Các nhà hộ giáo—Tín đồ bảo vệ đức tin hay triết gia?
Các nhà hộ giáo—Tín đồ bảo vệ đức tin hay triết gia?
Loạn luân, sát nhi, ăn thịt người—đó là một số tội mà tín đồ Đấng Christ (Ki-tô) bị vu oan vào thế kỷ thứ hai công nguyên. Sự vu khống này mở ra một làn sóng bắt bớ dữ dội khiến một số tín đồ phải dùng ngòi bút để bảo vệ đức tin. Sau này, họ được gọi là các nhà hộ giáo hay người biện giải cho đức tin. Mục tiêu của họ là chứng minh đạo Ki-tô vô hại, và đánh tan ác cảm từ phía dư luận cũng như chính quyền La Mã. Công việc biện giải có thể là nguy hiểm vì không chiều theo ý của dư luận và chính quyền. Việc đó cũng có thể khiến tín đồ Ki-tô càng bị bắt bớ, hoặc đi đến bước thỏa hiệp. Vậy, các nhà hộ giáo bảo vệ đức tin bằng cách nào? Họ dùng luận cứ nào? Họ đạt được kết quả nào?
Các nhà hộ giáo và đế quốc La Mã
Các nhà hộ giáo là những người trí thức, sống vào thế kỷ thứ hai và đầu thế kỷ thứ ba. Trong số đó, nổi tiếng nhất là ông Justin Martyr, ông Clement ở Alexandria và ông Tertullian *. Các tác phẩm của họ chủ yếu nhằm trình bày đạo lý của Ki-tô giáo cho người ngoại đạo và nhà cầm quyền La Mã, và thường trích dẫn Kinh Thánh. Các nhà hộ giáo đứng lên chống lại những người bắt bớ, bác bỏ lời buộc tội và khẳng định tín đồ Ki-tô là công dân tốt.
Một trong những mối quan tâm chính của các nhà hộ giáo là thuyết phục bậc cầm quyền tin rằng tín đồ Ki-tô không phải là kẻ thù của hoàng đế hoặc đế quốc. Chẳng hạn, ông Tertullian nói về hoàng đế rằng “Thiên Chúa đã chọn ngài”, còn ông Athenagoras ủng hộ quyền kế thừa ngôi vị theo lệ cha truyền con nối. Khi làm thế, cả hai dính líu vào chính trị và lờ đi lời của Chúa Giê-su: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy”.—Giăng 18:36.
Các nhà hộ giáo cũng nói Ki-tô giáo và La Mã liên quan với nhau. Chẳng hạn, ông Melito cho rằng hai bên là một khối, cả hai đều làm cho đế quốc thịnh vượng. Tác giả, không rõ tên, của Thư gửi ông Diognetus (The Epistle to Diognetus) ví các tín đồ Ki-tô là linh hồn của thế gian, “giữ cho thế gian khỏi bị tan rã”. Ông Tertullian cũng viết là họ cầu nguyện cho đế quốc được thịnh vượng và ngày tận thế lâu đến. Hậu quả là các tín đồ không còn xem việc Nước Chúa trị đến là cần thiết.—Ki-tô giáo trở thành một triết học
Nhà triết học Celsus mô tả cách mỉa mai các môn đồ Chúa Giê-su là “lũ làm thuê, đóng giày, nông dân, dân dốt nát và lố bịch”. Các nhà hộ giáo không thể bỏ qua những lời mỉa mai này. Họ nhất quyết chiếm cảm tình của công chúng bằng một chiêu sách mới. Đó là dùng tri thức của thế gian mà trước đây họ đả kích để đẩy mạnh đạo Ki-tô. Chẳng hạn, ông Clement ở Alexandria xem triết học là “thần học chân chính”. Ông Justin, tuy nói là bác bỏ triết lý ngoại giáo, nhưng lại là người đầu tiên dùng ngôn ngữ và tư tưởng triết học để trình bày đạo lý Ki-tô giáo. Ông xem loại triết học đó là “vô hại và có ích”.
Kể từ đó, chiêu sách của họ không phải chống lại triết học, mà là biến đạo lý Ki-tô giáo thành một nền triết học cao siêu hơn triết học của ngoại giáo. Ông Justin viết: “Về một số khía cạnh, sự dạy dỗ của chúng tôi không khác với sự dạy dỗ của những thi nhân và bậc triết gia đáng kính của quý vị. Về một số khía cạnh khác, sự dạy dỗ của chúng tôi sâu rộng và thiêng liêng hơn”. Với vỏ hào nhoáng mới của triết học, giờ đây Ki-tô giáo tuyên bố mình là tôn giáo cổ kính. Các nhà hộ giáo nhấn mạnh là Kinh Thánh xưa hơn các sách triết học Hy Lạp, và những nhà tiên tri trong Kinh Thánh cũng sống trước thời triết gia Hy Lạp. Một số nhà hộ giáo thậm chí kết luận rằng các triết gia đã góp nhặt ý tưởng từ các nhà tiên tri. Họ xem triết gia Plato là môn đệ của nhà tiên tri Môi-se.
