Ai thật sự cai trị thế giới?
Ai thật sự cai trị thế giới?
Có thể bạn chưa bao giờ gặp ông trùm của tổ chức tội phạm nào. Điều đó có nghĩa là chúng không tồn tại không? Những ông trùm tội phạm rất lão luyện trong việc che giấu danh tánh hoặc thậm chí hoạt động sau song sắt nhà tù. Tuy nhiên, khi đọc tin nói về các băng nhóm ma túy xung đột với nhau, các đường dây mại dâm và nạn buôn người v.v., chúng ta thấy sự tồn tại và lộng hành của những kẻ như thế dẫn đến hậu quả thảm khốc và ảnh hưởng tai hại trong xã hội. Qua những gì chúng gây ra, chúng ta biết những ông trùm tội phạm có tồn tại.
Kinh Thánh, Lời Đức Chúa Trời, cho biết Sa-tan là nhân vật có thật. Giống như tên trùm tội phạm đầy thế lực, Sa-tan dùng “dấu dị” và “cách phỉnh-dỗ không công-bình” để thực hiện chủ đích của mình. Kinh Thánh cũng nói hắn “mạo làm thiên-sứ sáng-láng” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:9, 10; 2 Cô-rinh-tô 11:14). Những gì Sa-tan Ma-quỉ gây ra cho thấy rõ là hắn tồn tại. Thế nhưng, phần lớn người ta thấy khó tin là có một ác thần vô hình như vậy. Trước khi xem xét sâu hơn những điều Kinh Thánh nói về Ma-quỉ, chúng ta hãy cùng xem một số quan điểm đã khiến nhiều người khó tin là có Ma-quỉ.
▪ “Làm sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại tạo ra Ma-quỉ?” Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời là tốt lành và hoàn hảo thì làm sao Ngài lại tạo ra một kẻ đầy gian ác và nham hiểm? Sự thật là Kinh Thánh không nói Đức Chúa Trời tạo ra một kẻ như thế. Trái lại, Kinh Thánh nói về Ngài: “Công-việc của Hòn-Đá là trọn-vẹn; vì các đường-lối Ngài là công-bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành-tín và vô-tội; Ngài là công-bình và chánh-trực”.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4; Thi-thiên 5:4.
Điểm cần xem xét ở đây là: Có phải tạo vật hoàn hảo của Đức Chúa Trời bị buộc phải làm điều đúng? Thay vì dựng nên các tạo vật giống như rô-bốt, Đức Chúa Trời ban cho họ tự do ý chí, tức là khả năng tự quyết định. Vì thế, một tạo vật thông minh, hoàn hảo có thể chọn làm điều tốt hay xấu. Suy cho cùng, chỉ những hành động của tạo vật có tự do ý chí, như con người và thần linh, mới được đánh giá là đúng hay sai về mặt đạo đức.
Vậy, nếu Đức Chúa Trời ban cho tạo vật của Ngài tự do ý chí mà lại cản họ làm điều xấu khi họ muốn thì thật là vô lý. Khi nói về việc Ma-quỉ lạm dụng tự do ý chí, Chúa Giê-su cho biết: “Nó... chẳng bền giữ được lẽ thật” (Giăng 8:44). Những lời đó rõ ràng cho thấy ban đầu Ma-quỉ là một thần linh hoàn hảo, một thời “giữ được lẽ thật” *. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ban cho các tạo vật tự do ý chí vì Ngài yêu thương và tin cậy họ.—Xin xem khung “Một tạo vật hoàn hảo có thể mất sự hoàn hảo không?” nơi trang 6.
Gióp 1:7). Tuy nhiên, nếu Ma-quỉ thật sự được Đức Chúa Trời sai đi do thám, tại sao hắn phải giải thích cho Ngài biết hắn đã “trải-qua đây đó trên đất”? Thay vì miêu tả hắn là đồng minh của Đức Chúa Trời, lời tường thuật trong sách Gióp gọi Ma-quỉ là Sa-tan, nghĩa là “kẻ chống đối”; điều này cho thấy Ma-quỉ thật ra là kẻ thù chính của Đức Chúa Trời (Gióp 1:6). Vậy, ý kiến cho rằng Ma-quỉ là tôi tớ Đức Chúa Trời đến từ đâu?
▪ “Ma-quỉ là tôi tớ Đức Chúa Trời” Một số người cho rằng Kinh Thánh ám chỉ điều đó trong sách Gióp. Theo một tài liệu bình luận về Kinh Thánh, lời mô tả là Ma-quỉ “trải-qua đây đó trên đất” nói đến vai trò của những người do thám trong nước Ba Tư thời xưa, được vua phái đi dò xét tình hình rồi về báo cáo lại (Ngay từ thế kỷ thứ nhất công nguyên, các ngụy thư như “Sách về các Năm Hân Hỉ” và “Luật lệ cộng đồng” của giáo phái Qumran, miêu tả Ma-quỉ là kẻ vừa thương lượng với Đức Chúa Trời vừa phục tùng Ngài. Trong cuốn sách Mephistopheles của sử gia J. B. Russell, tác giả cho biết rằng người góp phần sáng lập đạo Tin Lành là Martin Luther xem Ma-quỉ như công cụ của Đức Chúa Trời, “giống cái cuốc hoặc liềm Ngài dùng để chăm sóc vườn”. Theo Russell, ý của Luther là “cái cuốc thích diệt cỏ dại”, nhưng nó ở trong bàn tay quyền năng của Đức Chúa Gia-cơ 1:13). Giáo lý này cùng với những biến cố kinh hoàng trong thế kỷ 20 đã làm nhiều người không tin là có Đức Chúa Trời lẫn Ma-quỉ.
