NÓI CHUYỆN VỚI CHỦ NHÀ
Tại sao tìm hiểu Kinh Thánh?
Dưới đây là cuộc nói chuyện điển hình giữa một Nhân Chứng Giê-hô-va và chủ nhà. Hãy hình dung Nhân Chứng tên Bình đến nhà một người tên Dũng.
KINH THÁNH—CHÍNH XÁC VỀ LỊCH SỬ
Dũng: Tôi không phải là người sùng đạo. Vì thế, tôi nghĩ chúng ta không có nhiều điều để nói với nhau.
Bình: Cám ơn anh cho biết. Nhân tiện, tôi tên Bình. Xin hỏi anh tên gì?
Dũng: Tôi là Dũng.
Bình: Rất vui được gặp anh Dũng.
Dũng: Tôi cũng vui được gặp anh.
Bình: Xin hỏi gia đình anh có theo đạo không?
Dũng: Có, nhưng khi học đại học xa nhà, tôi không tham gia hoạt động tôn giáo nữa.
Bình: À, thì ra là vậy. Anh học ngành gì?
Dũng: Xã hội và lịch sử. Tôi rất thích nghiên cứu xã hội loài người tiến bộ thế nào qua các giai đoạn lịch sử.
Bình: Lịch sử là môn học khá thú vị. Anh biết không, Kinh Thánh là một sách sử. Anh đã từng nghiên cứu Kinh Thánh chưa?
Dũng: Chưa. Tôi biết Kinh Thánh là cuốn sách hay nhưng chưa bao giờ nghĩ đó cũng là một sách sử.
Bình: Anh có vẻ thích học hỏi. Nếu anh có ít phút, tôi muốn giới thiệu vài ví dụ cho thấy Kinh Thánh chính xác về lịch sử.
Dũng: Cũng được, nhưng tôi không có Kinh Thánh.
Bình: Không sao. Anh có thể xem chung với tôi. Ví dụ đầu tiên nằm ở 1 Sử-ký chương 29, câu 26 và 27. Câu này nói: “Đa-vít, con trai Y-sai, cai-trị trên cả Y-sơ-ra-ên. Người cai-trị trên Y-sơ-ra-ên bốn mươi năm: tại Hếp-rôn, người cai-trị bảy năm, và tại Giê-ru-sa-lem, người cai-trị ba mươi ba năm”.
Dũng: Làm sao câu này cho thấy Kinh Thánh chính xác?
Bình: Vì có một thời, các nhà phê bình cho rằng vua Đa-vít không có thật.
Dũng: Thế à? Tại sao họ lại nghi ngờ?
Bình: Vì ngoài Kinh Thánh, có rất ít bằng chứng cho thấy ông ấy có thật. Tuy nhiên, vào năm 1993, một nhóm nhà khảo cổ đã khai quật được một phiến đá rất cổ, trên đó có chữ “Nhà Đa-vít”.
Dũng: Thú vị thật.
Bình: Một nhân vật khác trong Kinh Thánh cũng bị nghi ngờ là Bôn-xơ Phi-lát, quan tổng đốc thời Chúa Giê-su. Nơi Lu-ca chương 3, câu 1 cho biết ông là một trong các viên quan thời đó.
Dũng: Vâng, ở đây nói rằng “khi Bôn-xơ Phi-lát làm quan tổng đốc xứ Giu-đa, Hê-rốt là vua chư hầu vùng Ga-li-lê”.
Bình: Đúng vậy. Trong nhiều năm, một số học giả đã nghi ngờ liệu Bôn-xơ Phi-lát có thật hay
không. Nhưng cách đây khoảng 50 năm, người ta tìm thấy một phiến đá ở Trung Đông, trên đó có khắc rõ tên ông.Dũng: Vậy sao? Tôi chưa từng nghe về những điều này.
Bình: Tôi rất vui được chia sẻ thông tin với anh.
Dũng: Thành thật mà nói, tôi luôn xem trọng Kinh Thánh như một tác phẩm văn học, nhưng tôi không thấy sách này có liên quan đến thời chúng ta. Kinh Thánh có lẽ chính xác về lịch sử, nhưng tôi không nghĩ nó lại có giá trị thực tế.
KINH THÁNH—CỔ XƯA NHƯNG HỢP THỜI
Bình: Nhiều người cũng nghĩ vậy. Nhưng tôi thì khác. Lý do là vì từ trước đến giờ, nhu cầu cơ bản của loài người không hề thay đổi. Chẳng hạn, chúng ta luôn cần thức ăn, áo mặc và chỗ ở, cần giao tiếp với người khác và muốn có một gia đình hạnh phúc. Chẳng phải tất cả chúng ta đều quý trọng những điều đó sao?
Dũng: Chắc chắn rồi.
Bình: Kinh Thánh có thể giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực ấy nên có thể được gọi là sách cổ nhưng hợp thời.
Dũng: Ý anh là sao?
Bình: Nói cách khác, Kinh Thánh chứa đựng những nguyên tắc cơ bản phù hợp với thời nay dù được viết cách đây nhiều thế kỷ trước.
Kinh Thánh chứa đựng những nguyên tắc cơ bản phù hợp với thời nay dù được viết cách đây nhiều thế kỷ trước
Dũng: Như thế nào?
