Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Hai đồng tiền của bà góa đáng giá bao nhiêu?

Vào thế kỷ thứ nhất CN, người Do Thái phải nộp thuế đền thờ thường niên là “hai đồng drachma”, tương đương với hai ngày lương (Ma-thi-ơ 17:24, An Sơn Vị, cước chú). Trái lại, Chúa Giê-su nói rằng hai con chim sẻ trị giá “một xu”, tức tiền công của khoảng 45 phút làm việc. Nhưng mua năm con chim sẻ thì chỉ cần trả gấp đôi giá đó, tức tiền công cho khoảng 90 phút làm việc.—Ma-thi-ơ 10:29, ASV; Lu-ca 12:6.

Chúa Giê-su quan sát thấy hai đồng tiền mà bà góa nghèo đã đóng góp cho đền thờ còn ít hơn thế nữa. Hai đồng tiền này, tức hai lepton, là loại tiền đồng có giá trị nhỏ nhất ở xứ Y-sơ-ra-ên vào thời đó. Chúng tương đương với chỉ 1⁄64 tiền lương một ngày, có nghĩa là ít hơn tiền công của 12 phút làm việc (trung bình mỗi ngày làm việc 12 tiếng).

Tuy nhiên, Chúa Giê-su đánh giá số tiền bà góa đóng góp là lớn hơn những gì mà những người “lấy của dư mình bỏ vào”. Tại sao? Lời tường thuật cho biết bà có “hai đồng tiền”, cho nên bà có thể chỉ cần đóng góp một đồng và giữ lại một đồng cho mình. Nhưng bà “đã bỏ hết của mình có, là hết của có để nuôi mình”.—Mác 12:41-44; Lu-ca 21:2-4.

Khi nào Sau-lơ được gọi là Phao-lô?

Sứ đồ Phao-lô sinh ra là một người Hê-bơ-rơ (Do Thái) có quốc tịch La Mã (Công-vụ 22:27, 28; Phi-líp 3:5). Vì thế, dường như từ lúc còn bé, ông đã có cả tên Hê-bơ-rơ là Sau-lơ và tên La Mã là Phao-lô. Một vài người bà con của Phao-lô cũng có tên bằng tiếng Hy Lạp hoặc La Mã (Rô-ma 16:7, 21). Hơn nữa, người Do Thái thời đó thường có hai tên, đặc biệt là đối với những người sống ngoài nước Y-sơ-ra-ên.—Công-vụ 12:12; 13:1.

Trong khoảng hơn mười năm kể từ khi bắt đầu đi theo Chúa Giê-su, sứ đồ này dường như được biết đến nhiều nhất với tên gọi trong tiếng Hê-bơ-rơ là Sau-lơ (Công-vụ 13:1, 2). Tuy nhiên, trong chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên vào khoảng năm 47/48 CN, có lẽ ông muốn dùng tên La Mã là Phao-lô. Ông được chọn làm người rao truyền tin mừng cho những người không thuộc dân Do Thái. Vì thế, ông có thể đã nghĩ rằng tên La Mã của ông dễ được chấp nhận hơn (Công-vụ 9:15; 13:9; Ga-la-ti 2:7, 8). Cũng có thể ông đã sử dụng tên gọi Phao-lô vì một lý do khác. Đó là vì tên tiếng Hê-bơ-rơ là Sau-lơ khi được phát âm trong tiếng Hy Lạp có thể khiến người ta liên tưởng đến một từ Hy Lạp có ý nghĩa xấu. Dù đổi tên vì lý do gì đi nữa, sứ đồ Phao-lô cho thấy ông sẵn sàng “trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu-chuộc được một vài người không cứ cách nào”.—1 Cô-rinh-tô 9:22.

[Hình nơi trang 12]

Đồng lepton, kích thước thật