Các giáo sĩ được phái đi để “dạy-dỗ muôn-dân”
Lễ mãn khóa thứ 128 của Trường Ga-la-át
Các giáo sĩ được phái đi để “dạy-dỗ muôn-dân”
“Để người từ mọi dân được nghe tin mừng, một số tín đồ Đấng Christ phải sẵn sàng rời gia đình và quê hương hầu loan báo tin mừng ở những nước khác”. Qua lời này, anh David Splane, thành viên Hội đồng lãnh đạo của Nhân Chứng Giê-hô-va, tạo sự phấn khởi cho cử tọa tham dự buổi lễ đặc biệt.
Vào ngày 13-3-2010, gần 8.000 người tham dự buổi lễ mãn khóa thứ 128 của Trường Kinh Thánh Ga-la-át của Hội Tháp Canh, gồm bạn bè, gia đình của học viên và khách mời từ 27 quốc gia.
“Môn đồ không thể chỉ ở nhà”
Trong bài mở đầu, chủ tọa buổi lễ là anh Splane nói về mệnh lệnh của Chúa Giê-su: “Hãy đi dạy-dỗ muôn-dân... mà làm phép báp-têm cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19, 20). Anh nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su đã phái các môn đồ đến với người ta. Vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 công nguyên, những người Mê-sô-bô-ta-mi, Bắc Phi và nhiều vùng khác thuộc đế quốc La Mã đã đến Giê-ru-sa-lem và được nghe tin mừng. Dù vậy, diễn giả cho biết: “Các môn đồ không thể chỉ ở nhà đợi người từ muôn dân đến. Họ phải đi đến cùng trái đất để gặp người ta”.—Công-vụ 1:8.
Anh Splane tiếp tục: “Chúa Giê-su không chỉ nói các môn đồ phải làm gì, mà còn dạy họ cách làm như thế nào. Ngài chẳng những bảo các môn đồ hãy cầu nguyện, mà còn dạy họ cách cầu nguyện. Ngài không những bảo các môn đồ đi rao giảng, mà còn chỉ họ cách rao giảng. Ngài không chỉ nói rằng họ phải là người dạy giỏi, ngài còn nêu gương bằng cách dùng phương pháp làm chứng hữu hiệu”.
Hướng tới cha mẹ của các học viên, anh chủ tọa trích lời Chúa Giê-su hứa với các môn đồ: “Nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn” (Ma-thi-ơ 28:20). Anh Splane đoan chắc với cử tọa rằng Chúa Giê-su sẽ tiếp tục chăm sóc các học viên khi họ đến nhiệm sở mới.
“Hãy khoe mình”
Anh Anthony Morris, thành viên Hội đồng lãnh đạo, khuyến khích các học viên “hãy khoe mình”. Anh cho biết có điều nên khoe, có điều không nên khoe. Không nên tự khoe nhằm tôn vinh bản thân. Tuy nhiên, nơi 1 Cô-rinh-tô 1:31 cho biết điều chúng ta nên khoe: “Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa”. Anh Morris nói: “Chúng ta hãy khoe mình vì có trí khôn biết về Đức Giê-hô-va. Thật vậy, đặc ân cao quý nhất của mỗi chúng ta là được mang danh thánh của Ngài, là Nhân Chứng Giê-hô-va”.—Giê-rê-mi 9:24.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho người khác biết về danh Đức Giê-hô-va, anh diễn giả kể kinh nghiệm của một giáo sĩ ở châu Phi. Trên đường đến nơi để nói bài diễn văn về Kinh Thánh, vợ chồng anh giáo sĩ ấy đi qua một trạm kiểm soát. Khi qua đó, một người lính trẻ chĩa súng vào anh giáo sĩ và hỏi anh là ai. Lúc ấy, vợ anh nhớ lại điều mà chị đã học ở Trường Ga-la-át, chị nói thầm với chồng: “Anh hãy nói với cậu ấy anh là Nhân Chứng Giê-hô-va và đang trên đường đi nói bài diễn văn về Kinh Thánh”. Anh nghe theo lời khuyên của chị và họ được phép qua trạm kiểm soát. Hôm sau, anh chị ấy nghe đài và biết rằng các người lính được lệnh của tổng thống là tìm bắt những kẻ sát nhân mạo nhận là giáo sĩ. Vợ chồng anh giáo sĩ đã tránh được rắc rối nhờ việc nhận mình
là Nhân Chứng Giê-hô-va thay vì nói mình là giáo sĩ. Kết luận bài giảng, anh Morris khuyến giục: “Khi các anh chị đến nhiệm sở mới, hãy khoe mình. Hãy khoe vì Đức Giê-hô-va sẽ sử dụng anh chị để làm thánh danh Ngài”.“Anh chị sẽ chu toàn sứ mệnh không?”