Trời để thực hiện ý muốn Ngài. Sự dạy dỗ của Luther, sau này được nhà thần học người Pháp là John Calvin đồng tình, đã khiến nhiều tín đồ bức xúc. Làm sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại cho phép sự gian ác, thậm chí định ra điều đó? (▪ “Ma-quỉ chỉ là một khái niệm tượng trưng cho cái ác” Quan niệm này khiến nhiều phần Kinh Thánh trở nên vô cùng khó hiểu. Chẳng hạn, trong lời tường thuật nơi Gióp 2:3-6, Đức Chúa Trời nói chuyện với ai? Phải chăng Ngài chỉ nói chuyện với cái ác tiềm ẩn trong ông Gióp hay thậm chí với chính mình? Nếu tự nói với mình, chẳng lẽ Đức Chúa Trời vừa khen những tính tốt của Gióp vừa thử thách Gióp một cách khắc nghiệt? Quy động cơ đó cho Đức Chúa Trời chẳng khác gì chúng ta nói Ngài mâu thuẫn, không phải là Đấng “chẳng có sự bất-nghĩa” (Thi-thiên 92:15). Sự thật là Đức Chúa Trời đã không “giơ tay ra” hại Gióp. Rõ ràng, Ma-quỉ không phải là khái niệm tượng trưng cho cái ác hoặc mặt đen tối trong cá tính của Đức Chúa Trời. Thật ra, Ma-quỉ là một thần linh tự biến mình thành kẻ thù của Đức Chúa Trời.
Ai thật sự cai trị thế giới?
Ngày nay, nhiều người thấy việc tin có Ma-quỉ là lỗi thời. Tuy nhiên, tất cả những lý lẽ cho rằng sự gian ác không đến từ Ma-quỉ đều không hợp lý. Thậm chí, những cố gắng nhằm xóa bỏ ý tưởng là có Ma-quỉ khiến nhiều người từ bỏ Đức Chúa Trời và các tiêu chuẩn đạo đức.
Thi sĩ Charles-Pierre Baudelaire sống vào thế kỷ 19 viết: “Mưu đồ thâm độc nhất của Ma-quỉ là khiến chúng ta nghĩ rằng hắn không tồn tại”. Thật ra, qua việc giấu danh tánh, Ma-quỉ khiến người ta nghi ngờ về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Như thế nào? Nếu Ma-quỉ không có thật, nhiều người sẽ cho rằng Đức Chúa Trời phải chịu trách nhiệm về mọi sự gian ác. Vì thế, họ mất đức tin nơi Ngài. Đó chẳng phải là điều Ma-quỉ muốn sao?
Như tên trùm tội phạm, Ma-quỉ giấu danh tánh để đạt được chủ đích của hắn. Chủ đích đó là gì? Kinh Thánh cho biết: “Chúa đời nầy đã làm mù lòng [những kẻ chẳng tin], hầu cho họ không trông thấy sự vinh-hiển chói-lói của Tin-lành Đấng Christ, là ảnh-tượng của Đức Chúa Trời”.—2 Cô-rinh-tô 4:4.
Vẫn còn một câu hỏi quan trọng: Đức Chúa Trời sẽ làm gì với kẻ đầu sỏ giấu mặt, đứng đằng sau mọi điều gian ác và đau khổ? Câu hỏi này sẽ được thảo luận trong bài kế tiếp.
[Chú thích]
^ đ. 6 Để hiểu tại sao Đức Chúa Trời không chấm dứt cuộc phản loạn của Ma-quỉ ngay lập tức, xin xem sách Kinh Thánh thật sự dạy gì?, chương 11, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Câu nổi bật nơi trang 5]
Ma-quỉ là tôi tớ Đức Chúa Trời hay kẻ chống đối Ngài?
[Khung/Hình nơi trang 6]
Một tạo vật hoàn hảo có thể mất sự hoàn hảo không?
Sự hoàn hảo mà Đức Chúa Trời ban cho các tạo vật thông minh chỉ là tương đối. Dù hoàn hảo khi được tạo ra, A-đam không được vượt quá giới hạn thể chất do Đấng Tạo Hóa đặt ra. Chẳng hạn, nếu ăn đất, sỏi hay gỗ thì chắc chắn ông sẽ có vấn đề; hoặc nếu lờ đi luật về trọng lực và nhảy từ vách đá cao xuống, ông sẽ chết hay bị thương nặng.
Tương tự, người hay thiên sứ nào vượt quá khuôn khổ đạo đức mà Đức Chúa Trời đặt ra thì phải lãnh hậu quả. Thế nên, khi lạm dụng tự do ý chí, một tạo vật thông minh dễ làm điều sai trái và sa vào tội lỗi.—Sáng-thế Ký 1:29; Ma-thi-ơ 4:4.