Sự hy sinh của Chúa Giê-su có thể cứu bạn như thế nào?
Khoảng 2.000 năm trước, vào Lễ Vượt Qua của người Do Thái năm 33 CN, một người đàn ông vô tội đã chết để những người khác được sống. Người ấy là ai? Đó là Chúa Giê-su người làng Na-xa-rét, xứ Y-sơ-ra-ên xưa. Ai có thể nhận được lợi ích từ hành động cao thượng này? Cả nhân loại. Một câu Kinh Thánh nổi tiếng đã nói về sự hy sinh cứu mạng này như sau: “Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư-mất mà được sự sống đời đời”.—Giăng 3:16.
Bạn có thể tự hỏi: ‘Tại sao chúng ta cần sự hy sinh của Chúa Giê-su? Làm sao sự hy sinh của một người có thể cứu nhân loại khỏi sự chết không lối thoát?’. Kinh Thánh đưa ra những câu trả lời rõ ràng và thỏa đáng.
Sự chết cai trị trên nhân loại như thế nào?
Một số người tin rằng nhân loại được tạo ra để sống một thời gian ngắn trên đất, trải qua thử thách, vui hưởng chút hạnh phúc rồi qua đời và đi đến một nơi tốt đẹp hơn. Nếu nghĩ như thế thì sự chết là một phần trong ý định Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho thấy rằng người ta chết vì một lý do khác. Kinh Thánh nói: “Bởi một người mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12). Câu này cho thấy người ta chết là vì hậu quả của tội lỗi. Vậy thì ai là “một người” đã truyền lại tội lỗi và sự chết cho nhân loại?
Một bách khoa tự điển (The World Book Encyclopedia) cho biết hầu hết các nhà khoa học tin rằng cả nhân loại đều có chung một nguồn gốc, và Kinh Thánh xác định rõ ràng nguồn gốc đó là từ “một người”. Kinh Thánh nói nơi Sáng-thế Ký 1:27: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Vì vậy, Kinh Thánh cho biết rằng cặp vợ chồng đầu tiên là đỉnh cao trong công cuộc sáng tạo trên đất của Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Những chương đầu của sách Sáng-thế Ký cho chúng ta biết nhiều chi tiết hơn về cuộc sống của loài người sau khi Đức Giê-hô-va tạo ra người đầu tiên. Điều đáng chú ý là trong những chương này, Đức Chúa Trời chỉ đề cập đến sự Sáng-thế Ký 2:16, 17). Ngài muốn nhân loại sống trong địa đàng xinh đẹp, được hạnh phúc và khỏe mạnh mãi mãi. Ngài không muốn họ già yếu và cuối cùng phải chết. Vậy thì sự chết bắt đầu cai trị trên nhân loại như thế nào?
chết khi nói về hậu quả của việc bất trung (Chương 3 của sách Sáng-thế Ký ghi lại cách cặp vợ chồng đầu tiên cố ý bất tuân với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng ban sự sống cho họ. Vì thế, Đức Chúa Trời thi hành án phạt mà Ngài đã báo trước. Ngài phán với người đàn ông: “Vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng-thế Ký 3:19). Đúng như lời Đức Chúa Trời phán, cuối cùng cặp vợ chồng bất tuân này đã chết.
Tuy nhiên, không chỉ cặp vợ chồng đầu tiên mới chịu hậu quả thảm khốc này. Vì bất tuân, họ đã đánh mất triển vọng vui hưởng một đời sống hoàn hảo của con cháu họ. Đức Giê-hô-va cũng đã đề cập đến con cháu tương lai của A-đam và Ê-va khi nói với họ về ý định của Ngài: “Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng, hãy quản-trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành-động trên mặt đất” (Sáng-thế Ký 1:28). Qua thời gian, gia đình nhân loại sẽ lan rộng khắp đất và sẽ vui hưởng một đời sống vô cùng hạnh phúc, không có sự chết. Nhưng tổ phụ loài người là A-đam—tức “một người”—đã bán cả nhân loại làm nô lệ cho tội lỗi, và sự chết là kết cuộc không thể tránh khỏi. Sứ đồ Phao-lô, một người theo Chúa Giê-su, là con cháu của người đàn ông đầu tiên. Ông đã viết: “Tôi là tánh xác-thịt đã bị bán cho tội-lỗi”.—Rô-ma 7:14.
