Có ai thật sự quan tâm đến chúng ta?
Có ai thật sự quan tâm đến chúng ta?
Có bao giờ bạn cảm thấy cô đơn và không được giúp đỡ chưa? Như thể không ai hiểu các vấn đề mà bạn đang đương đầu. Ngay cả nếu có người biết các vấn đề ấy, bạn cũng cảm thấy họ không thật sự quan tâm đến mình.
Khi phát sinh vấn đề, đời sống chúng ta có thể giống như một cơn bão không bao giờ ngừng. Thậm chí đôi lúc chúng ta có thể kết luận rằng những gì mình đang trải qua là quá khốn khổ và bất công đến mức không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Chúng ta thường cảm thấy như thế khi bị tổn thương tình cảm, trầm cảm, tai nạn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, bệnh mãn tính hoặc những vấn đề tương tự. Chúng ta có thể cảm thấy bất lực và tuyệt vọng đến nỗi không biết tìm sự an ủi nơi đâu. Vậy, có ai thật sự quan tâm đến chúng ta không?
“Đức Chúa Trời ban mọi sự yên-ủi” có quan tâm
Kinh Thánh miêu tả Đức Chúa Trời “là Cha hay thương-xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên-ủi” (2 Cô-rinh-tô 1:3). Đức Chúa Trời có tên là Giê-hô-va biết chúng ta cần được an ủi. Kinh Thánh dùng từ “yên-ủi” và “an-ủi” hơn một trăm lần. Điều này bảo đảm với chúng ta rằng Đức Chúa Trời không chỉ hiểu những gì chúng ta gặp phải mà còn muốn an ủi chúng ta. Sự hiểu biết này giúp chúng ta tin rằng dù người khác dường như không để ý, thấu hiểu hoặc quan tâm đến các vấn đề của chúng ta, nhưng Đức Giê-hô-va không như thế.
Kinh Thánh cho biết rõ ràng là Đức Giê-hô-va quan tâm đến mỗi người. Kinh Thánh nói: “Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, xem-xét kẻ gian-ác và người lương-thiện” (Châm-ngôn 15:3). Tương tự thế, nơi Gióp 34:21 tiết lộ: “Mắt Đức Chúa Trời xem-xét đường-lối loài người, Ngài nom các bước họ”. Đức Giê-hô-va thấy những gì chúng ta làm, dù tốt hay xấu. Vì để ý đến hoàn cảnh của chúng ta nên Ngài có thể đáp lại cách thích hợp. Điều này được minh chứng qua lời của đấng tiên kiến, hay nhà tiên tri Ha-na-ni khi ông đến gặp vua A-sa của nước Giu-đa: “Con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”.—2 Sử-ký 16:7, 9.
Đức Giê-hô-va chú ý đến chúng ta vì một lý do khác nữa. Chúa Giê-su giải thích: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta” (Giăng 6:44). Đức Giê-hô-va quan tâm đến nỗi dò xét lòng của một người để xem người đó có muốn biết về Ngài không. Nếu có thì Ngài có thể đáp lại theo những cách ngoài sức tưởng tượng. Chẳng hạn, tại nước Cộng hòa Dominican, một phụ nữ phải nhập viện để phẫu thuật ung thư. Bà nài xin Đức Chúa Trời giúp bà tìm được tôn giáo thật. Ngay lập tức, chồng bà mang đến một sách mỏng có tựa đề Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi chúng ta? *, ông mới nhận sách này vào sáng hôm đó khi một chị Nhân Chứng Giê-hô-va đến nhà. Bà đọc sách mỏng và nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của bà. Bà đồng ý tìm hiểu Kinh Thánh với chị Nhân Chứng ấy. Chưa đầy sáu tháng sau, bà quyết định dâng đời sống cho Đức Chúa Trời và làm báp têm.
