HÃY NOI THEO ĐỨC TIN CỦA HỌ
Ra-háp “được tuyên bố là công chính nhờ việc làm”
Ra-háp nhìn chăm chú qua cửa sổ, luồng ánh sáng rạng đông chiếu xuống cánh đồng bao bọc thành Giê-ri-cô. Một đoàn quân đang tập hợp ở đó—lực lượng của dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, khi tiếp tục diễu hành xung quanh thành thì bụi bay mịt mù theo từng bước chân của họ và tiếng kèn lại vang lên.
Thành Giê-ri-cô là quê hương của Ra-háp nên bà biết rõ mọi ngóc ngách đường xá, nhà cửa, phố chợ, cửa hàng buôn bán nhộn nhịp ở đây. Còn về dân trong thành, bà biết rõ hơn nữa. Ra-háp có linh cảm là mỗi ngày trôi qua, họ càng phập phồng lo sợ khi chiến sĩ Y-sơ-ra-ên cứ làm theo nghi thức kỳ lạ này—diễu hành quanh thành mỗi ngày một lần. Nhưng khi tiếng kèn vang lên trong mọi nẻo đường và các quảng trường thành Giê-ri-cô, bà không thấy sợ hãi, tuyệt vọng như dân tộc của mình.
Ra-háp quan sát khi đoàn quân bắt đầu diễu hành lúc sáng sớm trong ngày thứ bảy này. Giữa những chiến sĩ Y-sơ-ra-ên, bà thấy các thầy tế lễ thổi kèn và mang hòm giao ước, tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời họ, Đức Giê-hô-va. Chúng ta có thể hình dung bà đặt tay lên sợi dây màu đỏ treo nơi cửa sổ trên tường thành Giê-ri-cô tráng lệ và nhìn ra ngoài. Sợi dây này nhắc Ra-háp nhớ về hy vọng mà bà cùng gia đình sẽ được sống sót khi thành bị hủy diệt. Vậy, có phải Ra-háp phản bội dân tộc mình không? Đối với Đức Giê-hô-va, dĩ nhiên là không. Ngài xem bà là một phụ nữ có đức tin nổi trội. Chúng ta xem lại từ đầu câu chuyện của Ra-háp và xem mình có thể học được điều gì từ bà.
KỸ NỮ RA-HÁP
Ra-háp là một kỹ nữ, sự thật này khiến các nhà phê bình Kinh Thánh trước đây bị sốc, họ cho rằng bà chỉ là chủ nhà trọ. Nhưng Kinh Thánh thì nói rõ ràng và không che giấu sự thật (Giô-suê 2:1; Hê-bơ-rơ 11:31; Gia-cơ 2:25). Trong xã hội Ca-na-an, có thể người ta chấp nhận nghề nghiệp của Ra-háp. Tuy nhiên, dù văn hóa thời bấy giờ chấp nhận nghề này, nhưng có lẽ lương tâm cho bà biết việc làm của mình là sai. Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta ý thức để nhận ra điều đúng và điều sai (Rô-ma 2:14, 15). Ra-háp có thể ý thức lối sống của bà là đáng xấu hổ. Có lẽ giống như nhiều người ngày nay có lối sống như thế, bà thấy mình không có lối thoát, không còn sự lựa chọn nào khác nếu muốn chăm sóc cho gia đình.
Rõ ràng Ra-háp mong ước một đời sống tốt hơn. Quê hương bà đầy dẫy nạn bạo lực và trụy lạc, kể cả sự loạn luân và hành dâm với thú vật (Lê-vi Ký 18:3, 6, 21-24). Tôn giáo ảnh hưởng nhiều đến tội ác lan tràn trong xứ ấy. Các đền thờ cổ vũ nghi thức mại dâm và sự thờ phượng của ma-quỉ như thần Ba-anh, Mo-lóc trong đó có việc thiêu sống con mình trong lửa để tế thần.
Đức Giê-hô-va không nhắm mắt làm ngơ trước những gì đang xảy ra trong xứ Ca-na-an. Thật vậy, vì những thực hành gian ác của xứ Ca-na-an, Đức Giê-hô-va phán: “Đất vì chúng nó mà bị ô-uế; ta sẽ phạt tội-ác họ; đất sẽ mửa dân nó ra vậy” (Lê-vi ). “Phạt tội-ác” bao hàm điều gì? Nói chung, dân Y-sơ-ra-ên nhận được lời hứa: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lần lần đuổi các dân-tộc nầy khỏi trước mặt ngươi” ( Ký 18:25Phục-truyền Luật-lệ Ký 7:22). Nhiều thế kỷ trước, Đức Giê-hô-va đã hứa ban đất ấy cho dòng dõi Áp-ra-ham, và “Đức Chúa Trời, là đấng không thể nói dối”.—Tít 1:2; Sáng-thế Ký 12:7.
Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va cũng ra lệnh hủy diệt hoàn toàn một số nhóm dân trong xứ ấy (Phục-truyền Luật-lệ Ký 7:1, 2). Là Đấng công chính, “Đấng đoán-xét toàn thế-gian”, ngài đã đọc được lòng mỗi người, biết rõ sự gian ác và đồi bại đã ăn sâu vào lòng họ (Sáng-thế Ký 18:25; 1 Sử-ký 28:9). Cuộc sống của Ra-háp ra sao trong thành bị lên án như thế? Chúng ta có thể hình dung cảm xúc của bà thế nào khi nghe tin tức về dân Y-sơ-ra-ên. Bà biết Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên lãnh đạo dân ngài, dân tộc bị áp bức làm nô lệ, để họ hoàn toàn chiến thắng quân đội Ai Cập hùng mạnh nhất vào thời ấy. Giờ đây dân Y-sơ-ra-ên sắp tấn công Giê-ri-cô! Nhưng dân của thành này vẫn tiếp tục làm điều ác. Chúng ta có thể hiểu tại sao Kinh Thánh nói về những người Ca-na-an, dân tộc của Ra-háp là “những kẻ hành động bất tuân”.—Hê-bơ-rơ 11:31.
Ra-háp thì khác. Trong nhiều năm qua, hẳn bà ngẫm nghĩ về tin tức của dân Y-sơ-ra-ên và Đức Chúa Trời của họ, Đức Giê-hô-va. Một đấng hoàn toàn khác hẳn với các thần của dân Ca-na-an! Đức Chúa Trời này chiến đấu cho dân ngài, chứ không gây hại cho họ, ngài nâng cao đạo đức cho người thờ phượng ngài, chứ không hạ thấp giá trị của họ. Đức Chúa Trời ấy xem trọng phụ nữ, chứ không phải là vật để người ta mua, bán, bị mất phẩm giá khi tham gia sự thờ phượng đồi bại. Khi Ra-háp biết dân Y-sơ-ra-ên đóng trại bên sông Giô-đanh, sẵn sàng tấn công, bà hẳn lo sợ điều có thể xảy ra cho dân tộc mình. Liệu Đức Giê-hô-va có chú ý đến Ra-háp và quý điều tốt trong lòng bà không?
Ngày nay, nhiều người giống như Ra-háp. Họ thấy mình không có lối thoát, bị bế tắc trong cuộc sống nên họ cảm thấy mất phẩm giá, mất niềm vui, vô giá trị và không ai chú ý đến mình. Trường hợp của Ra-háp nhắc nhở và an ủi chúng ta, Đức Chúa Trời chú ý đến mỗi người. Dù chúng ta cảm thấy mình tuyệt vọng nhưng “ngài không ở xa mỗi người trong chúng ta” (Công vụ 17:27). Đức Giê-hô-va ở gần, sẵn sàng và mong muốn ban hy vọng cho những ai thể hiện đức tin nơi ngài. Ra-háp có làm như thế không?
BÀ TIẾP ĐÃI SỨ GIẢ
Trước khi quân Y-sơ-ra-ên diễu hành xung quanh thành Giê-ri-cô, một ngày nọ hai người lạ đến nhà của Ra-háp. Hai người ấy hy vọng không ai chú ý đến mình, nhưng trước tình hình căng thẳng trong thành, nhiều người cảnh giác để phát hiện bất cứ người nào khả nghi là do thám của dân Y-sơ-ra-ên. Với cặp mắt sắc sảo, hẳn Ra-háp nhanh chóng nhận ra hai người này. Chẳng có gì lạ khi hai người đàn ông đến nhà bà, họ chỉ muốn trú ngụ, không phải để mua vui.
Thật ra, hai người này là do thám đến từ trại quân Y-sơ-ra-ên. Chỉ huy của họ là Giô-suê đã phái họ đi để xác định điểm mạnh và yếu của dân thành Giê-ri-cô. Đây là thành đầu tiên của xứ Ca-na-an và có lẽ là thành mạnh nhất mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ đánh chiếm. Giô-suê muốn biết điều mà ông và các chiến sĩ sẽ đối mặt. Rõ ràng hai người do thám cố tình chọn căn nhà của Ra-háp vì không ai chú ý đến người lạ ở nhà của kỹ nữ. Có thể hai do thám cũng muốn thu thập bất cứ thông tin hữu ích nào khi nghe người ta trò chuyện.