Giống như những kẻ phá hoại đã làm hỏng các tác phẩm nghệ thuật vô giá thời nay, khi phạm tội, A-đam đã hủy hoại công trình sáng tạo tuyệt vời của Đức Chúa Trời—là con người. Các con của A-đam bắt đầu sinh con đẻ cháu và nhân loại cứ thế tiếp tục gia tăng. Thế hệ này đến thế hệ khác được sinh ra, lớn lên, duy trì nòi giống và cuối cùng phải chết. Tại sao người ta phải chết? Vì tất cả đều là con cháu của A-đam. Kinh Thánh nói: “Bởi tội-lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết” (Rô-ma 5:15). Bệnh tật, tuổi già, khuynh hướng làm điều sai trái và sự chết đều là những hậu quả thảm thương do việc A-đam không làm tròn trách nhiệm với gia đình nhân loại, trong đó có chúng ta.
Trong lá thư gửi cho các anh em đồng đạo ở thành Rô-ma, sứ đồ Phao-lô viết về tình trạng đáng thương của loài người bất toàn, bao gồm chính ông, và cuộc chiến gay cấn chống lại hậu quả của tội lỗi. Ông thốt lên: “Khốn-nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân-thể hay chết Rô-ma 7:14-25). Đúng vậy, Đấng Tạo Hóa đã sắp đặt để giải cứu chúng ta qua Con Ngài là Chúa Giê-su.
nầy?”. Đây là câu hỏi đáng suy nghĩ phải không? Phao-lô và những người khác đều mong muốn thoát khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và sự chết. Ai có thể giải cứu họ? Chính Phao-lô cho biết câu trả lời: “Cảm-tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus-Christ, là Chúa chúng ta!” (Chúa Giê-su có vai trò nào trong ý định giải cứu nhân loại của Đức Chúa Trời?
Chúa Giê-su đã nói về vai trò của ngài trong việc giải cứu nhân loại khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và sự chết. Ngài phán: ‘Con người đã đến để phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người’ (Ma-thi-ơ 20:28). Làm thế nào sự sống của Chúa Giê-su trở thành giá chuộc? Sự hy sinh của ngài mang lại lợi ích cho chúng ta như thế nào?
Kinh Thánh miêu tả Chúa Giê-su là đấng “chẳng phạm tội” và được “biệt khỏi kẻ có tội”. Trong suốt đời sống, Chúa Giê-su vâng theo Luật Pháp Đức Chúa Trời cách trọn vẹn (Hê-bơ-rơ 4:15; 7:26). Vì vậy, cái chết của ngài không phải là hậu quả của tội lỗi và sự bất trung như trường hợp A-đam (Ê-xê-chi-ên 18:4). Thật thế, Chúa Giê-su chấp nhận cái chết mà ngài không đáng phải chịu, để thực thi ý muốn của Cha ngài là cứu nhân loại khỏi tội lỗi và án tử hình. Như đã nói ở trên, Chúa Giê-su sẵn sàng “phó sự sống mình làm giá chuộc”. Với tình yêu có một không hai ấy, Chúa Giê-su sẵn lòng “vì mọi người nếm sự chết”.—Hê-bơ-rơ 2:9.
Sự sống mà Chúa Giê-su hy sinh hoàn toàn tương đương với sự sống mà A-đam đã đánh mất khi ông phạm tội. Sự hy sinh của Chúa Giê-su mang lại kết quả gì? Đức Giê-hô-va chấp nhận sự hy sinh đó như là ‘giá chuộc cho mọi người’ (1 Ti-mô-thê 2:6). Đức Chúa Trời dùng giá trị sự sống của Chúa Giê-su để mua hay chuộc nhân loại khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và sự chết.
Kinh Thánh nhiều lần nói đến hành động yêu thương tuyệt vời này của Đấng Tạo Hóa. Phao-lô nhắc nhở các anh em đồng đạo là họ “đã được chuộc bằng giá cao” (1 Cô-rinh-tô 6:20; 7:23). Sứ đồ Phi-e-rơ viết rằng Đức Chúa Trời không dùng vàng hay bạc, nhưng dùng chính huyết của Con Ngài để giải cứu những người thờ phượng Ngài thoát khỏi đời sống dẫn đến cái chết (1 Phi-e-rơ 1:18, 19). Qua sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su, Đức Giê-hô-va sắp đặt để giải cứu nhân loại khỏi cái chết vĩnh viễn và không thể tránh được.
