẳng hạn như các câu Kinh Thánh mà anh chị yêu thích và lời của các bài hát Nước Trời (Công 16:25). Ngoài ra, thần khí của Đức Chúa Trời có thể giúp anh chị nhớ lại những điều tốt lành mà mình đã học.—Giăng 14:26.
12. Chương trình đọc Kinh Thánh như thế nào có thể mang lại lợi ích cho chúng ta?
12 Anh chị có thể dành một số ngày trong tuần để đọc và suy ngẫm về phần đọc Kinh Thánh hằng tuần cho Trường thánh chức, và một số ngày khác để suy ngẫm về những điều Chúa Giê-su nói và làm. Chắc hẳn anh chị sẽ đồng ý rằng các sách Phúc âm tường thuật về đời sống và thánh chức của Chúa Giê-su nằm trong số những sách rất quen thuộc trong Kinh Thánh (Rô 10:17; Hê 12:2; 1 Phi 2:21). Dân của Đức Chúa Trời đã được cung cấp một ấn phẩm mô tả những sự kiện về đời sống của Chúa Giê-su theo trình tự thời gian. Đó là một công cụ trợ giúp tuyệt vời, đặc biệt là nếu chúng ta đọc kỹ các câu Kinh Thánh được viện dẫn trong mỗi chương và suy ngẫm các lời tường thuật được ghi trong những sách Phúc âm.—Giăng 14:6.
TẠI SAO SUY NGẪM LÀ ĐIỀU ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG?
13, 14. Tại sao việc tiếp tục suy ngẫm về những điều thiêng liêng là đặc biệt quan trọng, và điều này sẽ thúc đẩy chúng ta làm gì?
13 Suy ngẫm về những điều thiêng liêng sẽ giúp một người trở nên thành thục (Hê 5:14; 6:1). Một người dành ít thời gian suy nghĩ về Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su sẽ không duy trì được đức tin mạnh. Người ấy có nguy cơ trôi giạt hoặc rời xa sự thật (Hê 2:1; 3:12). Chúa Giê-su cảnh báo rằng nếu không nghe hay không chấp nhận Lời Đức Chúa Trời với “lòng cao thượng ngay thẳng”, chúng ta sẽ không “gìn giữ” được Lời ấy. Thay vì thế, chúng ta có thể dễ dàng bị phân tâm bởi “những mối lo lắng, sự giàu có và thú vui của đời này... và không sinh trái nào chín”.—Lu 8:14, 15.
14 Thế nên, hãy tiếp tục suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời. Điều này sẽ thúc đẩy chúng ta phản chiếu sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va và các đức tính của ngài như được tiết lộ trong Kinh Thánh (2 Cô 3:18). Chúng ta còn có thể mong đợi gì hơn thế? Khi tiếp tục học cách noi gương Cha yêu thương trên trời, chúng ta sẽ gia tăng sự hiểu biết về ngài và được phản chiếu sự vinh hiển của ngài. Đó là những đặc ân tuyệt vời và là tiến trình không bao giờ kết thúc.—Truyền 3:11.
15, 16. (a) Mỗi chúng ta có thể được lợi ích ra sao nhờ suy ngẫm về những điều thiêng liêng? (b) Vì sao đôi lúc chúng ta thấy khó để suy ngẫm, nhưng tại sao chúng ta nên kiên trì làm thế?
15 Qua việc tiếp tục suy ngẫm về những điều thiêng liêng, chúng ta sẽ duy trì lòng sốt sắng đối với sự thật. Nhờ đó, chúng ta sẽ là nguồn mang lại sự khích lệ cho anh em và cho những người chú ý mà mình gặp trong thánh chức. Suy ngẫm sâu xa về món quà cao cả nhất của Đức Chúa Trời là giá chuộc hy sinh của Chúa Giê-su sẽ giúp chúng ta quý trọng đặc ân có được mối quan hệ gần gũi với Cha thánh của chúng ta, Đức Giê-hô-va (Rô 3:24; Gia 4:8). Anh Mark, người Nam Phi, phải ngồi tù ba năm vì giữ lập trường trung lập của đạo Đấng Ki-tô. Anh nói: “Việc suy ngẫm có thể được ví như một cuộc hành trình thú vị. Càng suy ngẫm về những điều thiêng liêng, chúng ta càng khám phá thêm những điều mới về Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của chúng ta. Những lúc cảm thấy đôi chút nản lòng hoặc lo lắng về tương lai, tôi cầm Kinh Thánh lên và suy ngẫm một đoạn trong Lời Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy điều đó thật sự giúp mình bình tĩnh lại”.
