Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Sứ đồ Phao-lô đã đi đường nào trong chuyến hành trình lần thứ nhất để đến thành Rô-ma?

Sách Công-vụ 28:13-16 cho biết chuyến tàu mà sứ đồ Phao-lô đi Ý đã đến Bu-xô-lơ (nay là Pozzuoli), thuộc cảng Naples. Sau đó ông đến thành Rô-ma bằng đường Via Appia, xa lộ chính của thành phố.

Đường Via Appia được đặt theo tên của vị quan La Mã là ông Appius Claudius Caecus, người xây dựng con đường ấy vào năm 312 trước công nguyên. Được lát bởi những khối đá lửa lớn, sau khi làm xong, con đường này rộng khoảng 5-6m và dài 583km về phía đông nam của Rô-ma. Nó nối thành Rô-ma với cảng Brundisium (nay là Brindisi), cửa ngõ thông với phương Đông. Có những điểm dừng chân cho khách thập phương trên suốt con đường—cứ khoảng 24km có một điểm—để mua hàng, nghỉ ngơi, thay ngựa hoặc đổi phương tiện di chuyển.

Tuy nhiên, rất có thể sứ đồ Phao-lô đã đi bộ. Quãng đường mà ông đi trên con đường Via Appia là 212km. Đoạn đường này có một vùng đầm lầy tên là Pontine Marshes, nơi mà nhà văn La Mã phàn nàn vì có nhiều muỗi và hôi hám. Về hướng bắc của vùng này là khu chợ Phô-rum Áp-bi-u (cách Rô-ma khoảng 65km) và một trạm dừng chân khác là Ba-Quán (cách Rô-ma khoảng 50km). Tại hai trạm này, các anh em đồng đạo của sứ đồ Phao-lô đến từ thành Rô-ma đang chờ đợi ông. Khi gặp họ, Phao-lô “cảm-tạ Đức Chúa Trời và vững chí”.—Công-vụ 28:15.

Cái bảng nhỏ được nói đến nơi Lu-ca 1:63 là gì?

Sách Phúc âm Lu-ca ghi lại rằng bạn của Xa-cha-ri hỏi ông muốn đặt tên nào cho đứa con trai mới sinh. Ông Xa-cha-ri “biểu lấy bảng nhỏ, và viết rằng: Giăng là tên nó” (Lu-ca 1:63). Theo một nguồn tham khảo, từ Hy Lạp được dịch là “bảng” ám chỉ “một cái bảng nhỏ làm bằng gỗ có bề mặt được phủ một lớp sáp”. Phần lòng bảng được bào sâu hơn phần khung để đổ lớp sáp ong mịn vào, rồi người ta ghép những tấm bảng này lại với nhau. Họ dùng một cây bút để ghi lên bề mặt của bảng, sau đó có thể xóa đi và bề mặt lại phẳng như trước.

Một cuốn sách nói về cách đọc và viết vào thời Chúa Giê-su (Reading and Writing in the Time of Jesus) cho biết: “Những bức họa từ thành phố Pompeii, những bức trạm trổ từ nhiều miền của đế quốc La Mã, và các mẫu vật được đào lên trong nhiều vùng từ xứ Ai Cập cho đến bức tường Hadrian [nay thuộc phía bắc Anh Quốc] chứng tỏ loại bảng này rất phổ biến”. Nhiều thành phần trong xã hội cũng sử dụng bảng này như: thương nhân, viên chức chính phủ và ngay cả một số môn đồ Chúa Giê-su trong thế kỷ thứ nhất.

[Hình nơi trang 11]

Via Appia

[Hình nơi trang 11]

Bảng sáp của nam sinh vào thế kỷ thứ hai công nguyên.

[Nguồn tư liệu]

By permission of the British Library