Anh Geoffrey Jackson, thành viên Hội đồng lãnh đạo và từng là giáo sĩ, đã giúp các học viên xem xét câu hỏi trên. Anh hỏi: “Chúng ta hiểu thế nào về vai trò của giáo sĩ?”. Anh giải thích rằng cụm từ “giáo sĩ” bắt nguồn từ một cụm từ trong tiếng La-tinh nói đến một người hay nhóm người được giao sứ mệnh đặc biệt. Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta có sứ mệnh đi rao truyền tin mừng, giúp mọi người về mặt tâm linh. Chúng ta làm công việc này là noi gương Chúa Giê-su. Ngài không để bất cứ điều gì khiến ngài sao lãng sứ mệnh được giao. Khi trả lời quan tổng đốc La Mã Bôn-xơ Phi-lát, Chúa Giê-su nói: “Vì sao ta đã giáng-thế: Ấy là để làm chứng cho lẽ thật”.—Giăng 18:37.
Anh diễn giả hướng học viên tới lời tường thuật về cuộc chiến ở thành Giê-ri-cô. Trong sáu ngày, dân Y-sơ-ra-ên dậy sớm, mặc binh phục, đi xung quanh thành và rồi trở về trại quân. Anh nói: “Theo quan điểm của loài người, việc họ đang làm rất lạ lùng và phi lý”. Một số người lính có lẽ nghĩ: “Thật lãng phí thời gian!”. Vào ngày thứ bảy, dân Y-sơ-ra-ên được lệnh đi quanh thành bảy lần, rồi sau đó la lớn. Kết quả là gì? Vách thành sập xuống!—Giô-suê 6:13-15, 20.
Từ lời tường thuật trên, anh Jackson rút ra bốn bài học. (1) Vâng lời là cần thiết. Chúng ta hãy làm theo cách của Đức Giê-hô-va, không nên cho rằng cách của mình tốt hơn. (2) Đức tin nơi Đức Giê-hô-va là thiết yếu. “Bởi đức-tin, các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống”, không phải do cây phá cổng thành (Hê-bơ-rơ 11:30). (3) Phải kiên nhẫn. Vào đúng thời điểm, ân phước từ Đức Giê-hô-va “sẽ giáng xuống” trên anh chị (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:2). (4) Đừng bỏ cuộc. Đừng bao giờ quên sứ mệnh của anh chị. Anh Jackson kết luận bài giảng: “Nếu anh chị luôn giữ những điều này trong trí, anh chị sẽ chu toàn sứ mệnh Đức Giê-hô-va giao phó và tôn vinh Ngài”.
Những điểm nổi bật khác của chương trình
“Yêu mến Kinh Thánh và Tác giả của Kinh Thánh”. Anh Maxwell Lloyd, thành viên Ủy ban chi nhánh Hoa Kỳ, đã triển khai chủ đề trên. Anh khuyên các học viên: “Kinh Thánh phải là lời sống, tác động đến đời sống của anh chị”. Anh cũng cho những lời khuyên sau: đừng bao giờ để tình yêu thương của anh chị đối với Đức Giê-hô-va nguội đi; đừng nghĩ rằng mọi người đều hiểu những gì anh chị dạy; hãy học cách giải thích lẽ thật sao cho đơn giản để tác động đến lòng của người học; hãy khiêm nhường; đừng tỏ vẻ anh chị có kiến thức nhiều hơn người khác; hãy dạy bằng gương mẫu. Mong sao những người học Kinh Thánh sẽ thấy anh chị yêu mến Kinh Thánh sâu xa.