16 Đúng là thế gian ngày nay có vô số những điều gây phân tâm khiến cho chúng ta đôi lúc rất khó để suy ngẫm về những điều thiêng liêng. Một anh trung thành khác người châu Phi tên là Patrick thừa nhận: “Tâm trí tôi giống như một hộp thư chứa đầy những thông tin khác nhau, cả mong muốn lẫn không mong muốn, và chúng cần được phân loại mỗi ngày. Khi tra xét những nội dung trong tâm trí mình, tôi thường thấy những ‘tư-tưởng bộn-bề’, và tôi phải cầu nguyện với Đức Giê-hô-va về điều đó trước khi có thể bắt đầu suy ngẫm với một tâm trí sáng sủa. Mặc dù làm thế có lẽ đòi hỏi mình dành ra một chút thời gian trước khi có thể bắt đầu suy ngẫm về những đề tài thiêng liêng, nhưng tôi cảm thấy gần gũi hơn với Đức Giê-hô-va. Nhờ đó, tâm trí tôi được mở rộng để hiểu sự thật rõ hơn (Thi 94:19). Quả thật, tất cả những ai ‘hằng ngày tra xét Kinh Thánh’ và suy ngẫm về những gì mình học sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời.—Công 17:11.
ANH CHỊ SẮP XẾP THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ SUY NGẪM?
17. Anh chị sắp xếp thời gian như thế nào để suy ngẫm?
17 Một số người dậy sớm để đọc, suy ngẫm và cầu nguyện. Những người khác thì làm thế trong giờ nghỉ trưa. Có lẽ anh chị thấy rằng mình có thể làm những điều ấy vào đầu giờ tối hoặc trước khi đi ngủ. Một số người thích đọc Kinh Thánh vào buổi sáng và đọc một lần nữa trước khi ngủ. Do đó, họ đọc Kinh Thánh “ngày và đêm”, hay thường xuyên (Giô-suê 1:8). Điều quan trọng là hãy tận dụng thì giờ từ những việc kém quan trọng hơn để hằng ngày suy ngẫm về Lời Đức Chúa Trời.—Ê-phê 5:15, 16.
18. Kinh Thánh hứa gì với tất cả những ai hằng ngày suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời và cố gắng áp dụng những gì mình học?
18 Kinh Thánh nhiều lần hứa rằng Đức Giê-hô-va sẽ ban phước cho tất cả những ai suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời và cố gắng áp dụng những gì mình học. (Đọc Thi-thiên 1:1-3). Chúa Giê-su đã nói: “Những người nghe và giữ lời Đức Chúa Trời thì hạnh phúc” (Lu 11:28). Quan trọng hơn hết, suy ngẫm về những điều thiêng liêng mỗi ngày sẽ giúp chúng ta mang lại sự vinh hiển cho Đấng Tạo Hóa Vĩ Đại, đấng đã tạo ra bộ não kỳ diệu của chúng ta. Khi chúng ta làm thế, Đức Giê-hô-va sẽ ban thưởng cho chúng ta một đời sống hạnh phúc ngay bây giờ và sự sống vĩnh cửu trong thế giới mới công chính của ngài.—Gia 1:25; Khải 1:3.
^ đ. 11 Xem bài “Chiến đấu để giữ tinh thần mạnh mẽ về thiêng liêng” trong Tháp Canh ngày 1-12-2006.