Tết Nguyên Đán—Có phù hợp với môn đồ Chúa Giê-su?
Tết Nguyên Đán—Có phù hợp với môn đồ Chúa Giê-su?
Hằng năm, vào tháng Giêng hoặc tháng 2, châu Á là khu vực tấp nập nhất thế giới vì hàng trăm triệu người trở về với gia đình để đón Tết Nguyên Đán *.
Với người châu Á, Tết Nguyên Đán là kỳ lễ quan trọng nhất theo âm lịch, bắt đầu vào ngày trăng mới đầu tiên, khoảng từ ngày 21 tháng Giêng đến ngày 20 tháng 2 theo dương lịch. Lễ này kéo dài vài ngày cho đến hai tuần.
Ý nghĩa cơ bản của Tết Nguyên Đán là đổi mới mọi việc, khép lại những chuyện cũ và chào đón những điều mới tốt đẹp hơn. Để chuẩn bị cho ngày Tết, người ta dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, mua quần áo mới, chuẩn bị những món ăn cổ truyền hoặc mâm quả có tên vần điệu với sự may mắn hay thịnh vượng, cũng như giải quyết hết nợ nần và dàn xếp mọi bất đồng. Vào ngày Mồng một Tết, người ta thường tặng quà và chúc nhau những điều tốt đẹp như an khang thịnh vượng. Ngoài ra, họ cũng trao những phong bì đỏ đựng tiền “may mắn”, thưởng thức những món ăn đặc biệt, đốt pháo bông, xem những màn biểu diễn múa lân múa rồng sinh động, hoặc đơn giản là họp mặt để chung vui ngày Tết với gia đình và bạn bè.
Những phong tục này có nhiều ý nghĩa. Cuốn sách về ngày lễ của Trung Quốc (Mooncakes and Hungry Ghosts: Festivals of China) giải thích: “Mục tiêu chính của gia đình, bạn bè và bà con khi tham dự lễ Tết là để được may mắn, tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần và linh hồn người quá cố cũng như cầu chúc may mắn trong năm mới”. Vì ngày Tết có quá nhiều yếu tố liên quan đến truyền thống và tôn giáo, môn đồ Chúa Giê-su nên xem ngày lễ này như thế nào? Họ có nên làm theo phong tục không? Tết Nguyên Đán có phù hợp với môn đồ Chúa Giê-su không?
“Nhớ nguồn”
Người Việt có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Câu này cho thấy theo truyền thống, nhiều người châu Á tôn kính cha mẹ và ông bà tổ tiên một cách sâu xa. Cha mẹ là đấng sinh thành nên hiển nhiên con cái phải tỏ lòng kính trọng như thế, và đây là một đặc điểm quan trọng của Tết Nguyên Đán.
Nhiều gia đình châu Á không thể bỏ qua đêm giao thừa. Vào đêm ấy, hầu hết các gia đình quây quần để cùng nhau thưởng thức một bữa ăn đặc biệt. Đó là dịp gia đình họp mặt đông đủ, và người dân khu vực này cố gắng hết sức để không bỏ lỡ dịp sum họp ấy. Tại một số vùng ở châu Á, những chỗ ở bàn
ăn không chỉ dành cho các thành viên có mặt mà còn cho cả người đã khuất, vì người ta tin rằng linh hồn họ cũng trở về tham dự với con cháu. Một bách khoa từ điển cho biết trong bữa ăn, “tổ tiên thật sự giao tiếp với những người trong gia đình”. Một sách tham khảo khác viết: “Nhờ mối liên hệ giữa người sống và người chết được củng cố như thế, tổ tiên sẽ phù hộ gia đình suốt cả năm”. Vậy, môn đồ Chúa Giê-su nên nghĩ gì về phong tục này?Đối với môn đồ Chúa Giê-su, yêu thương và kính trọng cha mẹ cũng là điều quan trọng. Họ làm theo sự hướng dẫn của Thượng Đế: “Hãy nghe lời cha đã sanh ra con, chớ khinh-bỉ mẹ con khi người trở nên già-yếu” (Châm-ngôn 23:22). Họ cũng vâng theo lời Kinh Thánh dạy: “Hãy tôn-kính cha mẹ ngươi (ấy là điều-răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo), hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất” (Ê-phê-sô 6:2, 3). Thật vậy, môn đồ chân chính của Chúa Giê-su muốn bày tỏ tình yêu thương và lòng tôn kính với cha mẹ!