“Hãy xem con quạ”. Anh Michael Burnett, giảng viên của trường và từng là giáo sĩ, đã nói bài giảng với chủ đề trên. Anh cho biết sẽ có lúc chúng ta lo lắng. Khi ấy cần nhớ đến lời dạy của Chúa Giê-su: “Hãy xem con quạ: nó không gieo, không gặt,... mà Đức Chúa Trời còn nuôi nó” (Lu-ca 12:24). Theo giao ước Luật pháp, con quạ là loài vật ô uế nên dân Y-sơ-ra-ên không được phép ăn (Lê-vi Ký 11:13, 15). Nhưng Đức Chúa Trời vẫn nuôi chúng. Anh Burnett khuyên: “Nếu trong tương lai, anh chị đối mặt với một vấn đề gây nhiều lo âu, hãy nghĩ đến con quạ. Loài vật ô uế còn được Đức Chúa Trời chăm sóc, huống chi chúng ta là những tôi tớ có vị thế trong sạch trước mắt Ngài”.
“Ta không xử tệ với ngươi đâu”. Anh Mark Noumair, giảng viên của trường, trình bày bài giảng liên quan đến minh họa của Chúa Giê-su về những người làm công trong vườn Ma-thi-ơ 20:13, 14). Bài học ở đây là gì? Không nên so sánh với người khác. Anh Noumair nói: “Việc so sánh với ý nghĩ tiêu cực sẽ cướp đi niềm vui của anh chị. Tệ hơn nữa, nó có thể khiến anh chị từ bỏ một đặc ân quý báu, đó là công việc giáo sĩ”. Anh diễn giả cũng nhắc học viên rằng ngày nay Chúa Giê-su điều khiển công việc gặt hái và ngài ban thưởng cho các môn đồ ra sao là tùy ý ngài. Nếu Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su ban nhiều ân phước cho người khác, hai Đấng ấy cũng không đối xử tệ với anh chị đâu. Vậy, hãy tập trung vào ân phước anh chị đang có, đừng để ý đến “tiền công” của người khác. Vì điều đó sẽ khiến anh chị sao lãng nhiệm vụ mà Đức Giê-hô-va giao.
nho. Một số người làm cực nhọc cả ngày, số khác chỉ làm một tiếng, nhưng họ được trả công như nhau. Vì vậy, những người làm việc nhiều hơn lầm bầm. Ông chủ vườn nho nói với một trong những người đó: “Ta không xử tệ với ngươi đâu; ngươi há chẳng đã định với ta một đơ-ni-ê sao? Hãy lấy của ngươi mà đi đi” (Phần phỏng vấn và kể kinh nghiệm
Ngoài thời gian trên lớp và làm bài tập, học viên Trường Ga-la-át tham gia rao giảng tại các hội thánh địa phương. Anh Sam Roberson, giảng viên của trường đã phỏng vấn một số học viên về kinh nghiệm rao giảng trong suốt khóa học. Trong đó, có kinh nghiệm của chị Alessandra Kirchler. Chị rao giảng cho một phụ nữ đang rất lo lắng vì con trai hút thuốc. Chị Alessandra trở lại thăm để tặng bà ấy tạp chí Tỉnh Thức! về chủ đề đó. Không ai ở nhà nhưng chị vẫn gửi lại tạp chí. Thời gian sau, chị Alessandra đã gặp lại người phụ nữ ấy. Bà đã mời chị vào nhà và cho biết bà rất thích tạp chí. Bà tâm sự: “Đức Chúa Trời đã thử thách tôi qua nhiều cách lắm nhưng tôi vẫn không hiểu Ngài muốn dạy tôi điều gì”. Chị Alessandra cho bà xem câu Kinh Thánh chứng tỏ Đức Chúa Trời không gây ra những vấn đề mà con người gặp phải (Gia-cơ 1:13). Hiện nay, người phụ nữ ấy và con trai đang học Kinh Thánh.