Trong sách Thi-thiên của Kinh Thánh, chúng ta thấy có nhiều cụm từ ấm lòng mà những người viết Thi-thiên của nước Do Thái thời xưa, chẳng hạn như vua Đa-vít, miêu tả Thi-thiên 56:8, vua Đa-vít cầu nguyện: “Xin Chúa để nước mắt tôi trong ve của Chúa, nước mắt tôi há chẳng được ghi vào sổ Chúa sao?”. Câu này cho thấy Đa-vít biết rằng Đức Giê-hô-va không chỉ để ý đến nỗi khổ mà Ngài còn quan tâm đến cảm xúc của ông bị tác động thế nào. Đức Giê-hô-va chú ý đến nỗi đau của Đa-vít và nhớ cảm xúc nào đã khiến ông khóc. Thật vậy, Đấng Tạo Hóa trông nom tất cả những ai cố gắng làm theo ý muốn Ngài, những người “có lòng trọn thành đối với Ngài”.
lòng quan tâm đầy yêu thương của Đức Giê-hô-va dành cho tôi tớ Ngài. NơiMột bài khác trong Kinh Thánh miêu tả lòng quan tâm đầy yêu thương của Đức Chúa Trời là bài Thi-thiên 23 được nhiều người biết đến. Lời mở đầu của bài này ví Đức Chúa Trời như người chăn cừu yêu thương: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn-giữ tôi; tôi sẽ chẳng thiếu-thốn gì”. Tại Trung Đông, người chăn chăm sóc mỗi con cừu, thậm chí đặt tên cho từng con. Hằng ngày, ông gọi mỗi con cừu đến với mình, vuốt ve trìu mến và xem nó có bị thương không. Nếu có, ông bôi dầu hoặc mỡ để vết thương mau lành. Nếu cừu bị bệnh, người chăn có lẽ phải cho thuốc vào cuống họng của cừu, giữ cho nó đứng hầu nó không nằm và chết. Chắc chắn, đây là một hình ảnh tuyệt vời về cách Đức Giê-hô-va chăm sóc những ai đến với Ngài.
Lời cầu nguyện và sự sống lại—Bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm
Những bài Thi-thiên tuyệt vời được ghi lại trong Kinh Thánh không chỉ để chúng ta đọc và thích thú. Chúng cho thấy cách các tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va trong quá khứ thổ lộ nỗi lòng với Ngài. Qua đó, họ bày tỏ mình cần được Đức Chúa Trời giúp đỡ cũng
như thể hiện lòng biết ơn về sự hướng dẫn và các ân phước Ngài ban. Qua những lời ấy, rõ ràng những tôi tớ của Đức Chúa Trời vào thời xưa tin chắc Ngài quan tâm đến họ. Đọc và suy ngẫm những lời chân thành này có thể giúp chúng ta có cùng cảm nghĩ như thế về Đức Chúa Trời. Việc Đức Chúa Trời cho chúng ta cầu nguyện với Ngài là bằng chứng mạnh mẽ rằng Ngài quan tâm đến chúng ta.Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta gặp một vấn đề làm cho mình kiệt quệ đến mức không biết cầu nguyện thế nào về vấn đề ấy. Điều đó có ngăn cản Đức Giê-hô-va hiểu được nỗi đau buồn của chúng ta không? Rô-ma 8:26 đưa ra câu trả lời: ‘Thánh-linh giúp cho sự yếu-đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu-nguyện cho xứng-đáng; nhưng chính thánh-linh lấy sự thở-than không thể nói ra được mà cầu-khẩn thay cho chúng ta’. Câu Kinh Thánh này cho biết lời cầu nguyện được soi dẫn của tôi tớ Đức Chúa Trời thời xưa có thể phản ánh cảm xúc của chúng ta, và “Đấng nghe lời cầu-nguyện” là Đức Giê-hô-va chấp nhận lời cầu nguyện này như thể đến từ chúng ta.—Thi-thiên 65:2.
Hy vọng về sự sống lại là bằng chứng thuyết phục khác cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến mỗi người. Chúa Giê-su nói: “Giờ đến, khi mọi người ở trong mồ-mả nghe tiếng Ngài [Chúa Giê-su] và ra khỏi” (Giăng 5:28, 29). Trong câu này, từ được dịch là “mồ-mả” bắt nguồn từ một động từ tiếng Hy Lạp có nghĩa “làm cho nhớ”. Từ Hy Lạp này truyền đạt ý tưởng là đời sống của một người đã mất được Đức Chúa Trời ghi nhớ.
