Đi đến nội dung

Các anh đại diện từ trái qua phải: Alberto Rovira (Tây Ban Nha), Peter Hamadej (Slovakia), Andrejs Gevla (Latvia), Chong Ho (Hàn Quốc), Yaroslav Sivulskiy (Nga), Johann Zimmermann (Áo), Stefan Steiner (Thụy Sĩ), Vasiliy Kalin (Nga), Tommi Kauko (Phần Lan), Mark Sanderson (Hoa Kỳ), Robert Delahaije (Hà Lan), Marc Hansen (Bỉ), Paul Gillies (Vương quốc Anh), Lars-Erik Eriksson (Thụy Điển), Tommy Jensen (Đan Mạch), Jørgen Pedersen (Na Uy), Manfred Steffensdorfer (Đức), Teemu Konsti (Lithuania), Babis Andreopoulos (Hy Lạp), Tambet Ernits (Estonia), Jean-Claude Pons (Pháp)

NGÀY 21-7-2017
NGA

Các anh đại diện từ khắp nơi đến ủng hộ anh em đồng đạo ở Nga tại phiên phúc thẩm của Tòa Tối Cao

Các anh đại diện từ khắp nơi đến ủng hộ anh em đồng đạo ở Nga tại phiên phúc thẩm của Tòa Tối Cao

New York—Hội đồng Lãnh đạo của Nhân Chứng Giê-hô-va sắp đặt cho các anh đại diện từ ba châu lục đến Mát-xcơ-va để cho thấy anh em toàn cầu ủng hộ các anh chị ở Nga.

Khi đến nơi, họ được các anh em ở Nga vui vẻ chào đón, một số anh em đã đến Mát-xcơ-va từ tận Siberia. Các anh khẳng định với các anh chị ở Nga rằng họ rất quan tâm đến các anh chị ấy và anh em trên khắp thế giới đang chân thành cầu nguyện cho các anh chị ấy. Một thành viên trong đoàn đại diện nói: “Tôi thật sự được khích lệ bởi sự can đảm của anh em ở Nga, đặc biệt khi việc đảo ngược phán quyết bất công cấm đoán hoạt động của họ là rất mong manh”.

Bất kể phán quyết bất lợi mà bồi thẩm đoàn gồm ba thẩm phán đưa ra, bầu không khí yêu thương và hợp nhất tràn ngập trong phòng xét xử. Anh em tham dự phiên phúc thẩm rất buồn vì danh Đức Giê-hô-va bị xúc phạm trước công chúng và họ nhận ra rằng các Nhân Chứng ở Nga sắp đối mặt với một thời kỳ đầy thử thách. Dù vậy, phẩm cách và tình cảm mà các anh chị thể hiện trong phòng xét xử cũng đủ để bác bỏ lời cáo buộc của các thẩm phán cho rằng các Nhân Chứng ở Nga là “cực đoan”.

Anh Mark Sanderson, thành viên thuộc Hội đồng Lãnh đạo, dẫn đầu đoàn đại diện. Anh nồng ấm khuyến khích các anh em “hãy mạnh mẽ và can đảm” trong những ngày sắp tới. Khi các anh rời phòng xét xử, anh em Nhân Chứng địa phương ôm họ và bày tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ của họ vào thời khắc quan trọng này.

Đoàn đại diện cũng thăm 21 đại sứ quán ở Mát-xcơ-va để cung cấp thông tin chính xác về ảnh hưởng tiêu cực mà phán quyết của Nga gây ra cho Nhân Chứng Giê-hô-va. Trong đó có việc đốt phá nhà của các Nhân Chứng, mất việc làm, ngược đãi con em họ tại trường, kết án một số trưởng lão về việc tổ chức nhóm họp, kể cả anh Dennis Christensen, người vẫn bị ngồi tù dù chưa xét xử. Một số đại sứ rất buồn khi xem video dài hai phút tóm lược những sự kiện ấy. Câu hỏi thường được các viên chức nêu lên: “Tại sao là Nhân Chứng Giê-hô-va?”. Khi trả lời, các anh đã có dịp làm chứng tốt bằng cách giải thích rằng các thành viên của tổ chức chúng ta giữ trung lập về chính trị và việc rao giảng của họ giúp đời sống của nhiều người Nga thay đổi tích cực. Một đại sứ nói: “Chính Thống giáo không thích việc quý vị đánh cá trên biển của họ”. Hơn mười đại sứ quán đã phái người đại diện đến tham dự phiên phúc thẩm kéo dài tám tiếng.

Khi rời nước Nga, đức tin của các anh đại diện được củng cố, họ được khích lệ bởi lòng quyết tâm giữ trung thành của anh em ở Nga và cơ hội làm chứng tốt cho các viên chức.

Thông tin liên lạc dành cho báo chí:

David A. Semonian, Phòng Thông tin. Điện thoại: +1-845-524-3000