Ai là đấng nghe lời cầu nguyện?
Ai là đấng nghe lời cầu nguyện?
Nếu có một đấng nghe lời cầu nguyện thì ngài phải là Đấng Tạo Hóa. Ngoài đấng đã thiết kế nên bộ não con người thì còn ai khác có thể đọc được suy nghĩ của bạn? Còn ai khác có thể đáp lại lời cầu nguyện và ban cho nhân loại sự giúp đỡ cần thiết? Thế nhưng, có lẽ bạn thắc mắc: “Tin nơi Đấng Tạo Hóa liệu có hợp lý không?”.
Nhiều người nghĩ là để tin có Đấng Tạo Hóa thì phải bác bỏ những bằng chứng của khoa học hiện đại. Nhưng cho rằng niềm tin nơi Đức Chúa Trời trái ngược với khoa học là không đúng. Hãy xem điểm sau:
▪ Gần đây, một cuộc khảo sát trên 1.646 giáo sư khoa học, tại 21 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, cho thấy chỉ một phần ba chọn câu: “Tôi không tin có Đức Chúa Trời”, để nói lên quan điểm của mình.
Sự thật là có một số nhà khoa học tin nơi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
Bằng chứng có một Đấng Tạo Hóa
Chúng ta có buộc phải tin rằng đấng nghe lời cầu nguyện thật sự hiện hữu, dù không có chứng cứ? Không. Ý nghĩ cho rằng đức tin nghĩa là tin không cần bằng chứng là sai. Kinh Thánh định nghĩa đức tin là “bằng chứng rõ ràng của những điều có thật, dù không nhìn thấy được” (Hê-bơ-rơ 11:1). Ví dụ, bạn không thể thấy sóng vô tuyến, nhưng điện thoại di động là một minh chứng cho thấy có sóng truyền tiếng nói; vì vậy chúng ta tin là sóng đó tồn tại. Tương tự, dù không thể thấy đấng nghe lời cầu nguyện, chúng ta có thể xem xét bằng chứng có sẵn để củng cố niềm tin về sự hiện hữu của ngài.
Chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời ở đâu? Chúng ta chỉ cần nhìn xung quanh. Kinh Thánh lý luận: “Hiển nhiên, ngôi nhà nào cũng có người dựng nên, còn đấng dựng nên muôn vật chính Hê-bơ-rơ 3:4). Bạn có đồng ý là câu trên hợp lý? Có lẽ khi bạn suy ngẫm về trật tự vũ trụ, nguồn gốc sự sống hoặc thiết kế có cấu trúc phức tạp nhất trên trái đất, là bộ não con người, bạn sẽ nhận ra rằng có sự hiện hữu của một đấng nào đó cao hơn con người *.
là Đức Chúa Trời” (Nhưng chỉ qua thiên nhiên thì chúng ta không thể biết hết về Đức Chúa Trời. Quan sát bằng chứng về Đức Chúa Trời qua sự sáng tạo cũng giống như nghe tiếng bước chân của ai đó đang đi sau cánh cửa đóng. Bạn biết có người, nhưng đó là ai? Muốn biết, bạn phải mở cửa ra. Chúng ta cũng phải làm điều tương tự để biết được đấng nào đứng đằng sau sự sáng tạo.
Kinh Thánh là cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Khi mở cánh cửa rồi xem xét một số lời tiên tri chi tiết và sự ứng nghiệm của chúng, bạn sẽ tìm thấy bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời *. Không chỉ thế, lời tường thuật về cách Đức Chúa Trời đối xử với dân ngài cho thấy rõ cá tính của ngài, đấng nghe lời cầu nguyện.
Đấng nghe lời cầu nguyện là đấng như thế nào?