Kinh Thánh cũng xem trọng việc gia đình sum vầy (Gióp 1:4; Lu-ca 15:22-24). Nhưng Thượng Đế là Đức Giê-hô-va ban mệnh lệnh: “Nhất thiết không ai được... đồng bóng, thông linh, hay chiêu hồn người chết” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:10, 11, Bản Dịch Mới). Tại sao thế? Vì Kinh Thánh cho biết tình trạng thật sự của người chết. Kinh Thánh nói: “Kẻ sống biết mình sẽ chết; nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết”. Vì người chết không ý thức gì nên không thể tham gia hoạt động với người sống, cũng không phù hộ hoặc hãm hại chúng ta (Truyền-đạo 9:5, 6, 10). Con của Thượng Đế là Chúa Giê-su đã ví sự chết như một giấc ngủ sâu, và người chết sẽ chỉ thức dậy khi được Thượng Đế làm sống lại.—Giăng 5:28, 29; 11:11, 14.
Hơn nữa, Kinh Thánh cho thấy thật ra những tạo vật thần linh ác giả vờ làm linh hồn của người quá cố. Để làm gì? Để lừa người ta và khiến họ rơi vào vòng kiểm soát độc ác của chúng! (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:9, 10). Mệnh lệnh của Thượng Đế thật sự bảo vệ chúng ta khỏi bị hãm hại. Thế nên, vì yêu thương Đức Giê-hô-va và muốn được an toàn, môn đồ Chúa Giê-su khôn ngoan tránh bất cứ phong tục nào liên quan đến việc thờ phượng “linh hồn của người quá cố” hoặc tìm cách để được họ phù hộ.—Ê-sai 8:19, 20; 1 Cô-rinh-tô 10:20-22.
Mặt khác, môn đồ Chúa Giê-su cũng muốn tôn vinh Cha vì “bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên” (Ê-phê-sô 3:14, 15). Cha ở đây là ai? Ngài là Đấng Tạo Hóa và Đấng Ban Sự Sống, Giê-hô-va Đức Chúa Trời (Công-vụ 17:26). Vì thế, khi xem xét về các phong tục Tết Nguyên Đán, chúng ta nên tự hỏi: Đức Giê-hô-va xem những phong tục này như thế nào? Ngài có chấp nhận chúng không?.—1 Giăng 5:3.
Các thần cai quản trong nhà
Tết Nguyên Đán có nhiều phong tục phổ biến để bày tỏ sự tôn kính hoặc thờ phượng các thần cai quản trong nhà như thần giữ cửa, thổ địa, thần tài và thần bếp hay còn gọi là Táo quân. Hãy xem phong tục về việc tôn vinh Táo quân *. Người ta tin rằng vài ngày trước năm mới, Táo quân sẽ về trời để báo cáo chuyện trong gia đình với Ngọc Hoàng. Muốn Táo quân báo cáo tốt cho gia đình, người ta làm một bữa ăn đặc biệt gồm kẹo và xôi để cúng tiễn ông. Hầu ông có thể nhanh chóng đến nơi, gia đình lấy hình ông xuống, đôi khi bôi kẹo ngọt lên môi ông rồi đốt hình ấy bên ngoài. Vào đêm giao thừa, họ dán một bức hình mới của Táo quân trên bếp, mời ông trở lại với gia đình trong năm mới.
Dù nhiều phong tục có vẻ vô hại, các môn Ma-thi-ơ 4:10). Rõ ràng, Đức Chúa Trời muốn chúng ta thờ Ngài chuyên độc. Tại sao? Hãy nghĩ xem: Đức Giê-hô-va là Cha trên trời của chúng ta. Một người cha sẽ cảm thấy thế nào nếu con cái không để ý đến ông và tìm một người cha khác? Chẳng phải ông sẽ đau lòng lắm sao?
