Nói tiếng lạ có đến từ Đức Chúa Trời?
Nói tiếng lạ có đến từ Đức Chúa Trời?
“Tôi không hiểu được. Tuần nào trong nhà thờ dường như cũng có nhiều người nhận được thánh linh và nói những thứ tiếng khác nhau một cách kỳ diệu. Một số có lối sống vô luân. Trong khi đó, tôi cố gắng sống đạo đức, nhưng dù cầu nguyện bao nhiêu thì tôi cũng không nhận được ơn này của thánh linh. Tại sao vậy?”, Devon nói.
Gabriel cũng đến nhà thờ nơi người ta nhận được thánh linh và nói tiếng lạ. Anh tâm sự: “Điều khiến tôi khó chịu là khi tôi cầu nguyện, người ta nói to một thứ tiếng mà tôi lẫn họ đều không hiểu. Không ai thật sự được lợi ích từ cách nói như vậy. Chẳng phải ơn nào của thánh linh cũng có mục đích thiết thực sao?
Trường hợp của Devon và Gabriel nêu lên một câu hỏi đáng chú ý: Việc nói tiếng lạ diễn ra trong một số nhà thờ có thực sự đến từ Đức Chúa Trời không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét ơn nói tiếng lạ giữa các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất.
Họ “khởi-sự nói các thứ tiếng khác”
Kinh Thánh cho biết có một số người nam và nữ được ban khả năng nói những ngôn ngữ mà họ chưa bao giờ học. Điều này diễn ra lần đầu tiên vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 công nguyên (CN), vài tuần sau khi Chúa Giê-su chết. Vào ngày đó tại thành Giê-ru-sa-lem, khoảng 120 môn đồ của Chúa Giê-su “đều được đầy-dẫy Đức Thánh-Linh, khởi-sự nói các thứ tiếng khác”. Những người từ các xứ khác đến “đều sững-sờ vì mỗi người đều nghe các môn-đồ nói tiếng xứ mình”.—Công-vụ 1:15; 2:1-6.
Kinh Thánh nói đến những môn đồ khác thời ban đầu của Chúa Giê-su có khả năng đặc biệt này. Chẳng hạn, Phao lô được ban quyền phép bởi thánh linh, nên có thể nói nhiều thứ tiếng (Công-vụ 19:6; 1 Cô-rinh-tô 12:10, 28; 14:18). Nhưng bất cứ ơn nào của thánh linh Đức Chúa Trời hẳn có một mục đích rõ ràng. Vậy, việc nói tiếng lạ vào thời Kinh Thánh có mục đích gì?
Dấu hiệu cho thấy có sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời
Một số tín đồ Đấng Christ ở thành Cô-rinh-tô dường như có thể nói tiếng lạ. Trong thư viết cho các tín đồ ở đó, Phao-lô giải thích “các thứ tiếng là một dấu... cho 1 Cô-rinh-tô 14:22). Vì thế, cùng với những khả năng kỳ diệu khác, khả năng nói tiếng lạ là dấu hiệu cho người khác thấy rằng hội thánh mới thành lập của tín đồ Đấng Christ được Đức Chúa Trời chấp nhận và hỗ trợ. Các ơn giống như dấu chỉ đường, giúp những người tìm kiếm lẽ thật biết phải đi đường nào để tìm thấy dân được Đức Chúa Trời chọn.
người chẳng tin” (Điều đáng chú ý là Kinh Thánh không nói Chúa Giê-su hay bất cứ nhà tiên tri nào trước thời Đấng Christ đã nhờ phép lạ nói những thứ tiếng mà họ chưa từng học. Vậy, ơn nói tiếng lạ ban cho môn đồ Chúa Giê-su hẳn có mục đích khác nữa.
Công cụ để truyền bá tin mừng
Ban đầu trong thánh chức, Chúa Giê-su bảo môn đồ chỉ rao giảng tin mừng về Nước Đức Chúa Trời cho người Do Thái (Ma-thi-ơ 10:6; 15:24). Vì thế, các môn đồ ngài hiếm khi đi ra ngoài những khu vực mà đa số dân cư là Do Thái. Nhưng ít lâu sau, có sự thay đổi.
Vào năm 33 CN, không lâu sau khi chết và sống lại, Chúa Giê-su truyền lệnh cho môn đồ “hãy đi dạy-dỗ muôn-dân”. Ngài cũng nói là họ sẽ làm chứng về ngài “cho đến cùng trái đất” (Ma-thi-ơ 28:19; Công-vụ 1: 8). Truyền bá tin mừng ra khắp đất đòi hỏi phải dùng nhiều thứ tiếng khác ngoài tiếng Hê-bơ-rơ.
Tuy nhiên, nhiều môn đồ thời ban đầu là “người dốt-nát không học” (Công-vụ 4:13). Vậy làm thế nào họ có thể rao giảng ở những xứ xa, nơi người ta nói những thứ tiếng mà họ chưa từng nghe, chưa nói đến việc học nói thứ tiếng đó? Thánh linh ban quyền năng cho một số môn đồ sốt sắng để họ có khả năng rao giảng lưu loát trong những ngôn ngữ họ chưa bao giờ học.
Vì thế, ơn nói tiếng lạ đáp ứng hai mục đích quan trọng. Thứ nhất, nó là dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời. Thứ hai, nó là công cụ hữu hiệu để giúp các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất thực hiện sứ mạng rao giảng cho các dân nói những thứ tiếng khác. Việc nói tiếng lạ trong các nhà thờ ngày nay có thực hiện hai mục đích đó không?