Bình: Các nguyên tắc Kinh Thánh có thể hướng dẫn chúng ta trong những vấn đề như quan điểm thăng bằng về tiền bạc, đời sống gia đình hạnh phúc hoặc trở thành bạn tốt. Cuốn sách này giống như tấm bản đồ dẫn đến thành công. Chẳng hạn, anh có công nhận là thời buổi này, để trở thành người chồng tốt hoặc thành công trong việc dẫn đầu gia đình là một thách đố không?
Dũng: Tôi cũng nghĩ vậy. Vợ chồng tôi kết hôn được khoảng một năm, nhưng không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm.
Bình: Vâng. Kinh Thánh có những nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả. Ví dụ, hãy cùng xem trong sách Ê-phê-sô chương 5 câu 22, 23 và 28. Anh có thể đọc câu này không?
Dũng: Cũng được. Câu này nói: “Vợ hãy vâng phục chồng như vâng phục Chúa; vì chồng là đầu vợ, như Đấng Ki-tô là đầu hội thánh, tức thân thể ngài, và ngài là đấng cứu rỗi thân thể ấy”. Câu 28: “Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ là yêu chính mình”.
Bình: Cảm ơn anh. Nếu cả hai đều cố gắng áp dụng lời khuyên này thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn, phải không?
Dũng: Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó.
Bình: Đúng vậy, không ai là hoàn hảo. Cũng trong chương này, có một câu khác khuyên chúng ta nên phải lẽ *. Mối quan hệ nào cũng vậy, cần có sự thăng bằng và nhường nhịn nhau. Vợ chồng tôi nhận thấy Kinh Thánh giúp chúng tôi có sự thăng bằng.
Dũng: Nghe cũng có lý.
Bình: Nhân Chứng Giê-hô-va có một trang web chứa nhiều thông tin bổ ích về đời sống hôn nhân và gia đình. Nếu anh có vài phút, tôi có thể cho anh xem một ví dụ.
Dũng: Không sao, vài phút thì được.
Bình: Hay quá. Địa chỉ của trang web là www.pr418.com/vi. Đây là trang chủ.
Dũng: Tôi thích các hình ảnh này.
Bình: Đây là những hình ảnh về công việc truyền giảng trên khắp thế giới của chúng tôi. À, đây rồi. Mục này là “Trợ giúp cho vợ chồng và cha mẹ”. Bên dưới có một số bài ngắn đề cập đến nhiều tình huống khác nhau. Có bài nào anh quan tâm không?
Dàn xếp mối bất đồng trong hôn nhân”. Tôi nghĩ mình nên xem bài này!
Dũng: Có, “Bình: Bài này nêu lên bốn bước để giải quyết vấn đề. Hãy lưu ý đoạn sau đây. Anh Dũng muốn đọc không?
Dũng: Được, đoạn này nói: “Nếu việc trò chuyện đóng vai trò mấu chốt trong hôn nhân, thì tình yêu thương và lòng tôn trọng cũng không kém phần quan trọng”. Hmm, tôi thích cách lý luận này.
Bình: Cảm ơn anh. Có một câu Kinh Thánh được trích ở đây, anh có thể mở bằng cách nhấn vào.
Dũng: À, tôi thấy rồi. Câu Ê-phê-sô 5:33 nói: “Dù sao đi nữa, mỗi người hãy yêu vợ như yêu chính mình; còn vợ thì phải kính trọng chồng sâu xa”.
Bình: Anh có thấy câu này nhấn mạnh việc cho những điều mà người kia muốn nhận không?
Dũng: Tôi chưa hiểu ý anh.
Bình: Người đàn ông muốn được vợ mình tôn trọng. Và ngược lại, người vợ muốn biết chắc người chồng thật sự yêu thương mình.
Dũng: Đúng vậy, tôi đồng ý.
Bình: Nếu người chồng luôn chứng tỏ tình yêu đối với vợ, chẳng phải người vợ sẽ dễ tôn trọng chồng hơn sao?
Dũng: Nghe cũng đúng.
Bình: Anh thấy đó, câu Kinh Thánh này mặc dù được viết cách đây khoảng 2.000 năm, nhưng đã nêu lên nhu cầu của cả hai người trong hôn nhân và cung cấp những lời khuyên hữu ích, nếu áp dụng sẽ thấy được kết quả. Giống như đoạn mà chúng ta đã đọc, “tình yêu thương và lòng tôn trọng” giúp hôn nhân được bền vững.
Dũng: Phải công nhận là Kinh Thánh hữu ích hơn tôi tưởng.
Bình: Tôi rất vui khi nghe anh Dũng nói thế. Tôi muốn gặp lại anh để biết quan điểm của anh về tiểu đề “Bốn bước dàn xếp mối bất đồng” trong bài này trên trang web *.
Dũng: Chắc chắn rồi. Vợ chồng tôi sẽ đọc chung.
Bạn có đang thắc mắc về một đề tài nào đó trong Kinh Thánh không? Bạn có tò mò muốn biết về niềm tin hoặc thực hành nào của Nhân Chứng Giê-hô-va không? Nếu có, bạn đừng ngại nêu ra điều đó khi gặp Nhân Chứng vào lần tới. Họ sẽ vui lòng thảo luận với bạn.
^ đ. 43 Xem Ê-phê-sô 5:17.
^ đ. 63 Để biết thêm thông tin, xem chương 14 của sách Kinh Thánh thật sự dạy gì?, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.