Ki-tô giáo bị biến chất
Chiêu sách mới này đưa đến sự pha trộn giữa đạo lý Ki-tô giáo với triết lý ngoại giáo. Các nhân vật trong Kinh Thánh được so sánh với các thần Hy Lạp. Chẳng hạn, Chúa Giê-su được so sánh với Perseus, trinh nữ Ma-ri so sánh với Danaë, mẹ của Perseus, cũng được xem là đồng trinh.
Giăng 1:1-3, 14-18; Khải-huyền 19:11-13). Ông Justin đã áp dụng cách méo mó giáo lý này. Như những nhà triết học hay lý luận dựa trên nghĩa của từ ngữ, ông cũng lý luận dựa trên hai nghĩa của từ logos: “lời” và “lý trí”. Ông nói các tín đồ Ki-tô đã tiếp nhận “lời” khi tiếp nhận Chúa Giê-su. Nhưng mọi người kể cả người ngoại giáo cũng có logos theo nghĩa “lý trí”. Vì thế, ông kết luận rằng ai sống theo lý trí thì đáng mang danh là tín đồ Ki-tô, dù họ tự nhận hoặc bị người khác cho là vô thần như Socrates và những triết gia khác.
Một số giáo lý của đạo Ki-tô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn, trong Kinh Thánh Chúa Giê-su được gọi là “Ngôi-Lời” hay “Lời Đức Chúa Trời”, tức phát ngôn viên của Đức Chúa Trời, trong tiếng Hy Lạp là logos (Ngoài ra, khi nhấn mạnh nhiều đến mối liên quan giữa Chúa Giê-su và khái niệm về logos vốn gắn liền với Thượng Đế trong triết học Hy Lạp, các nhà hộ giáo trong đó có ông Tertullian đã mở đường cho thuyết Chúa Ba Ngôi. *
Trong Kinh Thánh, từ Hê-bơ-rơ neʹphesh xuất hiện hơn 750 lần, và từ Hy Lạp psy·kheʹ xuất hiện hơn 100 lần. Nhiều bản Kinh Thánh dịch hai từ này là “linh hồn”. Về căn bản, hai từ này chỉ một tạo vật sống có thể chết, gồm loài người và loài vật (1 Cô-rinh-tô 15:45; Gia-cơ 5:20; Khải-huyền 16:3 *). Tuy nhiên, các nhà hộ giáo bóp méo sự dạy dỗ này khi pha trộn nó với học thuyết của ông Plato cho rằng linh hồn độc lập với thể xác, vô hình và bất tử. Ông Minucius Felix thậm chí cho rằng niềm tin nơi sự sống lại bắt nguồn từ sự dạy dỗ về linh hồn tái sinh của triết gia Pythagoras. Vì chịu ảnh hưởng của triết lý Hy Lạp, các nhà hộ giáo đã hoàn toàn đi chệch hướng dạy dỗ của Kinh Thánh.
Chiêu sách sai lầm
Một số nhà hộ giáo ý thức là triết học có thể gây hại cho đức tin và họ chỉ trích những triết gia. Thế nhưng, họ vẫn bị thu hút bởi vẻ trí thức của triết học. Chẳng hạn, ông Tatian chê bai các triết gia vì chẳng dạy điều gì tốt, nhưng lại gọi Ki-tô giáo là “triết học của chúng tôi” và thích suy đoán dựa trên triết học. Còn ông Tertullian, một mặt thì chống lại ảnh hưởng của triết học ngoại giáo, mặt khác lại tuyên bố rằng ông muốn theo bước chân của “Justin, bậc triết nhân và vị tử vì đạo, Miltiades, triết gia của giáo hội” cùng những người khác. Ông Athenagoras tự nhận mình là “nhà triết học Ki-tô giáo ở Athens”. Người ta cho rằng ông Clement cảm thấy “tín đồ Ki-tô giáo có thể sử dụng triết học một cách sáng suốt để gia tăng sự hiểu biết và bênh vực đức tin”.
