HÃY NOI THEO ĐỨC TIN CỦA HỌ
Ông chịu đựng trước sự bất công
Ông Ê-li đi dọc theo thung lũng Giô-đanh. Ông đã đi xa trong nhiều tuần, từ miền núi Hô-rếp xa xôi đi về hướng bắc. Giờ đây, ông trở lại nước Y-sơ-ra-ên, và thấy những thay đổi tại quê hương mình. Dư âm của nạn hạn hán kéo dài bắt đầu giảm dần. Những cơn mưa thu nhẹ nhàng rơi, và nông dân đang cày ruộng. Có lẽ nhà tiên tri yên tâm phần nào khi thấy đất đai phì nhiêu trở lại, nhưng điều ông quan tâm nhất là con người. Tình trạng tâm linh của họ rất yếu. Nạn thờ thần Ba-anh vẫn lan tràn và Ê-li có nhiều việc phải làm. *
Gần thành A-bên-Mê-hô-la, Ê-li thấy cảnh cày ruộng với quy mô lớn. Có 24 bò đực được buộc vào ách từng đôi và 12 đôi bò cùng nhau cày những luống song song trên đất ẩm ướt. Người đàn ông cầm đôi bò cuối cùng là người mà Ê-li đang tìm. Đó là Ê-li-sê, Đức Giê-hô-va chọn ông ấy làm người kế nhiệm Ê-li. Ê-li từng nghĩ rằng mình đơn độc trong việc giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời, nên chắc chắn ông nôn nóng gặp được người này.—1 Các Vua 18:22; 19:14-19.
Ê-li có cảm thấy đôi chút ngần ngại về việc giao phó một số trách nhiệm, chia sẻ đặc ân hoặc ngày nào đó người khác sẽ thay thế mình không? Chúng ta không biết, nhưng có thể ông đang lo lắng về những điều này. Suy cho cùng, ông “là người có cảm xúc như chúng ta” (Gia-cơ 5:17). Dù trường hợp nào đi nữa, Kinh Thánh cho biết: “Ê-li đi ngang qua người, ném áo choàng mình trên người” (1 Các Vua 19:19). Việc mặc áo choàng chính thức của Ê-li—rất có thể bằng da cừu hoặc da dê—tượng trưng cho sự bổ nhiệm đặc biệt mà ông nhận từ Đức Giê-hô-va. Vì vậy, việc ném áo trên Ê-li-sê là một hành động đầy ý nghĩa. Ê-li sẵn sàng vâng phục Đức Giê-hô-va và bổ nhiệm Ê-li-sê làm người kế nhiệm mình. Ê-li tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời.
Về người đàn ông trẻ hơn, ông rất muốn giúp đỡ nhà tiên tri lớn tuổi. Ê-li-sê không kế nhiệm Ê-li ngay lúc đó. Thay vì thế, ông khiêm nhường đi theo và giúp nhà tiên tri ấy trong khoảng sáu năm, sau này được biết đến “là người thường xối nước cho Ê-li rửa tay” (2 Các Vua 3:11, Bản Dịch Mới). Hẳn Ê-li được an ủi biết bao khi có một đầy tớ đầy năng lực và hữu dụng như thế! Rất có thể hai người nhanh chóng trở thành bạn thân. Việc khích lệ nhau chắc chắn giúp cả hai chịu đựng dù thấy sự bất công khủng khiếp lan tràn khắp xứ. Đặc biệt là sự gian ác của vua A-háp ngày càng tồi tệ.
Có bao giờ bạn gặp sự bất công? Đa số chúng ta phải chịu điều này trong thế gian suy đồi. Tìm một người bạn yêu thương Đức Chúa Trời có thể giúp bạn chịu đựng. Bạn cũng có thể học nhiều điều từ đức tin của Ê-li khi đối mặt với sự bất công.
“HÃY ĐỨNG DẬY ĐI XUỐNG ĐÓN A-HÁP”
Ê-li và Ê-li-sê làm việc siêng năng để xây dựng người ta về mặt tâm linh. Vào thời đó, những 1 Các Vua 21:18). A-háp đã làm gì?