đồ Chúa Giê-su vẫn làm theo sự hướng dẫn của Kinh Thánh về việc thờ phượng. Chúa Giê-su đã nói về vấn đề này: “Ngươi phải thờ-phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Chúa Giê-su nhận biết Cha trên trời là “Đức Chúa Trời có một và thật”. Hơn nữa, chính Đức Giê-hô-va đã nói rõ ràng với những người thờ phượng Ngài rằng họ “chớ có các thần khác” (Giăng 17:3; Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3). Vì thế, môn đồ chân chính của Chúa Giê-su muốn làm hài lòng Đức Giê-hô-va, không muốn khiến Ngài thất vọng hoặc đau lòng qua việc thờ những thần khác.—1 Cô-rinh-tô 8:4-6.
Mê tín dị đoan và ma thuật
Tết Nguyên Đán cũng liên hệ chặt chẽ với thuật chiêm tinh. Theo âm lịch, mỗi năm được đặt tên theo 12 con vật trong cung hoàng đạo—thìn, dần, thân, dậu, v.v. Người ta cho rằng con vật sẽ quyết định cá tính và hành động của người sinh vào năm đó hoặc cho biết năm đó nên làm gì để thành công. Nhiều phong tục khác của Tết Nguyên Đán, gồm việc thờ thần tài, được đặt ra với mục tiêu là mang lại “may mắn”. Môn đồ Chúa Giê-su nên có quan điểm nào về các phong tục này?
Trong Lời Ngài là Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va kết án những ai cầu hỏi “những kẻ hỏi trời, xem sao, xem trăng mới mà đoán việc ngày sau”. Ngài cũng lên án việc thờ thần “Vận may” và thần “Số mệnh” (Ê-sai 47:13; 65:11, 12, Bản Diễn Ý). Thay vì tin cậy nơi những thế lực huyền bí và vô hình mà người ta cho là có liên hệ đến lĩnh vực thần linh hoặc chiêm tinh, những người thành thật thờ phượng Đức Chúa Trời nên làm theo lời khuyên này: “Hãy hết lòng tin-cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương-cậy nơi sự thông-sáng của con; phàm trong các việc làm của con, khá nhận-biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ-dẫn các nẻo của con” (Châm-ngôn 3:5, 6). Thật vậy, mê tín dị đoan bó buộc người ta, nhưng sự thật trong Kinh Thánh giải thoát họ.—Giăng 8:32.
Cho thấy tình yêu thương của bạn với Đức Chúa Trời
Biết được nguồn gốc của những phong tục và niềm tin về Tết Nguyên Đán là một chuyện nhưng quyết định không tham gia lại là chuyện khác. Nếu bạn sống trong một cộng đồng có phong tục tổ chức Tết Nguyên Đán hoặc gia đình bạn giữ truyền thống đón Tết mỗi năm, bạn đang đứng trước một quyết định quan trọng.
Đúng vậy, bạn cần can đảm và quyết tâm để giữ vững lập trường khi gặp áp lực. Một người thờ phượng Đức Chúa Trời sống ở châu Á cho biết: “Tôi rất sợ vì mọi người xung quanh đều ăn Tết mà tôi thì không”. Điều gì đã giúp chị? Chị nói thêm: “Chỉ khi vun trồng tình yêu thương sâu đậm với Đức Chúa Trời, tôi mới có thể đứng vững”.—Ma-thi-ơ 10:32-38.
Bạn có yêu thương Đức Giê-hô-va sâu đậm như thế không? Chắc hẳn bạn có nhiều lý do để yêu thương Ngài. Bạn có được sự sống không phải nhờ một vị thần huyền bí nào đó nhưng nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói về Ngài: “Nguồn sự sống ở nơi Chúa; trong ánh-sáng Chúa chúng tôi thấy sự sáng” (Thi-thiên 36:9). Đấng hiện đang chăm sóc cho bạn và có thể giúp bạn có đời sống hạnh phúc không phải là thần tài hoặc Táo quân, nhưng chính là Đức Giê-hô-va (Công-vụ 14:17; 17:28). Bạn sẽ đáp lại tình yêu thương của Ngài không? Hãy tin chắc rằng nếu bạn làm thế, Đức Giê-hô-va sẽ ban phước dồi dào cho bạn.—Mác 10:29, 30.