Anh Melvin Jones, thuộc Ban công tác, phỏng vấn ba giáo sĩ đã tốt nghiệp Trường Ga-la-át: anh Jon Sommerud phụng sự tại Albania, anh Mark Anderson phục vụ ở Kenya, và anh James Hinderer hiện đang làm việc trong Ban phụ trách các trường thần quyền. Cả ba anh đều nhận thấy Trường Ga-la-át không chỉ dạy học viên những lẽ thật căn bản của Kinh Thánh, mà còn dạy họ cách áp dụng những lẽ thật ấy dù họ là ai hoặc phụng sự ở đâu.
Sau đó, một học viên đã đọc bức thư rất cảm động bày tỏ lòng biết ơn của cả lớp. Cuối cùng, anh John Barr, 96 tuổi, thành viên lớn tuổi nhất của Hội đồng lãnh đạo, cầu nguyện kết thúc buổi lễ và xin Đức Giê-hô-va ban phước cho các học viên tham dự khóa thứ 128 của Trường Ga-la-át.
[Bảng thống kê/Bản đồ nơi trang 31]
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
8 quốc gia có học viên tham dự
54 học viên
27 cặp vợ chồng
35,2 số tuổi trung bình
19,1 số năm trung bình đã làm báp-têm
13,8 số năm trung bình trong thánh chức trọn thời gian
[Bản đồ]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
Học viên được phái đến 25 quốc gia được liệt kê bên dưới
NHIỆM SỞ
HONDURAS
GUATEMALA
NICARAGUA
CỘNG HÒA DOMINICAN
ARUBA
GUYANA
ECUADOR
BOLIVIA
PARAGUAY
LATVIA
ROMANIA
KOSOVO
SERBIA
ALBANIA
GUINEA
LIBERIA
CÔTE D’IVOIRE
GHANA
NAMIBIA
RWANDA
MADAGASCAR
MONGOLIA
ĐÀI LOAN
CAM-PU-CHIA
INDONESIA
(NHIỆM SỞ THUỘC CHI NHÁNH ÚC)
[Hình nơi trang 30]
Học viên Trường Ga-la-át diễn lại kinh nghiệm rao giảng
[Hình nơi trang 31]
Khóa tốt nghiệp thứ 128 của Trường Kinh Thánh Ga-la-át của Hội Tháp Canh
Trong danh sách dưới đây, hàng được đánh số từ trước ra sau, và tên được liệt kê từ trái sang phải.
(1) Keller, E.; Ostopowich, I.; Jacobsen, S.; Arias, M.; Dieckmann, Y.; Tanaka, J.; Harada, K.
(2) Camacho, L.; Kirchler, A.; Rodríguez, S.; Ward, B.; Trenalone, K.; Victoria, V.; Oxley, F.; Nguyen, K.
(3) Oxley, O.; De Dios, A.; Lindström, C.; Allen, J.; Meads, T.; Waddington, J.; Victoria, E.
(4) Harada, H.; Lindström, A.; Orsini, E.; Logue, D.; Missud, T.; Bergeron, S.; Camacho, G.; Ward, T.
(5) Kirchler, W.; Nguyen, H.; Kremer, E.; Burgaud, C.; Titmas, N.; De Dios, C.; Rodríguez, A.; Waddington, M.
(6) Dieckmann, J.; Allen, C.; Titmas, R.; Arias, J.; Bergeron, E.; Keller, J.; Ostopowich, F.; Burgaud, F.
(7) Tanaka, K.; Kremer, J.; Jacobsen, R.; Trenalone, J.; Logue, J.; Meads, D.; Missud, D.; Orsini, A.