Thiên tai—Vì sao quá nhiều?
Thiên tai dường như xuất hiện ngày càng nhiều trên tin tức. Từ trước đến nay chưa từng có nhiều nạn nhân của thiên tai đến thế. Theo báo cáo của một trung tâm ở Bỉ nghiên cứu về dịch bệnh do thiên tai (Centre for Research on the Epidemiology of Disasters), chỉ trong năm 2010 đã có 373 vụ thiên tai và ít nhất 296.000 người thiệt mạng.
Con số báo cáo các thảm họa cũng tăng đáng kể trong nhiều thập niên qua. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1999, có không đến 300 thảm họa được ghi lại mỗi năm. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2010, mỗi năm trung bình có gần 400 thảm họa. Có lẽ bạn cũng ở trong số những người thắc mắc: “Tại sao ngày nay có quá nhiều thiên tai đến thế?”.
Người ta thường gọi các thảm họa thiên nhiên ấy là “hành động của Đức Chúa Trời”, nhưng điều đó thật là sai lầm. Đức Chúa Trời không đứng sau thảm họa, là những điều gây thiệt hại cho quá nhiều người ngày nay. Tuy nhiên, Kinh Thánh đã báo trước là sẽ có thảm họa trong thời chúng ta. Chẳng hạn, nơi Ma-thi-ơ 24:7, 8, Chúa Giê-su nói như sau: “Dân này sẽ đánh dân kia và nước này tấn công nước nọ; hết nơi này đến nơi khác có đói kém và động đất. Tất cả những điều đó là khởi đầu của sự khốn khổ”. Tại sao Chúa Giê-su báo trước những sự kiện này? Và chúng có nghĩa gì đối với chúng ta?
Con Đức Chúa Trời là Chúa Giê-su báo trước những sự kiện đó để trả lời câu hỏi: “Có dấu hiệu gì cho thấy... kỳ cuối cùng của thời đại này?” (Ma-thi-ơ 24:3). Ngài nói sẽ có nhiều điều xảy ra, bao gồm các thảm họa được đề cập ở trên. Rồi ngài nói tiếp một câu quan trọng sau: “Khi anh em thấy những điều ấy xảy ra, hãy biết rằng Nước Đức Chúa Trời đã đến gần” (Lu-ca 21:31). Vì thế, những thảm họa thiên nhiên ấy rất có ý nghĩa đối với chúng ta. Chúng cho thấy một thời kỳ có nhiều biến chuyển quan trọng sắp đến.
Nguyên nhân góp phần gây ra thiên tai
Dù vậy, nhiều người vẫn thắc mắc: “Nếu không phải là Đức Chúa Trời, thì ai hay điều gì chịu trách nhiệm về các thảm họa?”. Chúng ta chỉ có câu trả lời khi biết một sự thật quan trọng được đề cập trong Kinh Thánh: “Cả thế 1 Giăng 5:19). Câu Kinh Thánh này cho biết Đức Chúa Trời không đứng đằng sau những tình trạng đau khổ trên thế giới, nhưng trong nhiều trường hợp là kẻ thù của ngài, tức “Kẻ Ác”, hay Kinh Thánh còn gọi là “Kẻ Quỷ Quyệt”.—Khải huyền 12:9, 12.
gian nằm dưới quyền của Kẻ Ác” (Vì chỉ biết quan tâm đến mục đích riêng nên kẻ thù của Đức Chúa Trời xem người ta là vô giá trị. Là kẻ nắm trong tay quyền cai trị cả thế giới, hắn đã cổ vũ tinh thần ích kỷ này trong vòng nhân loại. Thật vậy, Kinh Thánh nói đến điều này khi báo trước rằng trong “những ngày sau cùng”, người ta “chỉ biết yêu bản thân, ham tiền, khoe khoang, ngạo mạn” (2 Ti-mô-thê 3:1, 2). Thế nên, không ngạc nhiên gì khi Kẻ Quỷ Quyệt đã tạo nên một hệ thống toàn cầu phát triển dựa trên các đặc tính ấy và những tính xấu khác. Hắn cổ xúy việc lạm dụng nguồn tài nguyên một cách ích kỷ và tham lam, là điều thường đẩy người ta vào nguy hiểm.
Hệ thống xã hội tham lam ngày nay góp phần gây ra thảm họa như thế nào? Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc về các thảm họa toàn cầu cho biết: “Dân cư thường xuyên tập trung ở những khu vực nguy hiểm như vùng đồng bằng dễ bị lũ lụt. Hơn nữa, nạn phá rừng và đầm lầy đang làm suy yếu khả năng chống chọi của môi trường trước các mối nguy hiểm. Cũng có mối đe dọa gần kề là sự biến đổi khí hậu địa cầu và mực nước biển dâng lên vì mật độ khí nhà kính tăng cao... do các hoạt động của con người”. Người ta cho rằng phần lớn “các hoạt động của con người” là để phát triển kinh tế, nhưng trên thực tế đó là hậu quả của tinh thần ích kỷ và tham lam đang lan tràn trên thế giới.
Ô nhiễm
Vì thế, nhiều chuyên gia ngày nay nhận thấy các hành động bừa bãi của con người đã làm tăng mức độ thảm khốc của thiên tai. Thật vậy, con người đã thực hiện ý muốn của Kẻ Quỷ Quyệt khi ủng hộ một hệ thống khiến các thảm họa ngày càng tồi tệ hơn.
Vậy, nhiều thảm họa thiên nhiên là hậu quả của hành động bất cẩn của con người. Một số thiên tai có lẽ sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng như thế nếu xảy ra ở nơi khác. Tại nhiều nơi trên thế giới, hậu quả của thảm họa thiên nhiên rất thảm khốc do các hành vi lén lút của những kẻ vô đạo đức, hoặc do nhiều người buộc phải sống ở những vùng nguy hiểm vì tình trạng bất công trong xã hội hay sự nghèo khổ vốn có trên thế giới hiện nay. Dĩ nhiên, một số người gánh chịu thảm họa không phải vì lỗi lầm hoặc sự cẩu thả của một người nào đó, nhưng vì thời thế và sự bất trắc xảy ra cho mọi người.—Truyền-đạo 9:11.
Dù lý do là gì đi nữa, nếu gặp thảm họa, bạn có thể đối phó như thế nào? Hãy xem những điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu tác hại khi thảm họa xảy ra.