nhà tiên tri được tập hợp trong một số nhóm, có lẽ Ê-li và Ê-li-sê đã dẫn đầu việc huấn luyện các nhà tiên tri ấy. Nhưng với thời gian, Ê-li nhận nhiệm vụ mới từ Đức Giê-hô-va: “Hãy đứng dậy đi xuống đón A-háp, vua Y-sơ-ra-ên” (Nhà vua là một kẻ bội đạo, vị vua Y-sơ-ra-ên tồi tệ nhất cho đến thời điểm lúc bấy giờ. Ông kết hôn với bà Giê-sa-bên, khiến sự thờ phượng thần Ba-anh lan tràn khắp xứ, chính vua cũng thờ thần ấy (1 Các Vua 16:31-33). Việc thờ phượng Ba-anh gồm nghi lễ sinh sản, nghi thức mại dâm và thậm chí dâng con tế thần. Hơn nữa, gần đây A-háp không vâng lời Đức Giê-hô-va về việc giết vua Bên-Ha-đát gian ác của nước Sy-ri. Rõ ràng sự bất tuân của A-háp liên quan đến lợi ích riêng về tiền bạc (1 Các Vua, chương 20). Nhưng giờ đây, sự tham lam, ham mê vật chất và bạo lực của A-háp cùng Giê-sa-bên còn tồi tệ hơn nữa.
A-háp có một lâu đài ở Sa-ma-ri, kiến trúc khá đồ sộ! Ông cũng có một lâu đài ở Gít-rê-ên, cách Sa-ma-ri khoảng 37km. Kế bên lâu đài thứ hai có một vườn nho. A-háp thèm muốn mảnh đất nhỏ ấy của một người tên Na-bốt. A-háp triệu Na-bốt đến và đề nghị ông bán hoặc trao đổi vườn nho. Nhưng Na-bốt nói: “Nguyện Đức Giê-hô-va giữ lấy tôi, chớ để tôi nhường cho vua cơ-nghiệp của tổ-phụ tôi!” (1 Các Vua 21:3). Na-bốt có ngang bướng? Có thiếu suy xét không? Nhiều người cho là như thế. Thật ra Na-bốt làm theo Luật pháp của Đức Giê-hô-va, đó là người Y-sơ-ra-ên không được phép bán vĩnh viễn sản nghiệp của tổ tiên (Lê-vi Ký 25:23-28). Đối với Na-bốt, việc vi phạm Luật pháp Đức Chúa Trời là điều không thể. Ông là người có đức tin và can đảm vì hẳn ông biết việc chống lại A-háp là nguy hiểm.
Tất nhiên A-háp xem thường Luật pháp của Đức Giê-hô-va. Ông trở về cung điện, “buồn và giận” khi sự việc không theo ý mình. Chúng ta đọc: “A-háp nằm trên giường, xây mặt đi, không chịu ăn” (1 Các Vua 21:4). Khi Giê-sa-bên thấy chồng mình như một đứa bé hờn dỗi, bà nhanh chóng bày ra âm mưu để đạt được điều ông ao ước, và như thế cũng giết một gia đình công chính.
Thật không khỏi kinh ngạc khi đọc về âm mưu gian ác của hoàng hậu Giê-sa-bên. Bà biết Luật pháp Đức Chúa Trời đòi hỏi phải có hai người để làm chứng cho một vụ nghiêm trọng (Phục-truyền Luật-lệ Ký 19:15). Vì vậy, dưới danh nghĩa của A-háp, bà gửi các thư đến những người có địa vị ở Gít-rê-ên để tìm hai người đàn ông sẵn sàng vu cáo Na-bốt. Tội phạm thượng ấy phải lãnh án chết. Âm mưu của bà rất thành công. Hai “kẻ gian-phạm” làm chứng vu cáo Na-bốt, và ông bị ném đá đến chết. Chẳng những thế, các con trai của Na-bốt cũng bị giết *! (1 Các Vua 21:5-14; Lê-vi Ký 24:16; 2 Các Vua 9:26). Thật ra, A-háp đã chối bỏ quyền làm đầu, để vợ lấn quyền và giết những người vô tội.
Hãy hình dung cảm xúc của Ê-li khi Đức Giê-hô-va cho ông biết việc vua và hoàng hậu đã làm. Thật nản lòng khi thấy kẻ ác dường như thắng người vô tội (Thi-thiên 73:3-5, 12, 13). Ngày nay chúng ta thường thấy những điều bất công khủng khiếp xảy ra, ngay cả những người có quyền lực tự nhận mình đại diện Đức Chúa Trời cũng làm thế. Dù vậy, chúng ta có thể được an ủi qua lời tường thuật này. Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ rằng không thể giấu Đức Giê-hô-va bất cứ điều gì. Ngài thấy hết mọi việc (Hê-bơ-rơ 4:13). Trước những hành vi gian ác mà Đức Chúa Trời thấy, ngài làm gì?