Bạn có được lợi ích từ giá chuộc của Chúa Giê-su không?
Sứ đồ Giăng viết về lợi ích to lớn của giá chuộc: “Chính [Chúa Giê-su] làm của-lễ chuộc tội-lỗi chúng ta, không những vì tội-lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội-lỗi cả thế-gian nữa” (1 Giăng 2:2). Đúng vậy, giá chuộc của Chúa Giê-su mang lại lợi ích cho cả nhân loại. Vậy thì mọi người có tự động nhận được lợi ích từ món quà vô giá này không? Không. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện về những công nhân mỏ than được giải cứu trong bài trước. Các nhân viên cứu hộ đã cố gắng cứu họ bằng cách thả chiếc lồng cứu hộ xuống, nhưng mỗi thợ mỏ phải ra sức chui vào đó. Tương tự, những ai muốn nhận được lợi ích từ giá chuộc của Chúa Giê-su không thể chỉ đợi Đức Chúa Trời ban phước, nhưng họ cần phải hành động.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì? Câu Giăng 3:36 cho biết: “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh-nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó”. Theo ý muốn Đức Chúa Trời, chúng ta phải tin nơi giá chuộc của Chúa Giê-su. Nhưng chúng ta còn cần phải làm nhiều hơn nữa. Kinh Thánh nói: “Tại sao chúng ta biết mình đã biết [Chúa Giê-su], ấy là tại chúng ta giữ các điều-răn của Ngài” (1 Giăng 2:3). Rõ ràng, yếu tố quan trọng để được giải cứu khỏi tội lỗi và sự chết là tin nơi giá chuộc của Chúa Giê-su và vâng theo những hướng dẫn của ngài.
Một cách quan trọng cho thấy chúng ta tin nơi giá chuộc của Chúa Giê-su là tỏ lòng biết ơn qua việc tham dự lễ tưởng niệm sự chết của ngài, như ngài đã dặn dò. Trước khi chết, Chúa Giê-su thiết lập một bữa tiệc có ý nghĩa tượng trưng với các môn đồ. Ngài bảo họ: “Hãy làm sự nầy để nhớ đến ta” (Lu-ca 22:19). Nhân Chứng Giê-hô-va rất quý trọng mối quan hệ mật thiết họ có với Con Đức Chúa Trời và vâng giữ lời căn dặn này. Năm nay, Lễ Tưởng Niệm sẽ được cử hành vào thứ bảy, ngày 22 tháng 3, sau khi mặt trời lặn. Chúng tôi chân thành mời bạn đến dự buổi lễ đặc biệt này để vâng theo lời Chúa Giê-su. Nhân Chứng Giê-hô-va trong khu vực của bạn có thể cho bạn biết địa chỉ và thời gian của buổi lễ. Tại Lễ Tưởng Niệm, bạn sẽ học hỏi nhiều hơn về những điều cần phải làm để giá chuộc của Chúa Giê-su có thể cứu bạn khỏi hậu quả tội lỗi của A-đam.
Ngày nay, ít có ai hiểu trọn vẹn và quý trọng sự hy sinh lớn lao mà Đấng Tạo Hóa và Con Ngài đã làm để giải cứu họ khỏi sự chết vĩnh viễn. Những ai chứng tỏ mình có đức tin nơi giá chuộc thì tìm được nguồn hạnh phúc thật. Sứ đồ Phi-e-rơ viết về các anh em đồng đạo của ông: “Anh em. . . tin [Chúa Giê-su], và vui-mừng lắm một cách không xiết kể và vinh-hiển: nhận được phần thưởng về đức-tin anh em, là sự cứu-rỗi linh-hồn mình” (1 Phi-e-rơ 1:8, 9). Khi càng yêu thương Chúa Giê-su và tin nơi giá chuộc của ngài, ngay từ bây giờ bạn càng làm cho cuộc sống mình thêm đầy niềm vui. Hơn nữa, bạn có thể trông chờ đến ngày được giải cứu khỏi tội lỗi và sự chết.