Kinh Thánh nói Ra-háp “tiếp đãi các sứ giả” (Gia-cơ 2:25). Bà mời họ vào nhà dù có thể nghi ngờ về họ và thắc mắc tại sao họ đến đây, bà vẫn cho trú ngụ. Có lẽ bà hy vọng sẽ biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời của họ.
Nhưng các sứ giả của vua thành Giê-ri-cô bất ngờ ập đến! Tin tức lan truyền rằng do thám của Y-sơ-ra-ên đã đến nhà Ra-háp. Bà sẽ làm gì? Nếu che chở hai người lạ mặt, chẳng phải Ra-háp đặt mình và gia đình vào tình trạng nguy hiểm sao? Liệu dân thành Giê-ri-cô sẽ giết cả nhà nếu bà che giấu hai kẻ thù ấy? Mặt khác, có lẽ lúc đó Ra-háp chắc chắn biết hai người này là ai. Nếu bà đã biết Giê-hô-va là Đức Chúa Trời cao siêu hơn thần của mình, chẳng phải đây là cơ hội để bà đứng về phía ngài sao?
Ra-háp không có thời gian để suy nghĩ nhưng bà đã lanh trí và hành động nhanh chóng. Bà giấu hai do thám dưới những thân cây lanh đang phơi trên mái nhà. Rồi nói với các sứ giả của vua: “Quả thật họ đã tới nhà tôi, nhưng chẳng biết ở đâu đến. Song vào buổi tối cửa thành hầu đóng, hai người ấy đi ra, tôi không biết đi đâu; hãy mau đuổi theo, vì các ngươi theo kịp được” (Giô-suê 2:4, 5). Hãy hình dung Ra-háp quan sát gương mặt của các sứ giả. Bà có thắc mắc không biết họ nghe tiếng tim bà đập thình thịch hay không?
Mưu kế của bà đã thành công! Các sứ giả vội vã đi về hướng chỗ cạn của sông Giô-đanh (Giô-suê 2:7). Ra-háp hẳn thở phào nhẹ nhõm. Với phương kế đơn giản, bà đã đánh lạc hướng những kẻ sát nhân này, họ không có quyền biết sự thật và bà đã cứu hai người phụng sự Đức Giê-hô-va.
Ra-háp vội vã trở lại mái nhà và kể cho hai do thám nghe điều bà đã làm. Bà cũng tiết lộ một sự kiện quan trọng: Dân tộc của bà mất tinh thần và kinh hãi quân đội Y-sơ-ra-ên. Tin này hẳn làm cho hai do thám phấn khởi. Những người Ca-na-an gian ác đã sợ hãi trước quyền năng của Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên! Rồi Ra-háp cho thấy đức tin của mình, một điều đặc biệt quan trọng đối với chúng ta. Bà nói: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên Giô-suê 2:11). Những tin tức Ra-háp đã nghe về Đức Giê-hô-va ít ra cho bà biết điều này: Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên xứng đáng để bà tin cậy. Bà đặt niềm tin nơi Đức Giê-hô-va.
trời cao kia, và ở dưới đất thấp nầy” (Đối với Ra-háp, chắc chắn Đức Giê-hô-va sẽ giúp dân ngài chiến thắng. Vì thế, bà cầu xin tha mạng cho bà và gia đình mình. Hai do thám đồng ý, với điều kiện là Ra-háp phải giữ bí mật của họ và treo sợi chỉ màu đỏ nơi cửa sổ để các chiến binh có thể bảo vệ bà cùng gia đình.—Giô-suê 2:12-14, 18.
Chúng ta có thể học được sự thật quan trọng về đức tin của Ra-háp. Như Kinh Thánh viết, “đức tin có được qua điều đã nghe” (Rô-ma 10:17). Bà đã nghe những tin tức đáng tin cậy về quyền năng và công lý của Đức Giê-hô-va nên bà đặt đức tin nơi ngài. Ngày nay, chúng ta có nhiều cơ hội để biết về Đức Giê-hô-va. Liệu chúng ta có gắng sức tìm hiểu về ngài, đặt đức tin nơi ngài dựa trên những gì chúng ta học được qua Kinh Thánh không?