‘Ớ KẺ THÙ-NGHỊCH, NGƯỜI GẶP TA À?’
Đức Giê-hô-va phái Ê-li đến gặp A-háp. Đức Chúa Trời phán rõ: “Kìa, người ở trong vườn nho của Na-bốt” (1 Các Vua 21:18). Khi Giê-sa-bên cho biết giờ đây vườn nho thuộc về A-háp, ông liền bật dậy và đi tận hưởng thành quả mới. Ông không nghĩ đến việc Đức Giê-hô-va đang quan sát. Hãy hình dung vẻ mặt của A-háp khi ông thơ thẩn trong vườn nho, đầu óc đầy mộng tưởng về khu vườn tuyệt vời mà mình sẽ xây dựng. Nhưng thình lình Ê-li xuất hiện! Vẻ mặt hớn hở của A-háp bổng nhiên thay đổi, đầy giận dữ và căm ghét, ông thốt lên: ‘Ớ kẻ thù-nghịch, người gặp ta à?’.—1 Các Vua 21:20.
Lời của A-háp bộc lộ hai điều dại dột. Thứ nhất, khi nói với Ê-li là ‘Người gặp ta à?’, A-háp cho thấy ông không nghĩ đến Đức Giê-hô-va. Nhưng, Đức Giê-hô-va đã “gặp” ông. Ngài thấy A-háp lạm dụng món quà, tức quyền tự quyết định, và tận hưởng thành quả từ âm mưu gian ác của Giê-sa-bên. Đức Chúa Trời thấy lòng A-háp, xem vật chất trở nên quan trọng hơn sự thương xót, công lý, và lòng trắc ẩn. Thứ hai, khi nói với Ê-li là “Ớ kẻ thù-nghịch”, A-háp cho thấy sự căm ghét của ông đối với người là bạn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời và người có thể giúp ông thay đổi đường lối xấu.
Chúng ta có thể rút ra những bài học quan trọng từ sự dại dột của A-háp. Chúng ta phải luôn nhớ rằng Đức Giê-hô-va thấy hết mọi việc. Là Cha yêu thương, ngài biết khi nào chúng ta đi chệch khỏi con đường đúng và ngài mong muốn chúng ta thay đổi đường lối sai. Để giúp chúng ta, Đức Chúa Trời thường dùng các bạn của ngài, như Thi-thiên 141:5.
Ê-li, những người trung thành, mang lời ngài đến với con người. Thật sai lầm khi xem bạn của Đức Chúa Trời là kẻ thù của chúng ta!—Hãy hình dung việc Ê-li nói với A-háp: “Phải, tôi có gặp vua”. Ê-li biết A-háp là loại người nào, kẻ trộm, giết người, và nghịch lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Thật can đảm khi ông đối mặt với kẻ gian ác này. Rồi Ê-li công bố cho A-háp biết phán quyết của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va thấy hết sự việc ấy—sự gian ác lan tràn ra từ gia đình A-háp và ảnh hưởng đến người dân. Thế nên, Ê-li nói với A-háp rằng Đức Chúa Trời đã ra lệnh “quét sạch” toàn bộ triều đại này. Bà Giê-sa-bên cũng bị xét xử theo công lý.—1 Các Vua 21:20-26.
Ê-li không tin người ta có thể làm những hành động gian ác, bất công mà không bị trừng phạt. Dễ nghĩ như vậy trong thế gian ngày nay. Lời tường thuật này của Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ là Đức Giê-hô-va không chỉ thấy những điều đang diễn ra mà ngài sẽ thực thi công lý vào thời điểm mà ngài định. Lời ngài bảo đảm với chúng ta rằng ngày ấy sắp đến, lúc Đức Giê-hô-va sẽ chấm dứt mọi sự bất công mãi mãi! (Thi-thiên 37:10, 11). Nhưng có lẽ bạn tự nhủ: “Sự phán xét của Đức Chúa Trời chỉ gồm sự trừng phạt thôi sao? Hay cũng thể hiện lòng thương xót?”.
“NGƯƠI CÓ THẤY THẾ NÀO A-HÁP HẠ MÌNH XUỐNG TRƯỚC MẶT TA CHĂNG?”
Có lẽ Ê-li kinh ngạc trước phản ứng của A-háp về lời phán xét của Đức Chúa Trời. Lời tường thuật cho biết: “A-háp nghe lời của Ê-li nói, bèn xé quần-áo mình; lấy bao mặc cho mình và nhịn đói; nằm vấn bao và ở khiêm-nhượng” (1 Các Vua 21:27). A-háp có ăn năn không?