[Chú thích]
^ đ. 2 Cũng được gọi là Tết Âm lịch, Lễ hội mùa xuân, Chun Jie (Trung Quốc), Solnal (Hàn Quốc) hoặc Losar (Tibet).
^ đ. 14 Những phong tục được miêu tả trong bài này khác nhau tùy theo nước ở châu Á, nhưng đều xuất phát từ những quan niệm chung. Để biết thêm chi tiết, xin xem Tỉnh Thức! (Anh ngữ) ngày 22-12-1986, trang 20, 21, và Tỉnh Thức! (Anh ngữ) ngày 8-1-1970, trang 9-11.
[Khung/Hình nơi trang 23]
Hãy giúp bạn bè và người thân yên tâm
Khi một thành viên trong gia đình không còn tham gia Tết Nguyên Đán, điều dễ hiểu là bạn bè và bà con của người ấy có thể rất ngạc nhiên. Họ có lẽ cảm thấy khó chịu, đau lòng hoặc thậm chí bị phản bội. Tuy nhiên, những người ở hoàn cảnh đó có thể làm nhiều điều để duy trì mối quan hệ tốt với gia đình. Hãy xem một số lời tâm sự của những người thờ phượng Đức Chúa Trời sống ở nhiều vùng khác nhau tại châu Á:
Jiang *: “Trước Tết khá lâu, tôi đến thăm bà con và khéo léo giải thích tại sao tôi không còn tham gia vào một số phong tục nữa. Tôi cẩn thận tránh không chỉ trích niềm tin của họ và dùng Kinh Thánh để trả lời các câu hỏi của họ một cách tôn trọng. Nhờ vậy, chúng tôi có nhiều cuộc nói chuyện thú vị về Kinh Thánh”.
Li: “Trước Tết, tôi giải thích một cách khéo léo và tôn trọng với chồng tôi rằng tôi phải làm theo lương tâm mình để thật sự hạnh phúc. Tôi cũng hứa với anh ấy là tôi sẽ không làm anh mất mặt khi chúng tôi đi thăm gia đình vào dịp Tết. Thật ngạc nhiên, vào ngày gia đình anh thờ cúng tổ tiên, anh đã chở tôi đến chỗ khác để tham dự buổi nhóm họp của Nhân Chứng Giê-hô-va”.
Xie: “Tôi nói với gia đình rằng tôi yêu họ và niềm tin của tôi sẽ giúp tôi trở thành người tốt hơn. Rồi tôi cố gắng thể hiện những đức tính của người thờ phượng Đức Chúa Trời như mềm mại, khéo léo và yêu thương. Dần dần gia đình bắt đầu tôn trọng tôn giáo của tôi. Về sau, chồng tôi tìm hiểu Kinh Thánh và cũng trở thành người thờ phượng Đức Giê-hô-va”.
Tuấn: “Tôi thưa chuyện với cha mẹ một cách mềm mại. Thay vì chúc họ “nhiều may mắn”, tôi nói rằng tôi luôn cầu nguyện về họ, xin Đấng Tạo Hóa là Đức Giê-hô-va ban phước và hướng dẫn để họ có đời sống bình an, hạnh phúc”.
Hùng: “Tôi nói với cha mẹ rằng tôi không cần phải đợi đến Tết mới đi thăm gia đình. Tôi thường xuyên đến thăm họ. Nhờ vậy, cha mẹ tôi rất vui và không còn chỉ trích tôi nữa. Em trai tôi cũng bắt đầu chú ý đến việc tìm hiểu Kinh Thánh”.
[Chú thích]
^ đ. 30 Một số tên đã đổi.
[Nguồn tư liệu nơi trang 20]
Panorama Stock/age Fotostock