THÀNH TRÌ KIÊN CỐ SỤP ĐỔ
Theo lời khuyên của Ra-háp, hai do thám trèo xuống vách thành bằng sợi dây được thòng từ cửa sổ, rồi nhanh chóng lẻn vào miền núi. Ở đó, dọc theo những chỗ dốc đến phía bắc Giê-ri-cô có nhiều hang đá. Tại đây, hai do thám có thể ẩn nấp cho đến khi thấy an toàn để trở về trại quân Y-sơ-ra-ên và báo cho dân biết tin vui mà họ đã nghe từ Ra-háp.
Sau đó, dân thành Giê-ri-cô run sợ khi nghe Đức Giê-hô-va làm phép lạ khiến nước sông Giô-đanh dừng lại để dân Y-sơ-ra-ên băng qua trên đất khô của lòng sông (Giô-suê 3:14-17). Nhưng đối với Ra-háp, tin tức ấy cung cấp thêm bằng chứng cho thấy việc bà đặt đức tin nơi Đức Giê-hô-va là đúng.
Rồi đến những ngày các chiến sĩ Y-sơ-ra-ên diễu hành xung quanh thành Giê-ri-cô—sáu ngày, mỗi ngày một lần. Giờ đây đã đến ngày thứ bảy, ngày này thì khác. Như được đề cập ở đầu bài, cuộc diễu hành bắt đầu lúc mặt trời mọc, và sau khi đi một vòng, họ tiếp tục đi xung quanh thành Giê-ri-cô và cứ thế mà đi (Giô-suê 6:15). Các chiến sĩ Y-sơ-ra-ên đang làm gì?
Cuối cùng vào ngày thứ bảy, khi đã đi bảy lần, đội quân dừng lại. Tiếng kèn ngưng. Bầu không khí yên lặng bao trùm khắp nơi. Sự căng thẳng trong thành ấy hẳn lên đến tột độ. Rồi Giô-suê ra hiệu, lần đầu tiên đội quân Y-sơ-ra-ên la lên một tiếng rất hùng hồn. Quân lính trên tường thành Giê-ri-cô có nghĩ đây là loại tấn công kỳ lạ, chỉ bằng tiếng la? Nếu như thế thì họ không nghĩ quá lâu. Tường thành đồ sộ bắt đầu rung chuyển dưới chân họ. Nó rung, nứt ra, rồi đổ sụp xuống, tan ra từng mảnh! Nhưng khi bụi đã tan, một phần của tường thành còn đứng sừng sững. Nhà của Ra-háp vẫn đứng vững như đức tin không lay chuyển của bà. Hãy hình dung cảm xúc của Ra-háp khi chứng kiến Đức Giê-hô-va đã che chở mình *! Gia đình bà được an toàn!—Giô-suê 6:10, 16, 20, 21.
Tương tự thế, dân của Đức Giê-hô-va xem trọng đức tin của Ra-háp. Khi chứng kiến căn nhà đứng trơ trọi một mình, họ biết Đức Giê-hô-va ở cùng phụ nữ này. Bà và gia đình được sống sót khi tai họa giáng xuống thành gian ác ấy. Sau cuộc chiến đó, Ra-háp được phép trú ngụ gần trại dân Y-sơ-ra-ên. Với thời gian, Ra-háp kết hợp với dân Do Thái. Bà kết hôn với người tên Salmon. Con trai của họ là Bô-ô, một người có đức tin đáng chú ý. Rồi Bô-ô kết hôn với Ru-tơ người Mô-áp * (Ru-tơ 4:13, 22). Vua Đa-vít rồi sau này là Đấng Mê-si, Chúa Giê-su Ki-tô, ra từ dòng dõi nổi trội ấy.—Giô-suê 6:22-25; Ma-thi-ơ 1:5, 6, 16.
Câu chuyện của Ra-háp cho thấy Đức Giê-hô-va quý trọng mỗi người chúng ta. Ngài chú ý, đọc được lòng tất cả chúng ta. Ngài cũng vui khi thấy chúng ta có chút đức tin giống như đức tin lóe sáng trong lòng Ra-háp, thôi thúc bà hành động. Như Kinh Thánh nói, bà được “tuyên bố là công chính nhờ việc làm” (Gia-cơ 2:25). Noi theo đức tin của bà là điều khôn ngoan biết bao!
^ đ. 27 Điều đáng chú ý là Đức Giê-hô-va xem trọng thỏa thuận của hai người do thám với bà Ra-háp.
^ đ. 28 Để biết thêm thông tin về Ru-tơ và Bô-ô, xem bài “Hãy noi theo đức tin của họ” trong số Tháp Canh ngày 1 tháng 7 và ngày 1 tháng 10 năm 2012.