Hãy nghĩ đến điều này, để làm cho người chết sống lại, Đức Chúa Trời phải biết mọi điều về người đó, bao gồm: ngoại hình, đặc điểm di truyền, những đặc tính thu thập được trong cuộc sống và toàn bộ ký ức! (Mác 10:27). Những gì Đức Chúa Trời nhớ về người đó không bị mai một ngay cả hàng ngàn năm sau (Gióp 14:13-15; Lu-ca 20:38). Vì thế, Giê-hô-va Đức Chúa Trời nhớ mọi chi tiết của hàng tỉ người đã chết. Đó là bằng chứng đầy thuyết phục rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến mỗi cá nhân chúng ta!
Đức Giê-hô-va là Đấng hay thưởng
Chúng ta phải làm gì để nhận được sự quan tâm đầy yêu thương của Đức Chúa Trời? Chủ yếu là chúng ta phải cho thấy rằng mình tin cậy và vâng lời Ngài; đồng thời cho thấy mình có đức tin nơi Ngài. Sứ đồ Phao-lô nêu rõ mối quan hệ giữa việc có đức tin và được Đức Chúa Trời quan tâm. Ông viết: “Không có đức-tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”.—Hê-bơ-rơ 11:6.
Hãy lưu ý rằng loại đức tin làm vui lòng Đức Chúa Trời bao gồm hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng ta “phải tin rằng có Đức Chúa Trời”, nghĩa là phải tin Ngài hiện hữu và Ngài là Đấng Cai Trị Tối Cao, xứng đáng để chúng ta vâng lời và thờ phượng. Thứ hai, chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời là “Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”. Đức tin chân chính bao gồm việc tin rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến tình trạng của tất cả những người cố gắng hết sức làm theo ý muốn Ngài, và Ngài ban thưởng cho họ. Bằng cách học hỏi Kinh Thánh và sinh hoạt với những người vâng lời Ngài, bạn cũng có thể có được loại đức tin xứng đáng để Đức Chúa Trời ban thưởng và trìu mến quan tâm đến bạn.
Nhiều người ngày nay tin rằng Đức Chúa Trời không quan tâm đến những vấn đề của nhân loại. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Kinh Thánh cho thấy rõ Đức Chúa Trời rất quan tâm đến những người bày tỏ đức tin chân chính nơi Ngài. Dù đời sống ngày nay thường đầy nỗi phiền muộn, lo âu, thất vọng và đau khổ, nhưng chúng ta không tuyệt vọng. Giê-hô-va Đức Chúa Trời quả có quan tâm. Thật vậy, Ngài yêu mến mời chúng ta tìm đến Ngài để được giúp đỡ. Người viết Thi-thiên nói: “Hãy trao gánh-nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng-đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công-bình bị rúng-động”.—Thi-thiên 55:22.
[Chú thích]
^ đ. 7 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Khung/Hình nơi trang 29]
Những câu Kinh Thánh củng cố đức tin của bạn nơi lòng quan tâm đầy yêu thương của Đức Chúa Trời
“Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”.—2 SỬ-KÝ 16:9
“Xin Chúa để nước mắt tôi trong ve của Chúa, nước mắt tôi há chẳng được ghi vào sổ Chúa sao?”.—THI-THIÊN 56:8
“Đức Giê-hô-va là Đấng chăn-giữ tôi; tôi sẽ chẳng thiếu-thốn gì”.—THI-THIÊN 23:1
“Hỡi Đấng nghe lời cầu-nguyện, các xác-thịt đều sẽ đến cùng Ngài”.—THI-THIÊN 65:2
“Chúa sẽ gọi, tôi sẽ thưa lại; Chúa sẽ đoái đến công-việc của tay Chúa”.—GIÓP 14:15
“Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”.—HÊ-BƠ-RƠ 11:6
“Hãy trao gánh-nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng-đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công-bình bị rúng-động”.—THI-THIÊN 55:22