Ít ra chúng ta có thể nói là A-háp thay đổi phần nào. Ông hạ mình xuống—chắc chắn việc này khó cho người kiêu căng ngạo mạn. Nhưng đó có phải là sự ăn năn thành thật không? Hãy so sánh với vị vua sau này có lẽ còn gian ác hơn A-háp, đó là Ma-na-se. Khi Đức Giê-hô-va trừng phạt Ma-na-se, ông hạ mình xuống, kêu cầu Đức Giê-hô-va giúp đỡ. Nhưng ông còn làm hơn thế nữa. Ông thay đổi đường lối qua việc loại bỏ các hình tượng mà ông đã dựng lên, nỗ lực thờ phượng Đức Giê-hô-va, ngay cả khuyến khích thần dân làm thế (2 Sử-ký 33:1-17). Chúng ta có thấy A-háp hành động như thế không? Đáng buồn là không.
Đức Giê-hô-va có để ý đến việc A-háp công khai biểu lộ sự buồn rầu không? Đức Giê-hô-va nói với Ê-li: “Ngươi có thấy thế nào A-háp hạ mình xuống trước mặt ta chăng? Bởi vì người hạ mình xuống trước mặt ta, ta không giáng họa trong đời nó; nhưng trong đời con trai nó ta sẽ giáng họa trên nhà nó” (1 Các Vua 21:29). Đức Giê-hô-va có tha thứ cho A-háp không? Không, chỉ khi ông thành thật ăn năn thì mới được Đức Chúa Trời thương xót (Ê-xê-chi-ên 33:14-16). Nhưng vì A-háp cho thấy mình hối tiếc phần nào, nên Đức Giê-hô-va cũng thể hiện sự thương xót phần nào. Đó là A-háp sẽ không chứng kiến cảnh đau lòng, cả gia đình ông bị hủy diệt.
Nhưng sự phán xét của Đức Giê-hô-va không thay đổi. Sau đó Đức Giê-hô-va hỏi các thiên sứ phương cách tốt nhất để lừa A-háp ra chiến trận hầu ông tử trận. Không lâu sau, phán quyết của Đức Giê-hô-va đối với A-háp đã được thực thi. Bị thương trong chiến trận, A-háp chảy máu đến chết trên xe của mình. Lời tường thuật cho biết chi tiết khủng khiếp: Khi người ta rửa xe ấy, vài con chó đến liếm huyết của vua. Bằng cách công khai này, lời Đức Giê-hô-va về A-háp được ứng nghiệm: “Ở tại chỗ mà chó đã liếm huyết của Na-bốt, thì chó cũng sẽ liếm chính huyết của ngươi”.—1 Các Vua 21:19; 22:19-22, 34-38.
Đối với Ê-li, Ê-li-sê và tất cả những người trung thành khác trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời, cái chết của A-háp đưa ra một lời nhắc nhở làm vững lòng, Đức Giê-hô-va không quên sự can đảm và đức tin của Na-bốt. Sớm muộn gì Đức Chúa Trời của công lý không bao giờ quên trừng phạt cái ác. Ngài cũng không quên tỏ lòng thương xót trong việc phán xét nếu có lý do chính đáng (Dân-số Ký 14:18). Hẳn là một bài học đáng nhớ cho Ê-li, người đã chịu đựng nhiều thập niên dưới sự cai trị của vị vua gian ác ấy! Bạn có bao giờ là nạn nhân của sự bất công? Bạn có mong đợi Đức Chúa Trời giải quyết không? Bạn nên noi theo đức tin của Ê-li. Cùng với bạn đồng hành Ê-li-sê, Ê-li đã tiếp tục rao truyền thông điệp Đức Chúa Trời, chịu đựng trước sự bất công!
^ đ. 3 Đức Giê-hô-va làm cho xứ bị hạn hán ba năm rưỡi để phơi bày sự bất lực của thần Ba-anh, vị thần mà người ta cho rằng ban mưa và làm đất đai màu mỡ (1 Các Vua, chương 18). Xem bài “Hãy noi theo đức tin của họ” trong số Tháp Canh ngày 1-1-2008 và ngày 1-4-2008.
^ đ. 13 Nếu sợ các con trai của Na-bốt hưởng quyền thừa kế vườn nho, hẳn Giê-sa-bên cảm thấy phải lập mưu để giết các con trai Na-bốt. Để biết tại sao Đức Chúa Trời cho phép sự áp bức xảy ra như thế, xem bài “Câu hỏi độc giả” trong tạp chí này.