Nói tiếng lạ ngày nay—Một dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời?
Bạn sẽ đặt bảng chỉ dẫn ở đâu để có lợi cho nhiều người trong cộng đồng? Bạn có đặt nó trong một căn nhà không? Chắc chắn không. Lời tường thuật về ngày Lễ Ngũ Tuần cho biết “dân-chúng” thấy dấu qua việc các môn đồ nói tiếng lạ một cách kỳ diệu. Kết quả là “trong ngày ấy có độ ba ngàn người thêm vào Hội-thánh”! (Công-vụ 2:5, 6, 41). Ngày nay, nếu những người cho rằng mình nói được tiếng lạ nhưng chỉ làm điều đó trong nhà thờ, thì làm sao việc ấy là một dấu để giúp công chúng, những người chưa tin?
Lời Đức Chúa Trời đề cập sự gian dâm và “các việc làm” khác “của xác-thịt” là nghịch lại với hoạt động của thánh linh, và “hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (Ga-la-ti 5:17-21). Nếu bạn thấy những người nói tiếng lạ có hạnh kiểm đáng ngờ, thì bạn có lý do chính đáng để hỏi: “Khi người luôn có hành vi bị Kinh Thánh lên án mà được ban thánh linh thì điều đó có mâu thuẫn và thậm chí khiến người ta lầm lạc không?”. Điều này cũng giống như việc đặt một bảng chỉ đường sai.
Nói tiếng lạ ngày nay—Một công cụ để rao truyền tin mừng?
Nhưng nói gì về mục đích thứ hai của ơn nói tiếng lạ vào thế kỷ thứ nhất? Việc nói tiếng lạ thường thấy trong các nhà thờ có phải là công cụ để rao truyền tin mừng cho các dân thuộc mọi thứ tiếng? Những người có mặt tại thành Giê-ru-sa-lem vào ngày Lễ
Ngũ Tuần năm 33 CN, đến từ nhiều xứ. Họ hiểu rõ những thứ tiếng mà các sứ đồ nói nhờ phép lạ. Ngược lại, những người nói tiếng lạ ngày nay thường thốt lên những tiếng mà người nghe không hiểu được.Rõ ràng, việc nói tiếng lạ ngày nay khác với ơn của thánh linh ban cho các môn đồ Chúa Giê-su thời ban đầu. Trên thực tế, không có lời tường thuật đáng tin cậy nào cho thấy có người nhận được khả năng kỳ diệu này sau khi các sứ đồ qua đời. Những người đọc Kinh Thánh không ngạc nhiên về điều này. Sứ đồ Phao-lô được soi dẫn báo trước rằng các ơn kỳ diệu, kể cả nói tiếng lạ, sẽ ngưng (1 Cô-rinh-tô 13:8). Vậy, làm thế nào để nhận biết ngày nay ai có thánh linh?
Ai cho thấy họ có thánh linh?
Chúa Giê-su biết rõ rằng không lâu sau khi hội thánh tín đồ Đấng Christ được thành lập, ơn nói tiếng lạ sẽ ngưng. Ít lâu trước khi chết, Chúa Giê-su nói đến một dấu hiệu trường tồn để nhận diện môn đồ của ngài: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta” (Giăng 13:35). Thật thế, câu Kinh Thánh báo trước các ơn kỳ diệu cuối cùng sẽ ngưng, cũng cho biết: “Tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ”.—1 Cô-rinh-tô 13:8.
Trong chín khía cạnh của “trái của Thánh-Linh”, tình yêu thương được đề cập trước tiên (Ga-la-ti 5:22). Vậy, những ai có thánh linh của Đức Chúa Trời—tức có sự hỗ trợ của Ngài—sẽ biểu lộ tình yêu thương chân thật với nhau. Ngoài ra, khía cạnh thứ ba của trái thánh linh là bình an. Vì thế, những người ngày nay có thánh linh sẽ theo đuổi hòa bình, nỗ lực vượt qua thành kiến, sự phân biệt chủng tộc và bạo lực.
Cũng hãy nhớ lại lời tiên tri của Chúa Giê-su được ghi nơi Công-vụ 1:8. Ngài báo trước các môn đồ sẽ nhận quyền phép để làm chứng về ngài “cho đến cùng trái đất”. Chúa Giê-su cũng cho thấy công việc này sẽ tiếp tục “cho đến tận-thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Vậy, công việc rao giảng trên toàn cầu sẽ tiếp tục là dấu để nhận ra ai thực sự được ban thánh linh.
Bạn nghĩ sao? Ngày nay, nhóm người nào cho thấy họ có thánh linh? Ai thể hiện trái của thánh linh, đặc biệt là tình yêu thương và bình an, đến độ họ bị nhà cầm quyền chống đối vì ở nước nào họ cũng từ chối tham gia quân đội? (Ê-sai 2:4). Ai cố gắng tránh những việc làm của xác thịt như tà dâm, thậm chí khai trừ những người thực hành điều đó mà không ăn năn? (1 Cô-rinh-tô 5:11-13). Ai rao giảng khắp đất tin mừng Nước Trời, hy vọng duy nhất cho nhân loại?—Ma-thi-ơ 24:14.
Nhà xuất bản tạp chí này không ngần ngại nói rằng Nhân Chứng Giê-hô-va có phẩm chất phù hợp với lời miêu tả trong Kinh Thánh về dân có thánh linh. Sao bạn không làm quen để biết họ rõ hơn và bạn sẽ tự xác định họ có thực sự được Đức Chúa Trời hỗ trợ không.