Kinh Thánh tiết lộ rằng đấng nghe lời cầu nguyện là một đấng mà bạn có thể biết đến và gần gũi. Chắc chắn chỉ có đấng ấy mới có thể lắng nghe chúng ta với lòng thấu cảm. Thật Thi-thiên 65:2). Ngài nghe lời cầu nguyện của những người có đức tin. Và ngài có một danh. Kinh Thánh nói: “Đức Giê-hô-va xa cách kẻ ác; nhưng Ngài nghe lời cầu nguyện của người công-bình”.—Châm-ngôn 15:29.
vững lòng khi đọc: “Hỡi Đấng nghe lời cầu-nguyện, các xác-thịt đều sẽ đến cùng Ngài” (Đức Giê-hô-va có cảm xúc. Ngài là “Đức Chúa Trời của sự yêu thương” và được gọi là “Đức Chúa Trời hạnh phúc” (2 Cô-rinh-tô 13:11; 1 Ti-mô-thê 1:11). Kinh Thánh nói rằng vào lúc Đức Giê-hô-va thấy sự gian ác lan tràn thì ngài cảm thấy “buồn-rầu trong lòng” (Sáng-thế Ký 6:5, 6). Ý kiến cho rằng Đức Chúa Trời đã gây ra đau khổ nhằm thử thách con người là không đúng. Kinh Thánh cho biết: “Đức Chúa Trời chẳng hề hành ác” (Gióp 34:10). Tuy thế, có thể bạn tự hỏi: “Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa toàn năng, tại sao ngài lại để cho sự đau khổ tiếp diễn?”.
Đức Giê-hô-va đã ban cho con người khả năng vận dụng sự tự do ý chí, và điều đó cho chúng ta biết ngài là đấng như thế nào. Chúng ta không quý quyền tự do lựa chọn lối sống hay sao? Đáng buồn thay, nhiều người đã lạm dụng quyền tự do của họ, gây đau khổ cho chính mình và người khác. Giờ đây, có một câu hỏi đáng để chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc: Đức Chúa Trời loại trừ sự đau khổ bằng cách nào để không làm mất tự do của con người? Chúng ta hãy cùng xem xét câu hỏi này trong bài tiếp theo.
[Chú thích]
^ đ. 8 Để biết thêm chi tiết về bằng chứng cho thấy là Đức Chúa Trời hiện hữu, xin xem sách mỏng Nguồn gốc sự sống—Năm câu hỏi quan trọng và sách Có một Đấng Tạo Hóa quan tâm đến bạn không? do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 10 Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản sách mỏng Cuốn sách cho muôn dân và sách Kinh Thánh—Lời Đức Chúa Trời hay lời loài người? để giúp bạn xem xét bằng chứng là Kinh Thánh được viết bởi sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.
[Khung nơi trang 5]
Tôn giáo có khiến bạn hồ nghi?
Buồn thay, tôn giáo khiến nhiều người nghi ngờ là có hay không một đấng nghe lời cầu nguyện đầy lòng trắc ẩn. Việc tôn giáo nhúng tay vào chiến tranh, khủng bố, và dung túng hành vi lạm dụng trẻ em đã làm những người cầu nguyện phải thốt lên: “Tôi không tin có Đức Chúa Trời”.
Tại sao tôn giáo thường có ảnh hưởng tiêu cực? Nói đơn giản, những người xấu đã làm những việc xấu nhân danh tôn giáo. Kinh Thánh tiên tri là Ki-tô giáo sẽ bị khống chế và sử dụng cho mục đích xấu xa. Sứ đồ Phao-lô nói với các giám thị đạo Đấng Ki-tô: “Trong vòng anh em, sẽ có người giảng dạy những điều sai lệch để lôi kéo môn đồ theo họ”.—Công vụ 20:29, 30.
Đức Chúa Trời ghê tởm tôn giáo sai lầm. Kinh Thánh, Lời Đức Chúa Trời, quy trách nhiệm cho tôn giáo sai lầm về “huyết của... tất cả những người đã bị giết trên đất” (Khải huyền 18:24). Vì tôn giáo sai lầm đã thất bại trong việc dạy người ta về Đức Chúa Trời thật, đấng có bản tính yêu thương, những tôn giáo đó mắc tội đổ huyết trước mắt Đức Chúa Trời.—1 Giăng 4:8.
Đấng nghe lời cầu nguyện cảm thương những người bị tôn giáo áp bức. Không lâu nữa, tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại sẽ thôi thúc ngài sai Chúa Giê-su phán xét những kẻ đạo đức giả. Chúa Giê-su nói: “Trong ngày đó, nhiều người sẽ nói với tôi: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chẳng phải chúng tôi đã nhân danh ngài mà nói tiên tri?’... Nhưng tôi sẽ tuyên bố với họ: Ta chẳng hề biết các ngươi! Hỡi những kẻ làm điều ác, hãy đi cho khuất mắt ta!”.—Ma-thi-ơ 7:22, 23.