Dù các nhà hộ giáo đạt được kết quả nào đi nữa khi bênh vực đức tin, nhưng họ đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Tại sao vậy? Sứ đồ Phao-lô nhắc anh em đồng đạo nhớ rằng trong số những vũ khí mà họ có, không gì sắc bén bằng “lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh-nghiệm”. Ông cũng nói là nhờ Hê-bơ-rơ 4:12; 2 Cô-rinh-tô 10:4, 5; Ê-phê-sô 6:17.
lời Ngài, “chúng [ta] đánh đổ các lý-luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu-biết Đức Chúa Trời”.—Hơn nữa, vào đêm trước khi chết, Chúa Giê-su khẳng định với các môn đồ: “Hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế-gian rồi!” (Giăng 16:33). Chúa Giê-su làm được điều này bằng cách giữ trọn đức tin và lòng trung thành với Cha, dù ngài phải chịu hoạn nạn và thử thách khi ở thế gian. Ông Giăng, sứ đồ chết sau cùng, cũng viết: “Sự thắng hơn thế-gian, ấy là đức-tin của chúng ta” (1 Giăng 5:4). Như vậy, dù muốn bảo vệ đức tin, nhưng các nhà hộ giáo đã phạm sai lầm khi tiếp nhận những tư tưởng và lập luận của triết học thế gian. Khi làm thế, họ để cho triết học lôi cuốn và hậu quả là thế gian đã thắng họ, đồng hóa tôn giáo của họ. Thay vì bảo vệ sự thuần khiết của đạo Ki-tô, các nhà biện giải của giáo hội thời ban đầu có lẽ không hề biết họ đã rơi vào bẫy của Sa-tan, kẻ “mạo làm thiên-sứ sáng-láng”.—2 Cô-rinh-tô 11:14.
Ngày nay, hàng giáo phẩm và các nhà thần học của giáo hội cũng đi theo vết xe đổ đó. Thay vì dùng Lời Đức Chúa Trời hầu bảo vệ sự thuần khiết của đạo Ki-tô, họ thường hạ thấp Kinh Thánh và dựa vào triết học thế gian để dạy dỗ, nhằm chiếm cảm tình của dư luận và giới có thế lực. Nhiều xu hướng của thế gian đi ngược với Kinh Thánh và rất nguy hiểm, nhưng thay vì cảnh báo các tín đồ tránh những xu hướng đó, họ lại dạy điều “êm tai” hầu thu hút nhiều tín đồ (2 Ti-mô-thê 4:3). Đáng buồn thay, cũng như các nhà hộ giáo thời ban đầu, họ lờ đi lời cảnh báo của sứ đồ Phao-lô: “Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết-học và lời hư-không, theo lời truyền-khẩu của loài người, sơ-học của thế-gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng”. Chúng ta hãy nhớ: “Sự cuối-cùng họ sẽ y theo việc làm”.—Cô-lô-se 2:8; 2 Cô-rinh-tô 11:15.
[Chú thích]
^ đ. 4 Các nhà hộ giáo khác là Quadratus, Aristides, Tatian, Apollinaris, Athenagoras, Theophilus, Melito, Minucius Felix và cũng có một số người khác được biết đến ít hơn. Xin xem Tháp Canh ngày 15-5-2003, trang 27-29 và ngày 15-3-1996, trang 28-30.
^ đ. 13 Muốn biết thêm thông tin về niềm tin của ông Tertullian, xin xem Tháp Canh ngày 15-5-2002, trang 29-31.
^ đ. 14 Từ “sinh-vật” nơi Khải-huyền 16:3 là psy·kheʹ trong nguyên bản.
[Câu nổi bật nơi trang 31]
“Chúng [ta] đánh đổ các lý-luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu-biết Đức Chúa Trời”.—2 CÔ-RINH-TÔ 10:5
[Hình nơi trang 28]
Đối với Justin, đi theo triết học là “vô hại và có ích”
[Hình nơi trang 29]
Clement xem triết học là “thần học chân chính”
[Hình nơi trang 29]
Những suy luận triết học của Tertullian mở đường cho thuyết Chúa Ba Ngôi
[Hình nơi trang 29]
Tatian gọi Ki-tô giáo là “triết học của chúng tôi”
[Hình nơi trang 30]
Hàng giáo phẩm và các nhà thần học đi theo vết xe đổ của những nhà hộ giáo
[Hình nơi trang 31]
Sứ đồ Phao-lô cảnh báo các tín đồ về triết lý và lời hư không của loài người
[Nguồn hình ảnh nơi trang 29]
Clement: Historical Pictures Service; Tertullian: © Bibliothèque nationale de France